ASEAN và Trung Quốc có giúp Biển Đông “lặng sóng”?

Tang Siew Mun, Giám đốc Viện nghiên cứu chiến lược và quốc tế Malaysia, ASEAN và Trung Quốc đang dành cho nhau thiện chí để tiến tới COC nhưng tuy  nhiên thành công chỉ có thể có được nếu tất cả các bên cùng nỗ lực.

Gió đã đảo chiều?

Tại Hội nghị các ngoại trưởng ASEAN lần thứ 46 diễn ra tại Bandar Seri Begawan, không khí bên trong phòng họp rất bình thản. ASEAN đang tiến một bước tới giải pháp cho các cuộc tranh chấp trên Biển Đông.

ASEAN và Trung Quốc có giúp Biển Đông “lặng sóng”? - ảnh 1
Các bộ trưởng ASEAN tại cuộc họp ở Hua Hin, Thái Lan 13-14/8.

Thành công của cuộc họp lần này trái ngược hẳn với kết quả của Hội nghị ASEAN năm ngoái, khi đó các ngoại trưởng lần đầu tiên trong lịch sử của khối không thể tiến tới một tuyên bố chung. Là chủ tịch của ASEAN, Brunei xứng đáng được hoan nghênh vì cách điều hành cuộc họp sắc sảo và hiệu quả. Cuộc họp được coi là thành công vì đã khiến ASEAN và Trung Quốc nhất trí bắt đầu các cuộc thảo luận về việc xây dựng Bộ qui tắc ứng xử cho Biển Đông (COC).

Đây là sự thay đổi đáng hoan nghênh. Mới cách đây không lâu, Trung Quốc còn kiên quyết tuyên bố “thời gian vẫn chưa chín muồi” để tiến hành các cuộc đàm phán. Sau những biến cố Hội nghị ở Phnom Penh, rõ ràng là ASEAN và Trung Quốc đã mất niềm tin lẫn nhau. Thế nhưng tại hội nghị ở Brunei, tình hình tiến triển theo chiều hướng ngược lại và cuộc họp này sẽ được nhớ tới như ví dụ cho thiện chí giữa ASEAN và Trung Quốc.

ASEAN đã thành công khi thuyết phục Trung Quốc bắt đầu các cuộc đàm phán về Bộ qui tắc và một phần nào đã chấp nhận đề xuất của Trung Quốc về “Nhóm các nhân vật quan trọng và các chuyên gia” giúp định hướng cho các cuộc thảo luận. Sự thỏa hiệp này giữa hai bên giúp đảo ngược xu hướng căng thẳng trước đó và giúp mối quan hệ ASEAN – Trung Quốc trở về thế cân bằng hơn. Cả ASEAN và Trung Quốc đều có thể coi cuộc họp ở Bandar Seri Begawan là một thắng lợi về chính trị nhưng người giành chiến thắng lớn nhất chính là cả khu vực châu Á nói chung. Khi nào được thống nhất và kí kết, Bộ qui tắc ứng xử sẽ đem tới khung hành động để giải quyết các cuộc tranh chấp trên Biển Đông. COC sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ tính toán sai và leo thang căng thẳng.

Vẫn còn quá sớm

Nhưng vẫn còn quá sớm để ăn mừng. Đưa ASEAN và Trung Quốc tới bàn đàm phán mới chỉ là bước đi đầu tiên. Nếu COC được xây dựng để giúp duy trì hòa bình trên Biển Đông thì các cuộc đàm phán phải được kết thúc nhanh chóng. Nếu để trì hoãn, các quốc gia có tranh chấp sẽ cảm thấy tức giận, xử lý vấn đề dựa theo quan điểm của riêng họ và có thể sẽ làm gia tăng căng thẳng trở lại.

Theo ông Tang Siew Mun, có một trở ngại cho quá trình kí kết COC là Philippines vừa tham gia vào tiến trình xây dựng COC lại vừa vận động để nhận thêm sự ủng hộ của Mỹ và Nhật Bản về quân sự. Việc Philippines sử dụng máy bay P3C Orion của Mỹ để do thám cũng sẽ chỉ khiến Trung Quốc nghi ngờ rằng ASEAN móc ngoặc với Mỹ.

Các quốc gia tham gia tranh chấp phải hết sức thận trọng sao cho tránh gây bực dọc khiến các cuộc thương lượng bị chệch hướng. Các bên phải gác lại các cuộc diễn tập và tuần tra quân sự, những hành động mà được tất cả nhìn nhận là hành động khiêu khích. Công việc đầu tiên cần làm khi cuộc thương lượng chính thức về COC bắt đầu vào tháng Chín tới là thiết lập một cơ chế tạm ước để bảo vệ quá trình xây dựng COC sao cho không đi sai bước hay bột phát tư tưởng dân tộc.

Sau khi Tuyên bố ứng xử trên Biển Đông (DOC) mới được ASEAN và Trung Quốc kí kết vào 2002, phải mất 11 năm thì hai bên mới bắt đầu xúc tiến các cuộc thương lượng cho COC. Trong quá trình thương lượng, các bên phải luôn ghi nhớ rằng mục tiêu cuối cùng chính là: nền hòa bình và ổn định khu vực. Đồng thời, phải kiềm chế tinh thần dân tộc. Chủ nghĩa dân tộc sẽ chỉ làm suy yếu tinh thần hợp tác hiện nay giữa ASEAN và Trung Quốc.

Trong khi các thủy thủ và ngư dân không thể làm gì nhiều để thay đổi tình hình thời tiết trên Biển Đông thì các nhà lãnh đạo quốc gia có thể làm chủ được những cơn bão chính trị về vùng biển này. Ngược lại nếu quá trình này thất bại thì điều đó sẽ đẩy nền an ninh khu vực vào nguy hiểm.

Lê Dung

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !