Australia rút lui, Nhật Bản tham gia tập trận chung hải quân với Mỹ - Ấn
Mặc dù,Nhật Bản từng tham gia cuộc tập trận Malabar vào năm 2007, 2009 và 2014 nhưng trước đó, theo giới truyền thông, khả năng Nhật Bản sẽ không được mời tham dự sự kiện tại vịnh Bengal năm nay. Trước đó, Nhật Bản đã tham gia cuộc tập trận Malabar trong năm 2009 và 2014 tại khu vực tây bắc Thái Bình Dương.
![]() |
Cuộc tập trận chung hải quân Malabar 2009. |
Điển hình, trong cuộc tập trận năm 2007 tại vịnh Bengal với sự tham gia của Nhật Bản và Australia, Bắc Kinh đã gọi đây là phiên đối thoại an ninh trên biển bốn bên giữa Mỹ, Australia, Nhật Bản và Ấn Độ.
Do đó, nếu như thông tin được tờ The Indian Express đăng tải là đúng sự thật, Nhật Bản sẽ tham gia tâp trận chung với Mỹ - Ấn trong năm nay.
Đây cũng không phải là điều ngạc nhiên khi mà trong những tháng qua, giới chức Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản đã nhiều lần bóng gió về sự tham gia của Tokyo trong cuộc tập trận Malabar 2015.
Còn trong tuyên bố chung Mỹ - Ấn được công bố sau chuyến thăm của Tổng thống Barack Obama tới Ấn Độ hồi tháng 1/2015, hai nước đã cam kết “mở rộng” quy mô của cuộc tập trận chung hải quân.
Ngay trong các cuộc đối thoại ba bên đầu tháng này giữa Ấn Độ - Nhật Bản – Australia, Thứ trưởng Ngoai giao Nhật Bản Akitaka Saiki nhấn mạnh Nhật Bản “vẫn sẽ tham gia thường xuyên”.
Cuộc tập trận Malabar được xem là sự kiện thích hợp để thắt chặt quan hệ ba bên giữa Mỹ - Ấn - Nhật Bản. Cụ thể hơn, cuộc tập trận đặt nền tảng cho mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa ba nước trên các lĩnh vực như tăng cường khả năng tương tác cũng như quan hệ cá nhân giữa quan chức và chỉ huy.
Việc tăng cường hợp tác giữa ba nước còn tạo cơ hội thi hành chính sách mở rộng quan hệ với các nước Đông Nam Á như tuyên bố trước đây của giới chức Mỹ.
Dù không tham gia Malabar 2015, Australia vẫn đang trên con đường tăng cường quan hệ với Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ. Điển hình, quan hệ quốc phòng giữa Ấn Độ - Australia vẫn đang trên đà tăng trưởng.
Hồi năm ngoái, Thủ tướng Ấn Độ Modi đã có cuộc gặp với người đồng cấp Australia Thủ tướng Tony Abbott. Hai nhà lãnh đạo đã thống nhất “Khuôn khổ hợp tác an ninh mới” bao gồm quan hệ an ninh hàng hải và tham gia “các cuộc tập trận thường niên”. Thậm chí, hai nước sẽ cho tổ chức cuộc tập trận chung hải quân đầu tiên mang tên IN-RAN vào cuối năm nay từ ngày 30/10 – 4/11.