Bác sỹ Vito Quatela: Hãy để những nụ cười ở lại

“Mỗi lần đến một vùng đất xa xôi nào đó, chúng tôi biết rằng cuộc sống của khoảng 50 đứa trẻ đã được thay đổi đáng kể bởi những nỗ lực của mình. Khuôn mặt của chúng đã được thay đổi, và cuộc sống của chúng sẽ không còn đầy những mặc cảm với mọi người xung quanh như trước nữa. Chúng tôi biết rằng, mỗi khi chúng tôi rời đi, đã có thêm nhiều những nụ cười được ở lại”, tiến sỹ Vito Quatela nói.
Bác sỹ Vito Quatela: Hãy để những nụ cười ở lại - ảnh 1
Tiến sỹ - giáo sư Vito Quatela đang khám kiểm tra lần cuối  cho các bệnh nhân trước khi rời Việt Nam.

Buổi sáng một ngày đầu đông Hà Nội, hội trường của Khoa phẫu thuật chỉnh hình, Bệnh viện Tai Mũi Họng TW đông nghịt. Những đứa trẻ khuôn mặt chưa hết cháy nắng, mái tóc bị cạo trắng một bên và kèm theo đó là những dấu vết của một ca phẫu thuật vành tai vẫn lồ lộ. Ở bên cạnh chúng, những vị bác sỹ người Mỹ với khuôn mặt niềm nở và nụ cười tươi rói, đang kiểm tra vết mổ. Họ liên tục gật đầu nói: “Good! Good!” nhưng thi thoảng lại quay sang trao đổi rất cặn kẽ với các bác sỹ Việt Nam và nhắc nhở những điều cần lưu ý với từng bệnh nhân.

Đó là những gì người ta thấy trong buổi khám bệnh và kiểm tra lần cuối trước khi kết thúc chuyến đi phẫu thuật từ thiện miễn phí cho các bệnh nhi bị dị tật vành tai của đoàn bác sỹ thuộc tổ chức HUGS (Help us give smiles Foundation). Suốt một tuần qua (từ ngày 10-16/11) toàn bộ 23 bác sỹ, y tá, điều dưỡng của nhóm đã làm việc liên tục và cật lực để tiến hành phẫu thuật cho 45 bệnh nhi Việt Nam của bệnh viện Tai Mũi Họng TW. Dẫn đầu đoàn công tác lần này chính là tiến sỹ Vito Quatela, đồng thời cũng là Chủ tịch, nhà sáng lập Quỹ HUGS và đi cùng ông là các thành viên đến từ California, Los Angles, Texas, New York, Florida, Michigan...

Trao đổi với Infonet, tiến sỹ Quatela cho biết: “Quỹ HUGS đã ra đời đến nay được 12 năm. Chúng tôi đã có những chuyến đi phẫu thuật từ thiện ở Ecuador, Guatemala. Từ 3 năm nay, chúng tôi đã đến Việt Nam và dự định năm tới HUGS sẽ đến với các trẻ em ở Peru. Ở Ecuador, chúng tôi đã phẫu thuật được cho 92 em, ở Việt Nam trong đợt này chúng tôi đã tiến hành khám và mổ cho khoảng từ 50-52 em. Hơi tiếc là ở đây chúng tôi chỉ có 3 phòng mổ và nếu có điều kiện hơn chúng tôi sẽ có thể mổ được cho nhiều bệnh nhân hơn. Toàn bộ nguồn kinh phí cho các chuyến đi đều được thông qua các hoạt động gây quỹ ở Mỹ. Mỗi chuyến đi như thế này, chúng tôi cần ít nhất từ 40.000 – 60.000 USD và với khoảng 30 thùng vật tư hỗ trợ”.

Bác sỹ Vito Quatela: Hãy để những nụ cười ở lại - ảnh 2
Đoàn bác sỹ của HUGS và những bệnh nhân của đợt công tác này.

Hiệp hội phẫu thuật thẩm mỹ và tạo hình Tai Mũi Họng Hoa Kỳ đã công nhận tiến sỹ - giáo sư Vito Quatela là chuyên gia hàng đầu nước Mỹ trong lĩnh vực này. Ông thường được các bệnh viện, trường đại học y khoa ở Australia, Argentina, Hawaii, Washington, Toronto, Palm Desert, Newport Beach, San Diego, San Antonio và New York mời đến thỉnh giảng hay nói chuyện về lĩnh vực phẫu thuật thẩm mỹ Tai Mũi Họng và mặt. Quỹ HUGS do ông sáng lập nhằm mục đích tiến hành các ca mổ phục hồi và tái tạo vành tai cho những trẻ em mắc căn bệnh “microtia” – hội chứng khiếm khuyết một hoặc cả hai bên tai.

“Mỗi lần đến một vùng đất xa xôi nào đó, chúng tôi biết rằng cuộc sống của khoảng 50 đứa trẻ đã được thay đổi đáng kể bởi những nỗ lực của mình. Khuôn mặt của chúng đã được thay đổi, và cuộc sống của chúng sẽ không còn đầy những mặc cảm với mọi người xung quanh như trước nữa. Chúng tôi biết rằng, mỗi khi chúng tôi rời đi, đã có thêm nhiều những nụ cười được ở lại”, tiến sỹ Vito Quatela nói.

Trò chuyện với Infonet, bác sỹ - tiến sỹ Phạm Tuấn Cảnh, Trưởng khoa phẫu thuật chỉnh hình, Bệnh viện Tai Mũi Họng TW cho biết: “Trong suốt một tuần làm việc cùng với khoa phẫu thuật chỉnh hình, nhóm của ông Quatela đã làm việc gần như không ngừng nghỉ. Họ thường không nghỉ ăn trưa hay ăn tối mà ăn tạm bánh mỳ ngay tại bệnh viện để tiết kiệm thời gian”. Nếu biết rằng, trung bình mỗi ca mổ kéo dài khoảng 5 tiếng đồng hồ, thậm chí những ca phức tạp có thể kéo đến 7 hay 9 tiếng và trong một tuần họ đã mổ thành công cho gần 50 bệnh nhân, chúng ta có thể hình dung khối lượng công việc mà nhóm của ông đã làm khổng lồ đến như thế nào.

Nhìn vào khuôn mặt rạng ngời của những đứa trẻ và cha mẹ chúng đang ở quanh đó, ai cũng hiểu những nỗ lực của Quatela cùng các đồng nghiệp trong suốt một tuần qua đã được đền đáp. Bằng vốn từ tiếng Anh vô cùng ít ỏi của mình, một cậu bé lắp bắp những câu: “Thank you, thank you very much!” sau khi được các bác sỹ Mỹ khám lần cuối. Cha của cậu, một người nông dân không biết tiếng Anh thì chỉ có thể gửi đến Quatela lời cảm ơn ngầm bằng khuôn mặt rạng rỡ và ánh mắt biết ơn.

Bác sỹ Vito Quatela: Hãy để những nụ cười ở lại - ảnh 3

“Chúng tôi có một kế hoạch lớn hơn. Ngoài việc mổ miễn phí, chúng tôi còn muốn truyền lại những kỹ thuật, kinh nghiệm trong lĩnh vực này cho các bác sỹ Việt Nam. Nhưng trong chuyến đi này, chúng tôi ưu tiên cho việc chữa trị và kết quả của các ca mổ nên việc đào tạo sẽ được chuyển sang một dịp khác. Điều chúng tôi mong muốn là mỗi năm được trở lại Việt Nam ít nhất một lần”, một bác sỹ trong đoàn nói.

Qua tìm hiểu, được biết ông Quatela hiện đang có một bệnh viện thẩm mỹ nhỏ ở New York. Với những ca phẫu thuật như thế này ở Mỹ, trung bình các bệnh nhân sẽ phải chi trả từ 45.000 – 50.000 USD. Khi được hỏi, liệu việc quản lý bệnh viện, đi thỉnh giảng ở các trường đại học y và thực hiện từ 3-4 chuyến đi mổ từ thiện thế này mỗi năm có chiếm hết quỹ thời gian của ông không, tiến sỹ Quatela cười: “Thực ra tôi muốn đi mổ nhiều hơn nữa cơ nhưng vợ tôi chỉ cho tôi đi 4 chuyến mỗi năm thôi”.

Phẫu thuật tái tạo vành tai là một trong những loại phẫu thuật thẩm mỹ khá phức tạp. Thông thường, mỗi bệnh nhân sẽ phải trải qua từ 2-3 ca mổ riêng biệt. Giai đoạn đầu, các bác sỹ sẽ mổ để lấy phần sụn ở xương sườn của bệnh nhân, nuôi cấy và sau đó ghép vào phần tai. Giai đoạn thứ 2 là mổ để nâng vành tai lên như tai lành lặn, lấy da ghép vào phần sau của tai và giai đoạn thứ 3 là chỉnh hình để bệnh nhân có được “một cái tai mới” đẹp nhất có thể. Quá trình này thường phải mất tới 4 năm nên mỗi năm nhóm của Quatela sẽ phải trở lại Việt Nam để tiếp tục công việc còn dang dở.

“Chúng tôi đặc biệt ấn tượng với khả năng và trình độ của các bác sỹ Việt Nam, đặc biệt là bác sỹ Cảnh, bác sỹ Minh... Dù đây là một loại phẫu thuật khó nhưng thời gian làm việc cùng với họ từ năm 2010 đến nay cho tôi thấy họ hoàn toàn có thể đảm đương được công việc của chúng tôi và sau một vài năm nữa, Việt Nam sẽ có một đội ngũ bác sỹ phẫu thuật tái tạo vành tai đủ để hoạt động độc lập”, ông Vito Quatela nói với phóng viên Infonet.

Bác sỹ Vito Quatela: Hãy để những nụ cười ở lại - ảnh 4
Bác sỹ - tiến sỹ Phạm Tuấn Cảnh, Trưởng khoa phẫu thuật chỉnh hình, Bệnh viện Tai Mũi Họng TW

“Tất cả các bác sỹ (Việt Nam) ở đây thật tuyệt. Họ tham gia cùng chúng tôi suốt một tuần và chúng tôi biết họ cũng rất mệt nhưng không ai phàn nàn mà thay vào đó là luôn sẵn lòng giúp đỡ chúng tôi hoàn thành công việc”, Joe – một trong những bác sỹ phẫu thuật chính của đoàn, cho biết.

Dù buổi khám kiểm tra cuối cùng của các bác sỹ Mỹ đã kết thúc với những kết quả rất tốt đẹp nhưng ánh mắt của bác sỹ trưởng khoa Phạm Tuấn Cảnh vẫn phảng phất một nỗi suy tư: “Họ từ bên kia đại dương bay sang tận đây, mang theo cả tấn trang thiết bị, dụng cụ, vật tư để mổ cho những trẻ em khuyết tật của Việt Nam mà không đòi hỏi bất cứ thứ gì. Tuy nhiên, các em được mổ lần này đều là con của các gia đình sống ở nông thôn, hoàn cảnh kinh tế khó khăn. Khoa đã đề xuất với bệnh viện và bệnh viện cũng đã làm việc với Bảo hiểm y tế để hỗ trợ cho các em. Thế nhưng, đến lúc này khi các bác sỹ Mỹ đã chuẩn bị về nước mà chúng tôi vẫn chưa nhận được câu trả lời của phía Bảo hiểm y tế Việt Nam”.

“Xin chào tạm biệt! Hẹn gặp lại tại Việt Nam vào tháng 11 năm tới”, tiến sỹ Vito Quatela vẫy tay chào trước khi chia tay chúng tôi và những bệnh nhân.

Một số hình ảnh của đoàn bác sỹ HUGS trong ngày làm việc cuối cùng ở Việt Nam.

Bác sỹ Vito Quatela: Hãy để những nụ cười ở lại - ảnh 5
Tiến sỹ Vito Quatela cùng với một bệnh nhi vừa được phẫu thuật trong đợt này.
Bác sỹ Vito Quatela: Hãy để những nụ cười ở lại - ảnh 6

Bác sỹ Vito Quatela: Hãy để những nụ cười ở lại - ảnh 7
Tiến sỹ Quatela cùng bác sỹ trưởng khoa Phạm Tuấn Cảnh đang thăm hỏi và trao đổi về phương hướng điều trị, chăm sóc cho bệnh nhân trong những ngày tiếp theo.
Bác sỹ Vito Quatela: Hãy để những nụ cười ở lại - ảnh 8
Luôn cẩn thận và kỹ càng.
Bác sỹ Vito Quatela: Hãy để những nụ cười ở lại - ảnh 9
Vito Quatela: "Chúng tôi biết rằng, khi chúng tôi rời đi, những nụ cười đã ở lại".
Bác sỹ Vito Quatela: Hãy để những nụ cười ở lại - ảnh 10
Bác sỹ Vito Quatela: Hãy để những nụ cười ở lại - ảnh 11
Bác sỹ Vito Quatela: Hãy để những nụ cười ở lại - ảnh 12

Lê Trí (Ảnh: Hồng Chuyên)

Cuộc điện thoại lúc nửa đêm giành giật sự giống cho người đàn ông trẻ

Người đàn ông 34 tuổi vào viện lúc nửa đêm trong tình trạng đau ngực dữ dội, huyết áp tụt. Các bác sĩ đã bỏ dở giấc ngủ, nhanh chóng đến viện tham gia cấp cứu bệnh nhân.

4 điểm bất thường trong vụ bệnh nhân tử vong liên quan 3 bác sĩ BV Bạch Mai

Theo báo cáo của Sở Y tế Đắk Lắk, ca tử vong sau thay van động mạch chủ liên quan tới 3 bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai còn nhiều yếu tố chưa đúng quy trình.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Hành trình hơn 8 năm vượt qua 'cơn ác mộng' bị chồng tưới xăng đốt

Hơn 8 năm trước, khi bị chồng tưới xăng đốt, sự sống của Thùy Dung rơi vào tình cảnh "ngàn cân treo sợi tóc", bác sĩ báo gia đình chuẩn bị hậu sự cho cô. Dung từng là một cô gái xinh đẹp, sau biến cố đau đớn, hai đứa con cũng không nhận ra mẹ.

Yếu tố làm tăng 56% nguy cơ đột quỵ

Sự cô đơn kéo dài có thể khiến một người đối mặt với nguy cơ đột quỵ cao giống như khi mắc bệnh nền hay có chế độ ăn uống thiếu lành mạnh.

PGS Nguyễn Lân Hiếu: Tác hại của đơn thuốc 'dày đặc' thuốc bổ

Các loại thuốc bổ được kê nhiều hơn thuốc điều trị đã vô hình gây tác hại cho người bệnh như tốn kém, dễ nhầm lẫn, dẫn đến quên hoặc bỏ thuốc.

Loại cá rẻ tiền có vô số tác dụng với sức khỏe

Cá diếc có nhiều giá trị dinh dưỡng, thịt thơm không tanh, tốt cho nhiều người kể cả bệnh nhân ung thư.

Mức hưởng bảo hiểm y tế của người dân thay đổi ra sao khi tăng lương cơ sở?

Khi mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng, mức hưởng bảo hiểm y tế của người đi khám chữa bệnh có thay đổi.

Nhiều bệnh nhân đã được BHYT thanh toán hàng chục tỷ đồng

Nhiều bệnh nhân đã được quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả hàng chục tỷ đồng trong quá trình điều trị, đặc biệt là các bệnh hiếm.

Uống bao nhiêu cà phê để ngăn ngừa sỏi thận?

Bắt đầu mỗi ngày với 1-2 tách cà phê có thể giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh khác nhau bao gồm sỏi thận, bệnh tim, tiểu đường loại 2, một số loại ung thư.

Đang cập nhật dữ liệu !