Bác sĩ vạch rõ nhầm lẫn về bệnh nhân Covid-19 đã khỏi, về cộng đồng

Ngay cả các bác sĩ Bệnh viện Nhiệt đới khi trực tiếp điều trị cho bệnh nhân Covid-19 thì gia đình cũng có lúc bị hàng xóm nghi ngại. Nhiều người vẫn băn khoăn tiếp xúc người đã chữa khỏi Covid-19 về cộng đồng có lây bệnh không?

Bất cứ ai cũng có thể trở thành bệnh nhân 

Chị H.T.T. 34 tuổi, ở Hà Nội, một bệnh nhân Covid-19 đã điều trị khỏi chia sẻ câu chuyện của bản thân, sau khi ra viện, chị cũng bị nhiều người kỳ thị. Có lúc, chị đi mua sữa cho con, vừa bước vào cửa hàng quen thuộc, chủ hàng là người quen nhìn thấy chị thì lập tức chạy đi tìm khẩu trang đeo vào dù trước đó họ bán hàng cho người khác mà không  hề đeo khẩu trang. 

Nhiều khi đã cố gắng quên đi những ngày hoang mang vì mắc bệnh, nhưng thực tế phũ phàng đập vào mắt hàng ngày khiến quá trình tái hoà nhập cộng đồng với một phụ nữ nhạy cảm như chị vô cùng khó khăn. 

{keywords}
Thạc sĩ bác sĩ Đồng Phú Khiêm

ThS. BS Đồng Phú Khiêm - Phó trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương chia sẻ, ở giai đoạn 1 của dịch Covid-19, bệnh viện điều trị nhiều ca nhiễm trong cộng đồng. Không ít bệnh nhân khi khỏi bệnh đã bị kỳ thị. 

Lẽ ra, họ phải nhận được sự động viên, chia sẻ của những người xung quanh, không để những người khỏi bệnh trở về phải trải qua những cảm xúc không mấy dễ chịu trong gia đình, cộng đồng, người thân, nơi làm việc của mình, nơi mình sinh sống.  

Bác sĩ Khiêm cho biết, nếu không rơi vào thời điểm đại dịch, bệnh viện không quá tải, bệnh nhân có thể được tư vấn, điều trị tâm lý nhưng hiện nay, bác sĩ chỉ có thể dặn dò bệnh nhân khi xuất viện. Việc bệnh nhân bị kỳ thị là có thể xảy ra. 

"Ngay cả với các bác sĩ của Bệnh viện Nhiệt đới khi trực tiếp điều trị cho bệnh nhân Covid-19 thì gia đình, con cái của họ cũng có lúc bị hàng xóm, láng giềng nghi ngại, kỳ thị. Vì vậy, khó tránh khỏi việc người bệnh khi trở về không được cộng đồng đón nhận ngay", bác sĩ Khiêm dốc lòng. 

Virus không loại trừ bất cứ ai, ai trong chúng ta cũng có thể trở thành bệnh nhân Covid-19. Căn bệnh không phân biệt chủng tộc, giới tính, độ tuổi hoặc phẩm chất cá nhân. Vì vậy đừng kỳ thị người đã từng bị bệnh. Tổ chức Y tế thế giới cũng khuyến cáo người dân cần đoàn kết, không kỳ thị người bệnh Covid-19 để cùng nhau chống đại dịch. 

Hiện nay, có nhiều bằng chứng cho thấy sự kỳ thị liên quan tới Covid-19 dẫn tới ít người chủ động chăm sóc y tế, chủ động đăng ký xét nghiệm hơn, ít người tuân thủ các biện pháp phòng dịch, ngay cả tự cách ly. Điều này có thể dẫn tới việc bỏ sót người mắc bệnh, gia tăng số người tiếp xúc với người mắc bệnh khiến cho việc phòng chống dịch thêm khó khăn. 

Người đã chữa khỏi Covid-19 đi làm bình thường, không sợ lây cho người khác

Hiện mỗi ngày đều có các bệnh nhân Covid-19 khoẻ lại, được xuất viện, trở về cuộc sống bình thường và họ đang cố gắng trở thành các thành viên có ích cho cuộc chiến chống Covid-19 như họ sẵn sàng hiến huyết tương để nghiên cứu điều trị cho bệnh nhân Covid-19 nặng đang phải giành giật sự sống. Nhiều người đã được chữa trị khỏi bệnh, có kinh nghiệm, hiểu biết về căn bệnh này đã trở thành những tuyên truyền viên tốt trong phòng chống dịch. 

Bác sĩ Khiêm khẳng định, bệnh nhân Covid-19 sau khi điều trị khỏi bệnh thì không còn khả năng lây bệnh cho người khác. Người khỏi bệnh đã có miễn dịch nên người xung quanh, đồng nghiệp khi tiếp xúc có thể hoàn toàn yên tâm.

