Bậc thầy sáng chế sợi Kevlar làm áo chống đạn qua đời
Theo BBC, bà Kwolek từng là nhà hóa học làm việc tại Công ty Hóa chất DuPont tại thành phố Wilmington, tiểu bang Delaware. Đây cũng chính là nơi bà đã cho ra đời phát minh vĩ đại về một loại sợi vải còn bền hơn cả thép mang tên Kevlar vào năm 1965. Ban đầu, sợi Kevlar được chế tạo với mục đích làm lốp ô tô.
Trong một tuyên bố, Giám đốc điều hành công ty DuPont, Ellen Kullman đã ca ngợi bà Kwolek là "một nhà hóa học tận tâm và sáng tạo và người phụ nữ tiên phong trong lĩnh vực khoa học".
Nhà khoa học nổi danh với phát minh sợi dệt làm áo chống đạnStephanie Kwolek. |
Thậm chí, bà Kwolek là nữ nhân viên duy nhất tại DuPont được nhận giải thưởng Lavoisier của công ty cho phát minh kỹ thuật nổi bật của mình. Bà Kwolek về nghỉ hưu vào năm 1986.
"Tôi biết rằng mình đã tạo ra một phát minh. Mặc dù, tôi không hét lên 'Eureka' nhưng tôi cảm thấy rất phấn khích. Cả phòng thí nghiệm phấn khởi và lãnh đạo cũng rất vui bởi chúng tôi kỳ vọng vào một phát minh mới mẻ và khác biệt và nó đã ra đời", bà Kwolek phát biểu trong một bài phỏng vấn cách đây 7 năm.
Kể từ khi sợi Kevlar ra đời và được dùng để chế tạo áo chống đạn, nó đã góp phần cứu sống hơn 3.000 nhân viên cảnh sát trên khắp nước Mỹ. Cho tới hiện nay, sợi Kevlar vẫn tiếp tục được nghiên cứu phát triển nhằm cải thiện độ bền và giảm trọng lượng so với nguyên mẫu ban đầu.
Ngoài sản xuất áo chống đạn và trang phục bảo hộ, sợi Kevlar còn được ứng dụng trong nhiều sản phẩm khác như máy bay, điện thoại di động và thuyền buồm.
Ngay cả chiến găng tay trong gia đình cũng được làm từ sợiKevlar. |
Nhà hóa học Stephanie Louise Kwolek sinh ngày 31/7/1923 tại thành phố New Kensington, Mỹ trong một gia đình gốc Ba Lan. Từ nhỏ, bà Kwolek luôn mơ ước trở thành bác sĩ song gia đình lại không có đủ tiền để giúp bà theo học trường y.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo hãng tin BBC của Anh. BBC được thành lập năm 1922. BBC có các chương trình thông tin trên TV, trên đài phát thanh và trên Internet.