Bạn nên tiết kiệm bao nhiêu tiền mỗi tháng là đủ?

Bạn nên tiết kiệm bao nhiêu tiền, tính theo phần trăm thu nhập mỗi tháng? Quy tắc 50/30/20 nói rằng hãy tiết kiệm 20% thu nhập của bạn. Nhưng không phải lúc nào điều này cũng đúng và đơn giản như vậy.

Hơn cả thu nhập hoặc lợi nhuận đầu tư, tỷ lệ tiết kiệm của bạn là yếu tố lớn nhất trong việc xây dựng sự an toàn về tài chính. Nhưng bạn nên tiết kiệm bao nhiêu mỗi tháng? 50% tiền lương hay nhiều hơn nữa?

Bạn nên tiết kiệm bao nhiêu mỗi tháng?

Nhiều nguồn thông tin từ các chuyên gia tài chính khuyên bạn nên tiết kiệm 20% thu nhập mỗi tháng.

Theo quy tắc 50/30/20, bạn nên dành 50% ngân sách của mình cho các khoản cần thiết như tiền thuê nhà và thực phẩm, 30% cho chi tiêu tùy ý và ít nhất 20% để tiết kiệm.

Chúng tôi thường đồng ý với khuyến nghị tiết kiệm ít nhất 20% thu nhập hàng tháng của bạn. Nhưng không phải lúc nào cũng đơn giản để đề xuất tỷ lệ thu nhập phù hợp để bạn tiết kiệm.

Ví dụ, nếu là người có thu nhập cao, bạn sẽ khôn ngoan để giữ cho chi phí của mình ở mức thấp và tiết kiệm phần trăm thu nhập lớn hơn nhiều.

Mặt khác, nếu việc tiết kiệm 20% thu nhập dường như là không tưởng hoặc thậm chí là không thể vào lúc này thì chúng tôi không muốn bạn thất vọng. Tiết kiệm được dù ít ỏi cũng tốt hơn là không có gì.

Nhưng nếu bạn muốn an toàn tài chính cho đến già thì những con số cho thấy rằng 20% là mục tiêu bạn muốn đạt được hoặc phải nhiều hơn.

Bạn nên tiết kiệm bao nhiêu tiền mỗi tháng? - Ảnh 2.

Tại sao lại là 20%?

Theo phân tích của chúng tôi, giả sử bạn đang ở độ tuổi 20 hoặc 30 và có thể kiếm được lợi tức đầu tư trung bình là 5% một năm bạn sẽ cần tiết kiệm khoảng 20% thu nhập của mình để đạt được sự độc lập về tài chính trước khi quá già để tận hưởng nó.

Đây là vấn đề: Nếu bạn muốn làm việc liên tục cho tới khi kiệt sức thì không cần phải tiết kiệm nhiều như vậy. Chắc chắn, bạn vẫn muốn có một kỳ nghỉ và một khoản tiền gì đó trong trường hợp khẩn cấp.

Tuy nhiên, chúng ta đang tiết kiệm để một ngày nào đó không còn phải làm việc vì tiền. Đối với hầu hết mọi người, họ thường làm việc đến độ tuổi 40 hoặc thậm chí sớm hơn là 35 tuổi.

Bạn đang tiết kiệm để làm gì?

Độc lập tài chính thực sự có nghĩa là bạn duy trì lối sống đã chọn hoàn toàn từ tiền lãi và cổ tức của các khoản đầu tư. Bạn cần tiết kiệm bao nhiêu tiền để làm được điều đó?

Câu trả lời đơn giản: Nó phụ thuộc vào việc bạn sẵn sàng sống ở mức tiết kiệm nào. Nó cũng phụ thuộc vào việc các khoản đầu tư của bạn hoạt động tốt như thế nào. Nếu bạn có thể kiếm được lợi nhuận trung bình hàng năm là 7% trên số tiền của mình, bạn có thể ngừng làm việc với số tiền ít hơn nhiều so với khi bạn chỉ kiếm được 3%.

Để đơn giản hơn, chúng tôi sẽ sử dụng "quy tắc 4%" nói rằng: Về mặt lý thuyết, bạn có thể rút 4% số dư gốc của mình mỗi năm sau khi nghỉ hưu. Điều đó có nghĩa là bạn sẽ cần tiết kiệm 25 lần chi phí chi tiêu hàng năm để độc lập về tài chính.

Bạn nên tiết kiệm bao nhiêu tiền mỗi tháng? - Ảnh 3.

