Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ Y tế đã trình Chính phủ đề án thay đổi quy trình đào tạo nhân lực ngành y. Mô hình đào tạo nhân viên y tế sẽ thay đổi như thế nào?
Sinh viên y khoa sẽ học hai hướng lâm sàng và hàn lâm
Thay đổi đào tạo
Theo Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, việc đổi mới toàn diện hệ thống đào tạo nhân lực y tế với bác sĩ, điều dưỡng, dược sĩ đào tạo và sau đào tạo là cần thiết, bởi hiện nay, đang có sự chồng chéo, không rõ ràng trong việc đào tạo hàn lâm khoa học và hành nghề.
Theo kế hoạch, để đào tạo bác sĩ ra làm được việc thường phải có thời gian dài hơn. Sinh viên thi vào đại học ngành y vốn đã rất khó, họ phải học tiếp 4 năm sau đó. Có thể đi học 2 năm thạc sĩ, 3 năm tiến sĩ nếu đi theo hướng hàn lâm nghiên cứu.
Theo hệ lâm sàng, sinh viên ngành y học xong 4 năm sẽ học tiếp hai năm bác sĩ nội trú của ngành y. Kết thúc học 6 năm đại học lâm sàng, để có thể hành nghề được, cần có thêm 1 năm thực hành ở bệnh viện dưới sự dẫn dắt của bác sĩ. Tính ra, một bác sĩ muốn được hành nghề cần 7 năm học và phải trải qua kỳ thi lấy chứng chỉ hành nghề.
Sau đó, bác sĩ có thể lựa chọn hoặc học nội trú hoặc học chuyên khoa 1. Và thời gian này có thể kéo dài từ 3 đến 5 năm theo độ sâu chuyên khoa. Như vậy, sẽ có chuyên khoa lên tới 12 năm.
Cùng với đó, Bộ trưởng Tiến cho biết, sẽ đề nghị mức lương khởi điểm của bác sĩ phải cao hơn vì 7 năm học của sinh viên ngành y nếu bằng lương người học 4 năm là hoàn toàn không hợp lý. 7 năm cần có bậc lương cao hơn.
Hiện nay, đề án này đã được hội đồng giáo dục quốc gia đã đồng ý. Lúc đó, đào tạo ngành y sẽ có hai hướng rõ ràng: Tiến sĩ và bác sĩ chuyên khoa (một bên là hàn lâm lý thuyết, một bên là thực hành).
Để làm được điều này, Bộ trưởng Tiến cho rằng, các luật trong giáo dục đào tạo cần phải điều chỉnh theo.
Thay đổi cách bổ nhiệm giám đốc bệnh viện
Cách thức vận hành tự chủ các bệnh viện hiện có nhiều mức, từ tự chủ hoàn toàn cho tới tự chủ 1 phần. Hội đồng bệnh viện cần có hội đồng quản lý, hội đồng đó chọn ra giám đốc bệnh viện và Bộ Y tế ban hành tiêu chuẩn giám đốc bệnh viện, trung tâm y tế và các chức năng lãnh đạo khác. Việc bổ nhiệm, bình bầu phải trên tinh thần đổi mới.
Giám đốc bệnh viện ngoài chuyên môn ngành y cần học quản lý nhân sự, hạ tầng. Thực tế, hiện nay các giám đốc Bệnh viện đều từ chuyên môn giỏi lên, cùng lắm thêm chứng chỉ quản lý bệnh viện. Số còn lại, được đào tạo tài chính, quản trị kinh tế là rất ít.
Sắp tới, trong dự án tăng cường đào tạo với sự hợp tác của các tổ chức quốc tế, đào tạo đổi mới nhân lực cấp cao này, cần đào tạo hàn lâm, đào tạo quản trị bệnh viện, quản trị cơ sở.
Hiện nay theo quy định của Bộ Nội vụ, mức lương của bác sĩ hiện tại giống như lương của giáo viên, kỹ sư, của các ngành nghề khác.
Với mức lương cơ bản (cơ sở) là 1.150.000 đồng/tháng. Bác sĩ ra trường được hưởng lương của cử nhân (trình độ đại học nói chung), có hệ số 1 là 2,34.
Cứ 3 năm được tăng lương một lần lên 0,33 thành hệ số 2 (2,67), rồi hệ số 3 (3,00) ... Tối đa có 9 bậc lương (hệ số 9 là 4,98).
Bác sĩ sau khi tốt nghiệp ra trường, phải qua một quá trình học việc hoặc thử việc, nếu may mắn được ký hợp đồng sẽ được hưởng 85% của hệ số lương 2,34 tức là 2,34 x 1.150.000 x 0,85 = 2.287.350 đồng, nếu trừ bảo hiểm còn khoảng 2,2 triệu đồng/tháng.
Ở cấp học thạc sĩ sẽ được hưởng lương khởi điểm bậc 2 là 2,67 và tiến sĩ sẽ được hưởng lương khởi điểm bậc 3 là 3,00.
Nếu là Bác sĩ chính, Giảng viên chính, Phó giáo sư được công nhận tương đương Giảng viên chính (tương đương Chuyên viên chính) sẽ được hưởng lương bậc 1 là 4,40 và cứ 3 năm tăng một bậc thêm hệ số 0,34 cho tới tối đa là bậc 8 (hệ số 6,78).
Nếu là Bác sĩ cao cấp, Giảng viên cao cấp, Giáo sư được công nhận tương đương Giảng viên cao cấp (tương đương Chuyên viên cao cấp) sẽ được hưởng lương bậc 1 là 6,20 và cứ 3 năm tăng thêm một bậc là 0,36 cho tới tối đa là bậc 6 (hệ số là 8,00).
1.011 cán bộ của 27 trạm y tế và 1.412 nhân viên y tế thôn bản và cộng tác viên y tế tại các huyện dự án đã được tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng cơ bản để ứng phó với đại dịch.
Vinamilk tiếp tục phối hợp với Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM hỗ trợ mổ tim cho hơn cho 300 bệnh nhi mắc dị tật tim bẩm sinh và gần 1.000 bệnh nhân nghèo cần được phẫu thuật mắt.
Vinamilk phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thái Bình tổ chức Hội thảo “Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé”, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sự kiện thu hút 300 phụ nữ tại Thái Bình tham gia.
'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.
Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.
Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.
Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cùng Hệ thống trung tâm tiêm chủng vắc xin Việt Nam (VNVC) và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vừa ký hợp tác chiến lược, hướng đến nâng cao sức khỏe cộng đồng bằng việc kết hợp giữa chăm sóc y tế và dinh dưỡng.
Có khuôn mặt ưa nhìn gần như không điểm 'chết' nhưng cô gái Hà Thành vẫn quyết tâm đi nâng mũi giống thần tiên tỷ tỷ ở Trung Quốc - trào lưu đang rầm rộ trên mạng. 6 tháng sau, cô gái tìm gặp TS. Tống Hải khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'.
Là lương thực chính của hơn 3,5 tỷ người trên thế giới, hiếm có loại thực phẩm nào được ưa chuộng rộng rãi như gạo. Người dân nhiều nước như Việt Nam còn ăn cơm hằng ngày.