B-2 Spirit: 25 năm tồn tại của Tinh thần Chiến tranh Mỹ
Máy bay có thiết kế “cánh bay”, có giá cực đắt và Mỹ đã sản xuất từ năm 1988-1999 tổng cộng 21 chiếc B-2. Hiện nay, trong biên chế Không quân Mỹ (USAF) chỉ còn 20 chiếc B-2 vì trong quá trình sử dụng họ đã mất 1 chiếc. Dưới đây là lược sử nghiên cứu chế tạo một trong những loại máy bay hiện đại và đắt đỏ nhất trong lịch sử, một biểu tượng của chiến tranh lạnh, từng tham chiến trong các chiến dịch quân sự ở Nam Tư và Iraq.
B-2 Spirit đang tách khỏi máy bay tiếp dầu sau khi nhận tiếp dầu trên không (USAF)
Máy bay ném bom chiến lược B-2 Spirit (Tinh thần) của Mỹ bắt đầu được phát triển trong thời chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Liên Xô. Các yêu cầu chính mà giới quân sự Mỹ đặt ra cho máy bay là tính năng tàng hình và khả năng mang phóng vũ khí hạt nhân. Ban đầu, tham gia phát triển máy bay này có các liên danh Northrop/Boeing và Lockheed/Rockwell, nhưng vào năm 1981, Bộ Quốc phòng Mỹ đã chọn thiết kế của liên danh Northrop/Boeing.
B-2 thả bom trong một cuộc diễn tập ở Point Mugu (USAF)
Dự án cơ sở của Northrop/Boeing trù tính chế tạo một máy bay ném bom theo sơ đồ “cánh bay” với phần đuôi nhỏ. Ngoại hình của máy bay giống với diện mạo B-2 hiện nay. Vào giữa thập kỷ 1980, các kỹ sư đã thay đổi thiết kế khung thân máy bay, loại bỏ hoàn toàn phần đuôi và “làm trơn mịn” đôi chút các đường viền chung.
B-2 tại căn cứ không quân Andersen bên cạnh các tiêm kích F/A-18 Hornet (trái) và F-16 Fighting Falcon (USAF)
Do sử dụng sơ đồ “cánh bay” phức tạo cho điều khiển, đòi hỏi phải máy tính hóa mức độ cao các hệ thống điều khiển, cũng như ứng dụng các vật liệu composite và công nghệ làm giảm độ bộc lộ, chi phí phát triển máy bay liên tục tăng. Tính đến thời điểm thiết kế B-2 gần như hoàn thành vào năm 1989, chi phí của chương trình đã lên tới 23 tỷ USD (44,1 tỷ USD theo thời giá 2014).
B-2 Spirit of Indiana tại triển lãm hàng không Barksdale Defenders of Liberty bên cạnh các máy bay ném bom chiến lược B-52 Stratofortress (Christopher Ebdon / Flickr.com)
Việc điều khiển B-2 khó khăn đến nỗi gần như không trù tính việc điều khiển trực tiếp các máy bay này. Trên thực tế, ở các máy bay này, máy tính phụ trách việc điều khiển cất cánh, bay và hạ cánh. Phi công chỉ có vai trò người kiểm soát với quyền điều khiển máy bay chạy trên đường băng, cập nhật các thay đổi vào nhiệm vụ bay và sử dụng vũ khí.
B-2 (USAF)
Sơ đồ “cánh bay” đã được các kỹ sư lựa chọn vì nó cho phép đạt độ bộc lộ radar nhỏ trong khi có các đặc tính khí động học tương đối tốt. Ngoài ra, máy bay được sơn lớp phủ hấp thụ radar đặc biệt, cho phép giảm hơn nữa bề mặt tán xạ hiệu dụng của máy bay.
B-2 Spirit of Florida (Christopher Ebdon / Flickr.com)
Chuyến bay đầu tiên của máy bay ném bom chiến lược mới diễn ra ngày 17/7/1989. Trong 10 năm tiếp đó, đã có thêm 20 máy bay ném bom loại này được sản xuất cho quân đội Mỹ. Ban đầu, USAF dự định đưa vào trang bị 165 chiếc B-2, nhưng do các máy bay này có giá quá đắt nên khối lượng mua sắm đã bị cắt giảm mạnh.
