Aung San Suu Kyi sẽ trở thành "Nelson Mandela của Myanmar"?

Bà là biểu tượng sống cho cuộc đấu tranh vì dân chủ ở Myanmar và cũng là người được người dân yêu quý nhất. Giờ đây, Aung San Suu Kyi và đảng của bà có thể sẽ làm nên lịch sử một lần nữa.

Bà Aung San Suu Kyi, cựu tù nhân chính trị và là người được giải Nobel Hòa bình đã cùng với đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ Myanmar (NLD) đến với thắng lợi lớn trong cuộc bầu cử toàn quốc tự do đầu tiên sau 25 năm.

Aung San Suu Kyi sẽ trở thành

Bà Aung San Suu Kyi đã được nhiều người dân Myanmar yêu mến và nhận được sự ủng hộ từ cộng đồng quốc tế.

Nhiều người tin rằng cuộc bầu cử sẽ chấm dứt hàng thập kỷ quân đội cầm quyền tại Myanmar và đặt hy vọng vào một thời đại dân chủ mới lên bà Suu Kyi.

Một phần tình cảm mà người dân dành cho bà Suu Kyi là bởi cha bà, ông Aung San, một sĩ quan quân đội sau này trở thành một trong người tạo lập đất nước Myanmar độc lập. Ông đã bị phe đối lập ám sát vào năm 1947, khi bà Suu Kyi chỉ mới 2 tuổi.

Bà Suu Kyi dành phần lớn thời gian tuổi trẻ của mình ở nước ngoài, theo học tại các trường ở Ấn Độ và Đại học Oxford danh giá ở Anh.

Đến năm 1988, bà quyết định tham gia chính trị khi trở về nước vào năm 1988 sau khi mẹ của bà bị đột quỵ. Khi mẹ bà mất, bà Suu Kyi tuyên bố rằng bà muốn phục vụ người dân Myanmar giống như cha và mẹ của bà đã từng làm.

Năm 1990, đảng NLD do bà Suu Kyi lãnh đạo đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử toàn quốc, tuy nhiên quân đội Myanmar đã phủ nhận kết quả và bà Suu Kyi bị giam lỏng tại nhà riêng trong suốt 20 năm tiếp theo.

Thế nhưng, lời kêu gọi vì dân chủ ở Myanmar của bà Suu Kyi vẫn được truyền ra thế giới, và bà nhận được sự ủng hộ rộng rãi trong nước cũng như quốc tế. Bà được sánh với Nelson Mandela, cựu Tổng thống Nam Phi từng phải ngồi tù 27 năm và đấu tranh nhằm xóa bỏ chế độ Apartheid.

Năm 1991, bà được trao giải Nobel Hòa bình vì những nỗ lực đưa Myanmar đến với nền dân chủ. Mãi đến năm 2012 bà mới trực tiếp nhận được giải thưởng này.

Aung San Suu Kyi sẽ trở thành

Đây là cuộc bầu cử tự do nhất sau 25 năm tại Myanmar.

Theo ông Nyo Ohn Myint, một trong những lãnh đạo của đảng NLD, bà Aung San Suu Kyi là người theo đạo Phật và luôn theo đuổi chủ nghĩa phi bạo lực và phản đối việc nổi dậy chống chính phủ giống như lãnh tụ Mahatma Gandhi của Ấn Độ trước đây.

Theo một tạp chí địa phương, trong thời gian bị giam lỏng tại nhà riêng, bà Suu Kyi đã tập luyện chơi dương cầm, một trong những thú vui của cuộc đời bà.

Năm 2007, người dân đã đổ ra đường để phản đối việc chính phủ tăng giá xăng, và chính phủ Myanmar đã tiến hành một cuộc truy quét tàn bạo. Thời hạn giam lỏng bà Suu Kyi cũng bị tiếp tục kéo dài, và bà thường tỏ ra không vui và không khỏe mạnh.

Năm 2010, bà Suu Kyi được trả tự do khi chính phủ Myanmar tiến hành chuyển giao từ chế độ quân đội kiểm soát thành một chính phủ do dân bầu nên. Đảng của bà được phép tranh cử vào năm 2012 và đã giành được một số ghế trong quốc hội.

Nhưng ngay cả khi đảng NLD giành chiến thắng, bà Suu Kyi vẫn không được nhậm chức Tổng thống bởi theo hiến pháp Myanmar do quân đội lập ra, bất kỳ ai có người nhà là người nước ngoài không được nắm giữ quyền hành ở quốc gia này. Chồng của bà Suu Kyi là người Anh, đã mất vào năm 1999 khi bà bị giam lỏng tại nhà, và hai người con của bà đều có hộ chiếu của Anh.

Hiến pháp Myanmar quy định rằng, quốc hội gồm các đại biểu ở thượng viện và hạ viện cùng các sĩ quan quân đội cấp cao phải chọn ra Tổng thống tiếp theo. Nhưng bà Suu Kyi vẫn tỏ ra kiên định trước tình huống này.

“Nếu đảng NLD chiến thăng và chúng tôi lập nên một chính phủ mới, quyền hạn của tôi sẽ cao hơn Tổng thống”, bà trả lời trong một cuộc họp báo ở Yangon vào đầu tháng này.

Một số người cho rằng chính sự chống đối trong nhiều năm qua của bà Suu Kyi là vật cản để Myanmar có thể phát triển. Nhưng những người ủng hộ bà vẫn còn rất đông đảo. Họ nói rằng bà đã làm rất nhiều vì giấc mơ dân chủ, hòa bình và tự do cho 50 triệu người Myanmar phải sống trong cảnh nghèo.

Bài viết được tham khảo nguồn tin CNN, một kênh truyền hình nổi tiếng của Mỹ, thuộc sở hữu tập đoàn Time Warner. CNN là một trong những kênh thông tin uy tín nhất thế giới.

Anh Tuấn (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !