Báo Đức: Châu Âu nên 'học tập' Italy cảm ơn Nga hỗ trợ chống lại Covid-19
Đoàn xe quân sự Nga trên đường sang hỗ trợ Italy chống dịch. Ảnh: RIA. |
Được biết, hôm 25/3, chuyến bay bằng vận tải cơ hạng nặng Il-76 thứ 15 của lực lượng không quân Nga, đã cất cánh từ sân bay Chkalovsky gần Moscow tới Italy, chở theo các nhân viên quân sự và thiết bị y tế.
Theo quân đội Nga, các công tác chuẩn bị vẫn đang tiếp tục được tiến hành để chuyển thiết bị quân sự đến thành phố phía bắc Bergamo (vùng Bologna) Italy, nơi các nhà virus học và dịch tễ học quân sự Nga sẽ bắt đầu nhiệm vụ ở quốc gia này.
Theo đó, tạp chí lưu ý rằng, cả Nga, Trung Quốc và Cuba có thể cung cấp sự hỗ trợ cho Italy với hy vọng đạt được mục tiêu nhất định nào đó.
Trong khi đó, với Nga đây được xem là hy vọng dỡ bỏ các lệnh trừng phạt của phương Tây và với Cuba đơn giản đó là tìm kiếm sự đoàn kết của cộng đồng quốc tế.
Tác giả bài viết nhận định: “Hay cho tất cả là như vậy, nhưng họ đang hỗ trợ chống lại đại dịch này. Cụm từ đơn giản này phủ nhận cơn giận dữ của những người hoài nghi tìm cách làm lu mờ các khía cạnh tích cực và vì lý do nó nhắc nhở họ về sự thụ động của chính họ”.
“Người ta (châu Âu) đã im lặng và sao nhãng, bất cẩn khi phòng dịch. Đồng thời, mọi người đều hiểu rõ: ngay cả khi ai đó cứu một người bị đuối nước với hy vọng có được huy chương, thì kết quả anh ta vẫn cứu được sống mạng con người. Điều đó là quan trọng”, tác giả nhấn mạnh.
Ngoài ra, theo tạp chí của Đức, hành động của ba quốc gia này tương phản mạnh mẽ với chính sách của các nhà lãnh đạo châu Âu.
“Thật hiếm khi cụm từ “châu Âu đoàn kết” lại mang dư vị cay đắng như ngày nay, trong thời đại dịch Covid-19”, tác giả viết.
Còn tờ Agoravox của Pháp đã gọi các bài báo chỉ trích Nga vì sự hỗ trợ Italy là “cuộc tấn công thông tin”. “Pháp đang phải oằn mình “chống đỡ” dịch Covid-19, nhưng các phương tiện truyền thông do nhà nước tài trợ lại tiếp tục tiến hành “cuộc chiến thông tin” chống lại Nga, quốc gia bất chấp lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), vẫn tiếp tục những nỗ lực nhằm “dập tắt đám cháy toàn cầu” để bảo vệ thế giới vượt qua đại dịch”, ấn phẩm viết.
Đồng thời, ấn phẩm giải thích rằng, sự phô trương hỗ trợ của Nga, mà các phương tiện truyền thông bình luận là do sự sai lầm của EU khi đối mặt với mối đe dọa của đại dịch.
Hôm nay (28/3), các phương tiện truyền thông đưa tin, số ca tử vong của Italy vì dịch Covid-19 trong 24 giờ qua là 919, mức kỷ lục từ đầu dịch. Tổng số ca tử vong vì nhiễm virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm đường hô hấp cấp tại Italy là 9.134. Con số này cao hơn nhiều so với số ca tử vong tại Trung Quốc, nơi những trường hợp mắc Covid-19 đầu tiên được phát hiện vào cuối năm 2019. Tính tới ngày 27/3, Italy xác nhận nước này có 86.498 ca mắc Covid-19.
Trước đó, hôm 27/3, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus thông báo, đã có hơn 500.000 người trên toàn thế giới nhiễm virus SARS CoV-2 và hơn 20.000 người đã tử vong, hơn 100.000 người đã bình phục.
Ông cho rằng đây là một con số đáng báo động, nhưng cũng có một điểm sáng là trên toàn thế giới đã có hơn 100.000 người bình phục. Phát biểu tại buổi họp báo, Tổng giám đốc WHO một lần nữa kêu gọi bổ sung các trang thiết bị bảo hộ đầy đủ cho đội ngũ nhân viên y tế đang trên tuyến đầu chống dịch.