Tất nhiên, có vấn đề với quy tắc 4%. Đầu tiên, không có khoản đầu tư nào mang lại lợi nhuận gần 4% như hiện nay. Lạm phát đột ngột cũng có thể trở thành một vấn đề. Để giải thích điều này thì lý do đơn giản, chúng tôi sẽ căn cứ vào số tiền cần để tiết kiệm trên tổng thu nhập (trước thuế), chứ không phải chi phí của bạn.

Trong ví dụ chúng tôi giả định rằng bạn muốn tiết kiệm gấp 25 lần thu nhập hàng năm của mình, thay vì chi phí hàng năm. Bạn sẽ tiết kiệm nhiều hơn mức bạn cần (vì một khi bạn đã độc lập về tài chính, bạn có thể ngừng tiết kiệm). Nhưng khi thảo luận về nguồn thu nhập trong phần đời còn lại, tốt nhất bạn nên tiết chế khoản chi tiêu lại.

Tiết kiệm như vậy sẽ hết bao lâu?

Chúng tôi giả định lợi tức trung bình hàng năm từ đầu tư của bạn là 5%. Thì bằng cách tiết kiệm 20% thu nhập, bạn sẽ đạt 25 lần thu nhập hàng năm của mình chỉ trong hơn 40 năm. Điều đó có nghĩa là một người 30 tuổi bắt đầu tiết kiệm ngay hôm nay (giả sử không tiết kiệm trước đó) sẽ đạt mục tiêu này vào năm 71 tuổi. Nếu bạn tiết kiệm dưới 20%, đơn giản là sẽ mất nhiều thời gian hơn để tiền của bạn tăng đến mức cho phép sống chỉ nhờ lãi suất.

Hãy nhớ rằng bạn chỉ cần gấp 25 lần chi phí chi tiêu hàng năm, không phải thu nhập, để trở nên độc lập về tài chính. Bạn càng tiết kiệm chi tiêu, bạn càng sớm đạt được mục tiêu đó.

Bạn nên tiết kiệm bao nhiêu tiền mỗi tháng? - Ảnh 4.

Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi không thể tiết kiệm được nhiều như vậy?

Đừng căng thẳng. Tiết kiệm ít còn hơn là không có gì.

Nếu kịch bản tiết kiệm 20% vừa phác thảo không phù hợp với hoàn cảnh của bạn thì cũng đừng vội buồn. Bởi việc đặt mục tiêu 20% không phải ai cũng đạt được.

Khởi đầu nhỏ. Bắt đầu với 1%. Khi điều đó không quá tệ, hãy tăng lên 2% hoặc thậm chí 3%. Có thể bạn đạt 5% và dần cảm thấy điều đó khá tốt. Nếu thực hiện một bước nhảy vọt với 10% và cảm thấy căng thẳng hay bị bó buộc, thì lại thu hẹp quy mô. Đó là một quá trình, một sự cho và nhận theo nghĩa đen.

Thông qua tất cả, hãy ghi nhớ mục tiêu 20% vẫn ở đó. Bất cứ khi nào được tăng lương, hãy tăng tỷ lệ tiết kiệm lên. Bạn đã làm rất tốt khi không có số tiền đó trước đây và nên tiếp tục như thế.

Cuối cùng, nếu bạn đang mắc nợ, bạn có thể đã tiết kiệm được nhiều hơn bạn nghĩ. Đó là bởi vì trả bớt nợ về cơ bản là tiết kiệm ngược lại.

Hãy nghĩ về nó theo cách này: Một ngày nào đó, bạn không còn nợ. Nhưng bạn đã phải trả các khoản nợ hàng tháng. Nếu bạn hết nợ và bắt đầu tiết kiệm số tiền đó, tỷ lệ sẽ là bao nhiêu?

Bạn nên tiết kiệm bao nhiêu tiền mỗi tháng? - Ảnh 5.

Tôi đã đạt con số 20%. Mục tiêu tiếp theo là gì?

Tiếp tục đi! Miễn là bạn vẫn cảm thấy chịu đựng được. Cố gắng tiết kiệm nhiều hơn chắc chắn là một ý kiến hay. Nhiều chuyên gia tài chính nói rằng tiết kiệm 15% thu nhập thực sự là quá thấp để đảm bảo một kỳ nghỉ hưu thoải mái và 25% hoặc 30% mới là mức an toàn hơn.

