Bài toán '100: 10= 10' của con bị trừ điểm, mẹ chê cô giáo chuyên môn kém nhưng nghe giải thích thì xấu hổ đỏ mặt
Cả phụ huynh và học sinh đều nhầm lẫn khi đọc đề bài.
Chị Lý ở Trung Quốc rất quan tâm đến thành tích học tập của con. Mỗi khi con trai có bài kiểm tra trên lớp, chị đều hỏi con làm bài có tốt không và kiểm tra điểm số. Bình thường con trai chị có năng lực học rất tốt nên điểm thường được 90, 100 điểm. Điều này khiến chị rất hài lòng.
Tuy nhiên hôm vừa rồi, con trai chị về nhà với vẻ mặt tiu hỉu, buồn bã thấy rõ. Chị Lý vội hỏi con có chuyện gì thì biết được, bài kiểm tra Toán lần này của con không tốt như mọi khi, chỉ được 80 điểm mà thôi. Sau khi động viên con không sao, lần sau cố gắng làm bài tốt hơn là được, chị Lý mới lấy bài ra xem con sai những câu nào.
Xem xét một lượt, chị Lý thấy có 1 câu hỏi, con trai chị ghi 100 : 10 = 10 thì bị cô giáo gạch sai, trừ mất 10 điểm. Chị Lý không hiểu con trai sai ở đâu, vì rõ ràng 100 : 10 phải bằng 10. Nếu như câu này không bị trừ điểm, thì tổng điểm của con trai chị phải là 90.
Ngay sau đó, chị Lý đã nhắn tin Wechat cho cô giáo của con với hàm ý trách móc, cho rằng cô giáo chấm bài sai, chuyên môn không vững. Tuy nhiên, cô giáo đã nhẹ nhàng giải thích cho c biết, đúng là "100 : 10 = 10" không sai nhưng con trai chị đã hiểu nhầm ý câu hỏi.
Theo đó, câu hỏi đề bài đưa ra là "Đoạn đường sắt dài 100m được nối bằng những thanh ray dài 10m, hỏi cần tất cả bao nhiêu thanh ray?". Em học sinh chỉ tính đơn giản là 100 : 10 = 10, mà quên rằng, đường sắt được gộp lại từ hai thành ray song song, như vậy thì phải cần tổng cộng 20 thanh ray!
Sau khi nghe cô giáo giải thích, chị Lý xấu hổ đỏ bừng mặt bởi chính chị cũng không nhận ra điều này. Có vẻ như giống như con trai mình, chị bị cuốn vào một tư duy cố định và không hiểu ý nghĩa của câu hỏi.
Thực tế, Toán học là một môn học khắt khe và tỉ mỉ. Giai đoạn tiểu học là giai đoạn trẻ chuyển từ tư duy cụ thể sang tư duy trừu tượng, không thể tránh khỏi những sai lầm khác nhau.
Vì vậy, để con học Toán tốt hơn, cha mẹ cần giúp con phá vỡ tư duy cố định, đọc hiểu thajaty kỹ và chú ý đến các chi tiết được đề bài đưa ra,...
Bài toán '10- 3- 2= 5' bị cô giáo gạch sai đỏ chót, phụ huynh nghe cô giải thích xong liền lên mạng 'bóc phốt'
Bạn có đoán được lý do bài toán bị chấm sai không?
Theo phapluat.suckhoedoisong.vn