Bài toán '10- 3- 2= 5' bị cô giáo gạch sai đỏ chót, phụ huynh nghe cô giải thích xong liền lên mạng 'bóc phốt'

Bạn có đoán được lý do bài toán bị chấm sai không?

Toán chưa bao giờ là môn học đơn giản. Muốn đạt được điểm cao, trước hết học sinh phải nắm vững kiến thức, sau đó giải bài tập một cách chặt chẽ theo phương pháp được giáo viên hướng dẫn. Nếu đưa ra kết quả đúng nhưng sai các bước thì cũng không được điểm. 

Mới đây, một bài toán tiểu học của học sinh Trung Quốc tên Hiểu Hiểu đã gây xôn xao cộng đồng mạng nước này. Cụ thể, bài toán của em có đề bài như sau: Có 10kg muối, ăn hết 3 kg, rồi ăn thêm 2 kg nữa, tổng cộng ăn hết bao nhiêu kg?

Với bài tập này, Hiểu Hiểu đưa ra đáp án: 10 - 3 - 2 = 5. Tuy nhiên giáo viên Toán lại gạch đi và phê "Làm sai". Điều này khiến mẹ của Hiểu Hiểu vô cùng bức xúc, cho rằng cô giáo đã chấm sai cho con mình. Chị cho rằng bản thân đã tốt nghiệp đại học nên không thể nào không biết cách làm bài toán tiểu học đơn giản này được. 

Bài toán 10 - 3 - 2 = 5 bị cô giáo gạch đỏ chót kèm lời phê

Ảnh minh họa.

Tuy nhiên khi mẹ Hiểu Hiểu đến gặp cô giáo của con thì được giải thích: Nếu câu hỏi này là điền từ vào chỗ trống thì Hiểu Hiểu sẽ đúng, nhưng đây là câu hỏi ứng dụng thì không thể làm thế được.

Bước đúng phải là "3+2 = 5" trước. 10kg muối chỉ là mục đích đánh lạc hướng, nếu câu hỏi đưa ra là: Tổng cộng có 10kg muối, ăn 3kg trước, sau đó ăn thêm 2kg thì còn lại bao nhiêu kg muối thì 10 - 3 - 2 =5 mới là đúng.

Sau khi nghe cô giáo giải thích, mẹ của Hiểu Hiểu tỏ vẻ ngại ngùng, không nói nên lời. Tuy nhiên chị vẫn bức xúc cho rằng, việc gì phải chơi chữ, làm hại não học sinh tiểu học như vậy. Vì thế mẹ Hiểu Hiểu đã đăng bài toán lên mạng cho mọi người cùng bàn luận. 

Trước bài toán này, dân tình chia làm 2 phe tranh cãi. Có người cho rằng bài toán tiểu học thôi mà rối rắm hại não quá và để lại bình luận: "Sao phải làm tụi nhỏ thêm áp lực vậy? Mệt mỏi cả thể chất lẫn tinh thần",... 

Tuy nhiên, không ít người lại đồng tình, ủng hộ cách giải thích của cô giáo. Theo đó, Toán học không chỉ là bộ môn dạy cho học sinh cách tính toán, mà còn cả phương pháp tư duy logic, chặt chẽ, biết tìm hiểu, phân tích kỹ các dữ liệu đề bài đưa ra. Câu hỏi trên chưa đến mức độ đánh đố mà chỉ cần học sinh xem xét kỹ đề bài là có thể giải chính xác.

"Muốn tư duy logic tốt thì phải rèn luyện ngay từ nhỏ, cha mẹ không nên thắc mắc với giáo viên mà nên hướng dẫn chính xác cho học sinh, như vậy sẽ có lợi hơn cho việc học tập trong tương lai của các em", một cư dân mạng để lại bình luận. 

Nam sinh lên bảng giải bài Toán mãi không xong, cô giáo tới xem thì sốc suýt ngất

Nam sinh lên bảng giải bài Toán mãi không xong, cô giáo tới xem thì sốc suýt ngất

Đây là tiết Toán chứ có phải tiết Mỹ thuật đâu em!

Theo phapluat.suckhoedoisong.vn

Gói quà bọc giấy đỏ Tổng Bí thư tặng cậu học trò điểm cao

Đào Quang Duy vẫn nhớ như in khoảnh khắc khi anh là một trong ba cựu học sinh của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vinh dự được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tặng quà vì có kết quả cao trong kỳ thi đại học.

Vượt lên bệnh tật, nữ sinh đạt 29,5 điểm thi tốt nghiệp THPT

Bị liệt dây thần kinh cơ mặt, phải điều trị nhiều tháng liền ở bệnh viện nhưng em Nguyễn Thùy Dương đã vượt lên bệnh tật, nỗ lực học tập trở thành thủ khoa khối C toàn tỉnh Hà Tĩnh với 29,5 điểm.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Cựu sinh viên Trường Đại học FPT kể chuyện lập nghiệp ở Nhật Bản

Nguyễn Văn Quốc Bảo hiện là Quản lý Technical Consultant và một nhánh bộ phận phát triển công ty Hybrid Technologies. Thời gian vừa học vừa làm và phát triển ngoại ngữ tại Trường Đại học FPT giúp anh mở cánh cửa xuất ngoại ngay khi tốt nghiệp.

Nam sinh Hà Nội vượt 20km đến trường và hành trình giành Huy chương Vàng quốc tế

Quãng đường từ nhà đến trường của Tuấn Anh gần 20km. Bố mẹ không có điều kiện đưa đón nên nam sinh đi học bằng xe buýt. Hàng ngày, em rời nhà vào lúc 5h30...

Giảng viên bị xếp không hoàn thành nhiệm vụ vì chưa học tiến sĩ: Có phù hợp?

Một số người làm công tác giáo dục nhìn nhận chuyện xếp loại giảng viên không hoàn thành nhiệm vụ vì không đăng ký học tiến sĩ của Trường ĐH Hà Tĩnh xuất phát từ mong muốn phát triển chung, song cách làm không phù hợp.

Nữ sinh Hà Nội đỗ lớp 10 chuyên Toán của 4 trường chuyên

Ở mùa tuyển sinh lớp 10 năm nay, nữ sinh Đặng Diệp Chi (lớp 9A0 Trường THCS và THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội) gây ấn tượng khi thi đỗ vào khối chuyên Toán của cả 4 trường chuyên.

Nữ sinh từng trượt nguyện vọng đại học nay giành học bổng toàn phần tiến sĩ

Không có bộ hồ sơ mạnh nhưng Thảo cảm thấy may mắn khi gặp được người thầy truyền cảm hứng. Nhờ thế, Thảo như được tiếp thêm động lực và giành học bổng toàn phần tới Đại học North Carolina State (Mỹ) sau một năm “gap year”.

Không học tiến sĩ, nhiều giảng viên bị xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ

Không đăng ký học tiến sĩ, nhiều giảng viên ở Trường ĐH Hà Tĩnh bị xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ. Sự việc trên khiến nhiều giảng viên của trường bất bình.

Trường có 4 thủ khoa kỳ thi vào lớp 10 Hà Nội, hơn 190 lượt học sinh đỗ chuyên

Ở mùa thi lớp 10 năm 2024 tại Hà Nội, Trường THCS Ngoại ngữ (thuộc Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐHQGHN) có tới 192 lượt học sinh đỗ vào các trường THPT chuyên, đặc biệt, 4 em trở thành thủ khoa.

Đang cập nhật dữ liệu !