Bài toán lớp 1 yêu cầu một đằng, minh họa một nẻo khiến học sinh bị gạch sai còn phụ huynh tranh cãi ỏm tỏi

Dù chỉ là một phép tính đơn giản nhưng bài toán lớp 1 này đang nhận về nhiều tranh cãi từ các bậc phụ huynh.

Mới đây, trong một nhóm mạng xã hội, một phụ huynh đã đăng tải bài toán của con học lớp 1 để nhờ mọi người tìm lời giải đáp. Vị phụ huynh còn thắc mắc: “Con đúng hay cô giáo làm đúng?”. 

Cụ thể, đề bài toán yêu cầu: “Quan sát tranh viết phép cộng vào ô trống”. Bài toán được minh họa bởi các hình con thỏ, trong đó có 5 con được đặt trong một hình tròn và 2 con thỏ còn lại được đặt trong khối hình mũi tên chỉ hướng đi ra ngoài.

Vì đề bài yêu cầu làm phép tính cộng nên em học sinh nọ đã thực hiện phép tính 5+2 =7. Thế nhưng, kết quả của cô giáo lại là 7-2=5.

{keywords}
Bài toán lớp 1 nhận về nhiều tranh cãi

Ngay khi bài toán này được đăng tải trên mạng xã hội đã nhận về nhiều ý kiến trái chiều từ cộng đồng mạng. Dù chỉ là một bài toán lớp 1 nhưng cũng khiến nhiều bậc phụ huynh phải nảy sinh tranh cãi. 

Có ý kiến cho rằng, đề bài yêu cầu làm phép cộng nên học sinh làm phép tính như thế là hoàn toàn chính xác. “Đề thế nào thì học sinh làm theo yêu cầu thế thôi chứ”, một phụ huynh bình luận.

Trái với quan điểm trên, một số khác lại khẳng định, vì hình vẽ minh họa chỉ mũi tên đi ra nên tượng trưng cho phép trừ. Điều đó có nghĩa, trong bài toán này, học sinh phải đếm tổng số lượng con thỏ và trừ đi số lượng trong mũi tên chỉ đi ra ngoài. 

Trước ý kiến trái chiều đến từ cộng đồng mạng, nhiều phụ huynh khẳng định bố mẹ nên trao đổi với giáo viên để có lời giải đáp cho thắc mắc trên và có thêm kiến thức để đồng hành cùng con tốt hơn. 

Một số ý kiến từ cộng đồng mạng:

- Làm phép trừ vì thỏ ra ngoài bớt mà! 

- Yêu cầu một kiểu, hình vẽ một kiểu nên không biết ai đúng, ai sai nữa!

- Đề ghi phép cộng, mũi tên lại hướng theo phép tính trừ.

- Đề bài nói tính cộng thì học sinh làm phép tính cộng thôi!

Hiện, bài toán trên vẫn đang nhận được sự quan tâm của cộng đồng mạng. 

Bạch Dương

Điểm chuẩn đại học các ngành khối D năm 2023 dự kiến ra sao?

Nhiều chuyên gia nhận định điểm chuẩn các ngành khối D năm 2023 tương tự năm ngoái, nếu tăng hoặc giảm cũng không quá nhiều.

72.000 thí sinh chỉ đăng ký 1 nguyện vọng tuyển sinh ĐH duy nhất

Thông tin được đại diện Bộ GD-ĐT đưa ra tại Ngày hội “Lựa chọn nguyện vọng” giải đáp thắc mắc về xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2023 sáng nay, 22/7.

Học phí loạt trường đào tạo Kinh tế có tiếng ở phía Bắc

Các trường Kinh tế phía Bắc có mức học phí đa dạng, từ hơn 10 triệu đồng cho tới hàng trăm triệu đồng mỗi năm tùy theo các chương trình đào tạo như đại trà, chất lượng cao hay liên kết quốc tế.

Trường ĐH Kinh tế Quốc dân công bố điểm chuẩn

Tối 21/7, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân công bố điểm sàn theo phương thức xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT và điểm chuẩn theo phương thức xét tuyển kết hợp.

Đạt 25 điểm khối A nên chọn ngành gì?

Đạt 25 điểm khối A00 thi tốt nghiệp THPT nên chọn ngành gì là câu hỏi được nhiều thí sinh quan tâm. VietNamNet đưa ra một số gợi ý để thí sinh, phụ huynh có thể tham khảo khi đăng ký xét tuyển đại học.

Điểm chuẩn khối Khoa học tự nhiên năm 2023 dự kiến ra sao?

Trao đổi với VietNamNet, GS Lê Thanh Sơn, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia Hà Nội, đã đưa ra những dự kiến về điểm chuẩn xét tuyển đại học năm 2023 căn cứ vào phổ điểm Bộ GD-ĐT công bố.

Top 10 trường có điểm chuẩn ngành Truyền thông đa phương tiện cao nhất

Điểm chuẩn ngành Truyền thông đa phương tiện năm 2022 cao nhất lên tới 29,25 ở HV Báo chí và Tuyên truyền hay 27,55 ở Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia TP.HCM.

Đà Nẵng chi hơn 400 tỷ đồng miễn 100% học phí cho học sinh

Năm học 2023- 2024, Đà Nẵng chi hơn 400 tỷ đồng hỗ trợ 100% học phí cho trẻ mầm non, học sinh phổ thông công lập và ngoài công lập.

Trường ĐH Ngoại thương lấy điểm sàn 23,5

Trường ĐH Ngoại thương công bố điểm sàn xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT từ 23,5 điểm.

Thủ khoa khối A toàn quốc từng ‘tụt dốc’ xuống top cuối lớp

Trở thành thủ khoa khối A00 toàn quốc nhưng có giai đoạn Mạnh Thắng từng bỏ bê việc học, thậm chí “tụt dốc” xuống gần cuối lớp.

Đang cập nhật dữ liệu !