Ngoài ra, hãy nhớ rằng nếu mục tiêu của bạn là nghỉ hưu sớm hoặc một ngày nào đó rời khỏi công việc được trả lương cao nhưng áp lực, tỷ lệ tiết kiệm của bạn có thể sẽ phải từ 50% trở lên. Điều này có vẻ không khả thi, nhưng nó khiến bạn phải suy nghĩ kỹ hơn khi đưa ra các quyết định tài chính lớn.

Điều quan trọng nhất là bắt đầu tiết kiệm. Mức độ sẽ khác nhau ở mỗi người, cũng như từ năm này sang năm khác.

Cô gái 'tay ngang' tiết lộ bí kíp đầu tư đất ven biển người mới đầu tư không thể bỏ qua

Cô gái 'tay ngang' tiết lộ bí kíp đầu tư đất ven biển người mới đầu tư không thể bỏ qua

Đầu tư đất ven biển cần biết có khu vực resort bị xâm thực thậm chí có người mua đất biển vài năm sau quay lại chỉ còn mấy gốc dừa... Làng chài nào đông dân ở, tồn tại lâu năm, tránh được gió bão khắc nghiệt có thể chọn mua

Theo moneyunder30/Afamily

Gửi tiền tiết kiệm ngân hàng thế nào để có lợi nhất?

Với người gửi tiền tiết kiệm, một số tiêu chí thường được lựa chọn hàng đầu là ngân hàng uy tín, có lãi suất cao,…

Lãi suất ngân hàng hôm nay 21/7: Nhóm Big4 giảm mạnh, gửi tiền ở đâu lãi cao?

Lãi suất ngân hàng hôm nay 21/7, nhóm 4 ngân hàng thương mại Nhà nước (Big4) đồng loạt giảm mạnh lãi suất. Thị trường vẫn còn một số ngân hàng thương mại có mức lãi suất cao ở một số kỳ hạn.

Lãi suất ngân hàng hôm nay 20/7: 22 ngân hàng đã giảm, gửi tiền ở đâu lời nhất?

Lãi suất ngân hàng hôm nay 20/7, thị trường ghi nhận 22 nhà băng giảm lãi suất huy động từ đầu tháng 7. Gửi tiền ở ngân hàng nào lãi tốt nhất?

Ngân hàng đã tích cực giảm lãi, sao lãi suất vẫn chưa về kỳ vọng 8%?

Nhiều ngân hàng khẳng định đã giảm lợi nhuận hàng nghìn tỷ để đưa lãi suất xuống thấp hơn, song doanh nghiệp vẫn phản ánh lãi suất cho vay cao, thực tế có giảm nhưng mức giảm nhỏ giọt, chưa như kỳ vọng.

Lãi suất ngân hàng hôm nay 19/7: Lãi suất cao nhất 11% ai mới được hưởng?

Lãi suất ngân hàng hôm nay 19/7, một nhà băng đưa ra lãi suất lên đến 11%/năm đối với tiền gửi kỳ hạn 12 và 13 tháng, áp dụng cho tiền gửi mở mới đạt tối thiểu 2.000 tỷ đồng.

Dòng tiền quá khỏe, chứng khoán một tuần bùng nổ

Thị trường chứng khoán có một tuần khởi sắc trong bối cảnh giới đầu tư đón nhận thông tin tích cực từ quốc tế, trong khi dòng tiền trong nước quá khỏe và các chính sách kích thích kinh tế đang được đẩy mạnh.

Phó Thống đốc: Lãi suất sẽ còn giảm tiếp

Theo Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú, với tác động của độ trễ chính sách, dự kiến mặt bằng lãi suất cho vay đối với nền kinh tế sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới.

Hơn 50% vốn sang tay chỉ một phiên và cú 'đổi chủ tỷ đô' đình đám

Chỉ trong một phiên, nửa số cổ phần của ngân hàng/doanh nghiệp được chuyển nhượng. Giao dịch lớn thường đi kèm với biến động cổ đông và ban lãnh đạo cấp cao.

Lãi suất ngân hàng hôm nay 14/7: Gửi tiền ngân hàng nào lãi trên 8%?

Lãi suất ngân hàng hôm nay 14/7, thị trường ghi nhận vẫn còn một ngân hàng có mức lãi suất tiền gửi trên 8%/năm.

FPT của Chủ tịch Trương Gia Bình báo lãi lớn

Trong quý II, doanh thu Công ty FPT của Chủ tịch Trương Gia Bình tăng trưởng 21,9%. Doanh thu chuyển đổi số tăng trưởng 40% so với cùng kỳ.