Bác sĩ “dụ vợ” mua máy siêu âm đi làm từ thiện

Ốm có thuốc – một chương trình thiện nguyện của nhóm bác sĩ và một số thành viên khác, 5 năm qua “Ốm có thuốc” cứ đều đặn tiếp nối những chuyến đi thiện nguyện mang thuốc, mang sự sẻ chia đến với đồng bào ở vùng miền nghèo khó.

Bán ô tô máy máy siêu âm

Gắn bó với hoạt động thiện nguyện của Ốm có thuốc từ những ngày đầu hình thành cách đây 5 năm, TS. BS. Hoàng Ngọc Sơn (khoa Ngoại, BV Việt Đức) chia sẻ: “Ốm có thuốc là sự kết hợp hữu duyên từ hai nhóm tiền thân là nhóm các bác sĩ chuyên khám bệnh từ thiện và một nhóm thiện nguyện do chị Kim Sen làm trưởng nhóm”. Cũng từ đó, những chuyến thiện nguyện thêm ý nghĩa bởi hoạt động khám, chữa bệnh, phát thuốc miễn phí và trao tặng quà là chăn, áo ấm, hay đồ dùng gia dụng cho bà con ở vùng sâu, vùng xa”.

Với các thành viên từng gắn bó từ những ngày đầu tiên của Ốm có thuốc đều không thể quên được những chuyến đi “bão táp” để có thể đến được điểm xa xôi nhất, nơi mà thậm chí “bà con cả đời chưa từng biết đến bác sĩ”.

BS Sơn khám bệnh cho bà con trong các chuyến thiện nguyện

Riêng với bác sĩ Sơn, anh tâm sự về những chuyến thiện nguyện, với những chuyến đi khám bệnh này, “đồ nghề” máy siêu âm là rất quan trọng.

Trước đây, một số anh em bác sĩ đi mượn được máy cầm đi nhưng sau này không mượn được, phải đi thuê. “Mỗi lần thuê cũng tính bằng tiền triệu, nhóm đi làm thiện nguyện thì từng đồng cũng quý. Thế là mình tính đến việc phải mua 1 cái máy. Lục tung các nguồn mới kiếm được chiếc máy ổn với giá 300 triệu. Phải “lập mưu” mới mua được đấy”, anh Sơn chia sẻ.

Thì ra, anh Sơn về “dối” vợ, anh bảo vợ bán ô tô đi vì anh ngồi đau lưng lắm, bán đi có tiền đầu tư mua máy siêu âm còn ra khám ngoài kiếm tiền. Máy siêu âm có rồi nhưng chờ mãi anh cũng chẳng mở phòng khám, và rồi chiếc máy cứ theo chân anh đi hết bao hành trình thiện nguyện, khám bệnh cho đồng bào vùng sâu.

Anh Sơn còn cho biết, người ra, vào nhóm nhiều, nhưng hiện Ốm có thuốc vẫn duy trì với khoảng 20 thành viên đến từ nhiều ngành nghề khác nhau nhưng cùng có chung tấm lòng thiện. Dù bộn bề công việc nhưng mỗi năm, các thành viên đều cố gắng thu xếp công việc để Ốm có thuốc có được 3-5 chuyến đến với vùng thực sự khó khăn.

Lý tưởng nghề y

Gắn bó với Ốm có thuốc từ ngày còn đang nội trú ở Bệnh việnViệt Đức, bác sĩ Hoàng Minh Trung giờ công tác tại Bệnh viện huyện Sơn Động vẫn đều đặn tham gia dù công viện bận rộn. Anh Trung vẫn bảo: “Các bác sĩ ở bệnh viện trung ương còn bận gấp trăm lần mà vẫn dành 2 ngày cuối tuần, bỏ cả công việc, tiền nong để đi, thì em phải đi chứ”.

Cũng chính vì vậy, cứ Ốm có thuốc lên kế hoạch là anh Trung lại sắp xếp thời gian đi từ Sơn Động lên Bắc Giang, về Hà Nội rồi đồng hành cùng Ốm có thuốc. Hiếm khi anh vắng mặt. Cùng với anh Trung còn có rất nhiều bác sĩ nhiệt thành khác như BS. Dương Đức Hoàng, (Viện Lão khoa), BS. Nguyễn Hải Ninh (BV Bạch Mai), BS. Trịnh Xuân Tú (BV Y học thể thao), BS. Nguyễn Văn Hùng (BV Y học cổ truyền Tuệ Tĩnh)….