"Bệnh nhân sau khi điều trị xong, hoàn thành cách ly tại nhà là có thể đi làm bình thường", bác sĩ Khiêm nhấn mạnh.

Ông cũng chia sẻ thực tế đáng buồn là có nhiều bệnh nhân sau khi điều trị khỏi bệnh thì đã mất việc làm. Hành trình đi xin việc lại chắc chắn sẽ gặp khó khăn. Vị bác sĩ cho rằng các đơn vị cũ cần có chính sách hỗ trợ những lao động này để họ sớm ổn định cuộc sống, tìm được công việc phù hợp. 

Bác sĩ Chuyên khoa 2 Nguyễn Trung Cấp – Phó Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho rằng, nếu muốn làm tốt việc chống dịch, chúng ta phải xóa bỏ tâm lý né tránh; hiểu biết về bệnh và ứng xử sao cho phù hợp.  

"Kỳ thị khiến một số bệnh nhân có triệu chứng không dám đi khám, có người thì giấu bệnh, không khai báo y tế. Đừng xa lánh những người mắc Covid-19 bởi bất cứ ai cũng có thể trở thành bệnh nhân", bác sĩ Nguyễn Trung Cấp khuyến cáo. 

 

Khánh Chi

Thoát dương tính vẫn bị hàng xóm réo: "Con Covid kia mày còn bệnh không đấy?"

Thoát dương tính vẫn bị hàng xóm réo: "Con Covid kia mày còn bệnh không đấy?"

Khi vừa về đến đầu ngõ đã có người réo hỏi chị H: “Con Covid kia, mày còn bệnh không đấy?”. Sự kỳ thị không đáng có đối với những người đã chữa trị khỏi Covid-19 khiến họ khó trở lại cuộc sống bình thường hơn.

 

FWD triển khai chương trình hỗ trợ sức khỏe tinh thần miễn phí cho người Việt

Từ ngày 22/9, người dân Việt Nam đã có thể nhận được sự hỗ trợ miễn phí trong việc chăm sóc sức khỏe tinh thần từ chương trình “FWD Vững tinh thần” của FWD Việt Nam.

Long An: Ứng dụng phần mềm sức khỏe dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em từ Ajinomoto

Ajinomoto Việt Nam vừa phối hợp Vụ Sức Khỏe Bà mẹ & Trẻ em (Bộ Y tế), Sở Y tế tỉnh Long An tổ chức Hội nghị triển khai phần mềm “Xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú và trẻ em từ 7 tháng đến 60 tháng tuổi”.

Bộ Y tế đề xuất hộ sinh cũng được xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân

Trong dự thảo Nghị định mới về xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân, Thầy thuốc ưu tú đang được lấy ý kiến, Bộ Y tế đề xuất bổ sung hộ sinh vào đối tượng xét tặng.

Bỏng nặng vì dùng gậy nhôm gạt đường dây điện cao thế

Trong lúc đang làm việc tại nhà, thấy đường dây điện cao thế vướng víu nên người đàn ông này dùng gậy nhôm gạt dẫn tới bị điện giật.

Căn bệnh 'tử thần thời 4.0', mỗi năm có 200.000 người Việt mắc phải

Mỗi năm, khoảng 200.000 ca bệnh đột quỵ tại Việt Nam, chủ yếu trên 65 tuổi. Người bệnh có thể bị yếu liệt, tê, mất cảm giác, mất thị lực, ngôn ngữ, hôn mê tùy vào phần não bị tổn thương.

Vì sao người trẻ tuổi lại bị rụng tóc nhiều?

Ngoài hóa chất, thói quen cột chặt tóc, những yếu tố nào khiến một số người chưa đến tuổi trung niên đã bị rụng nhiều tóc?

'Mắc sốt xuất huyết, tôi tưởng mình không qua khỏi'

So với mọi năm, dịch sốt xuất huyết ở Hà Nội có xu hướng gia tăng bất thường, nhiều bệnh nhân phải nhập viện.

Người đàn ông có chiếc lưỡi kỳ dị sau khi dùng thuốc kháng sinh

Lưỡi của nam bệnh nhân người Mỹ chuyển sang màu xanh và mọc lông sau khi ông uống thuốc kháng sinh.

Bệnh nhân đau ruột thừa nhập viện, bác sĩ phẫu thuật cắt buồng trứng

Một bệnh nhân ở Bình Dương nhập viện được chẩn đoán đau ruột thừa. Tuy nhiên, trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ lại cắt buồng trứng khiến gia đình bức xúc.

Các món yêu thích của cụ bà 103 tuổi vẫn lái thuyền ra khơi

Suốt 95 năm qua, bà Oliver vẫn dậy sớm ra biển đánh bắt tôm hùm. Bữa ăn yêu thích của bà luôn có món hải sản này kèm theo bánh ngọt, đậu nướng.

Đang cập nhật dữ liệu !