B-2 và tiêm kích tàng hình F-22 Raptor (USAF)
Giá cuối cùng của một chiếc B-2 nếu tính cả cung cấp phụ tùng, thiết bị mặt đất, trang bị bổ sung và hỗ trợ phần mềm là 929 triệu USD. Nếu tính cả chi phí nghiên cứu phát triển và thiết kế-thử nghiệm, giá của một chiếc B-2 lên tới 2,1 tỷ USD. Hiện nay, B-2 là máy bay đắt tiền nhất thế giới trong các máy bay cùng lớp.
Lau tẩy lớp phủ hấp thụ radar khỏi B-2 (AFP)
Kết thúc phát triển, người ta có được một máy bay ném bom có chiều dài 20,9 m và chiều cao 5,1 m, sải cánh 52,12 m, diện tích cánh 460 m2, trọng lượng cất cánh tối đa 171 tấn. Máy bay có thể mang các loại vũ khí khác nhau (bom hạt nhân và bom thông thường, kể cả bom liệng, cũng như tên lửa hành trình chính xác cao) có tổng trọng lượng đến 27 tấn.
Bộ càng của B-2 (USAF)
B-2 có khả năng bay với tốc độ đến 1.010 km/h, tầm bay tối đa 11.100 km, bán kính chiến đấu 5.300 km. Máy bay ném bom này có đặc điểm là khả năng sử dụng vũ khí hầu như ở mọi độ cao bay.
Bảo dưỡng B-2 (USAF)
Tất cả các máy bay B-2, trừ chiếc đầu tiên, đều được tên theo tên các bang của Mỹ: Spirit of Arizona, Spiri of Ohio, Spirit of Missouri... Máy bay đầu tiên có tên là Spirit of America. Tháng 2/2008, chiếc Spirit of Kanzas bị nổ khi cất cánh ở Guam. Do đầu thu áp lực không khí hoạt động không chính xác (tốc độ máy bay được tính toán dựa vào sensor này), hệ thống điều khiển máy bay đã ra lệnh sai để máy bay rời mặt đất. Tổ bay đã nhảy dù an toàn.
Lắp bom lên B-2 (USAF)
Sau Nam Tư, B-2 còn được dùng để ném bom ở Iraq, Afghanistan và Libya. Trong chiến dịch của liên quân phương Tây chống Libya, 3 chiếc B-2 đã tiêu diệt 45 mục tiêu, kể cả các mục tiêu phòng không, kho vũ khí và sở chỉ huy-kiểm soát.
B-2 tiếp dầu trên không (Không quân Vệ binh quốc gia Mỹ)
Kể từ khi đưa vào biên chế, các máy bay ném bom B-2 đã trải qua một số chương trình nâng cấp, trong đó các hệ thống điều khiển đã được thay thế, thiết bị máy tính và liên lạc được cải tiến. Năm 2012, phần mềm đã được thay thế bằng phiên bản EHF Increment 1. Nhờ đó, độ chính xác dẫn vũ khí của máy bay được nâng lên.
B-2 (Không quân Vệ binh quốc gia Mỹ)
Vào cuối năm 2012, đã hoàn thành giai đoạn nâng cấp tiếp theo B-2, máy bay được trang bị các trạm radar mới AN/APQ-181 với anten mạng pha chủ động và các hệ thống liên lạc mới. Nhờ hoạt động nâng cấp trị giá 468 triệu USD này, các máy bay đã có thêm khả năng truy cập hệ thống thông tin-chỉ huy chiến đấu thống nhất của Lầu Năm góc.
B-2 (USAF)
Dự kiến, các máy bay Spirit sẽ được sử dụng ít nhất đến năm 2025. Hiện nay, Mỹ đang phát triển máy bay ném bom chiến lược tiên tiến LRS-B để thay thế toàn bộ các máy bay B-2 và B-52 trong USAF. Mỹ dự định mua tổng cộng 80-100 máy bay ném bom mới với giá không quá 550 triệu USD/chiếc ở cấu hình cơ bản. Chiếc LRS-B đầu tiên có thể được nhận vào trang bị vào năm 2020.
Theo Lenta/Vietnamdefence