Bà con ở vùng sâu vùng xa rất vui khi có đoàn bác sĩ "Ốm có thuốc" về khám chữa bệnh miễn phí


Anh Sơn bảo, có đi hàng trăm cây số đường vất vả lại thấu cảnh bà con cất công xa xôi về Hà Nội chữa bệnh, thế nên dù mỗi buổi ngồi khám 6 chục bệnh nhân, áp lực công việc căng thẳng, nên nếu có bệnh nhân đề nghị được thăm khám cho kịp chuyến xe về, anh luôn sẵn lòng. “Cái mình thu được sau mỗi hành trình thiện nguyện chính là động lực để mình sống tốt hơn, thiện hơn”, anh Sơn chia sẻ.

Nhóm thiện nguyện Ốm có thuốc hình thành từ năm 2012. Hoạt động của Ốm có thuốc trong mỗi hành trình là thăm khám, tư vấn, phát thuốc miễn phí cùng nhiều quà tặng khác như tủ thuốc, chăn ấm, quần áo, sách vở, bánh kẹo… do nhiều nhà hảo tâm ủng hộ.


Khánh Chi

PGS Nguyễn Lân Hiếu: Tác hại của đơn thuốc 'dày đặc' thuốc bổ

Các loại thuốc bổ được kê nhiều hơn thuốc điều trị đã vô hình gây tác hại cho người bệnh như tốn kém, dễ nhầm lẫn, dẫn đến quên hoặc bỏ thuốc.

Loại cá rẻ tiền có vô số tác dụng với sức khỏe

Cá diếc có nhiều giá trị dinh dưỡng, thịt thơm không tanh, tốt cho nhiều người kể cả bệnh nhân ung thư.

Mức hưởng bảo hiểm y tế của người dân thay đổi ra sao khi tăng lương cơ sở?

Khi mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng, mức hưởng bảo hiểm y tế của người đi khám chữa bệnh có thay đổi.

Nhiều bệnh nhân đã được BHYT thanh toán hàng chục tỷ đồng

Nhiều bệnh nhân đã được quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả hàng chục tỷ đồng trong quá trình điều trị, đặc biệt là các bệnh hiếm.

Uống bao nhiêu cà phê để ngăn ngừa sỏi thận?

Bắt đầu mỗi ngày với 1-2 tách cà phê có thể giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh khác nhau bao gồm sỏi thận, bệnh tim, tiểu đường loại 2, một số loại ung thư.

Nhiều quý ông đi 'tút tát' nhan sắc, nâng ngực, độn mông

Dù không phải người nổi tiếng, nhiều quý ông cũng có nhu cầu "nâng cấp" nhan sắc gương mặt, nâng ngực, độn mông hay hút mỡ bụng, thậm chí một lần làm nhiều dịch vụ.

Ngày càng nhiều người bị đột quỵ, bác sĩ chỉ cách ăn để phòng ngừa

Ngoài một số yếu tố di truyền không thể thay đổi, đột quỵ còn do nhiều tác nhân khác như thói quen ăn uống không lành mạnh, lười vận động, hút thuốc.

Hai bà cháu tử vong không rõ nguyên nhân, 4 người cùng nhà có triệu chứng lạ

Sau 4 ngày người cháu 2 tuổi bất ngờ tử vong, bà nội cũng có dấu hiệu lạ rồi qua đời. Sở Y tế Bắc Kạn đã vào cuộc điều tra làm rõ nguyên nhân vụ việc.

Hé lộ lý do bé trai giống bố nhưng xét nghiệm ADN không phải con ruột

Nghi vợ có tình nhân, người chồng âm thầm xét nghiệm ADN cho 3 con và nhận kết quả bất ngờ về đứa con đầu lòng giống với mình nhất.

Vụ bé 5 tuổi tử vong do ngộ độc: Kế hoạch dang dở của bố mẹ dành cho con

Không khí tang thương bao trùm ngôi nhà cũ ở phường Xuân Hòa, TP Long Khánh (Đồng Nai) sau khi bé T.G.H. qua đời do ngộ độc bánh mì. Bố mẹ bé nước mắt tuôn rơi mỗi khi nhắc đến dự định mà giờ đây không thể thực hiện cho con được nữa.

Đang cập nhật dữ liệu !