ASEAN là gì?
ASEAN là tên viết tắt của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations), được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967 tại Băng-cốc bởi Bộ trưởng Ngoại giao các nước sáng lập là ln-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi a, Phi-líp pin, Thái Lan và Xinh-ga-po.
Logo Cộng đồng ASEAN |
Các quốc gia sáng lập (ngày 8 tháng 8 năm 1967):
Cộng hoà Indonesia
Liên bang Malaysia
Cộng hoà Philippines
Cộng hòa Singapore
Vương quốc Thái Lan
Các quốc gia gia nhập sau:
Vương quốc Brunei (ngày 8 tháng 1 năm 1984)
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (ngày 28 tháng 7 năm 1995)
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (ngày 23 tháng 7 năm 1997)
Liên bang Myanma (ngày 23 tháng 7 năm 1997)
Vương quốc Campuchia (ngày 30 tháng 4 năm 1999)
Hai quan sát viên và ứng cử viên:
Papua New Guinea: quan sát viên của ASEAN.
Đông Timo: ứng cử viên của ASEAN
Trong hơn 40 năm tồn tại và phát triển, ASEAN từ một Hiệp hội đơn sơ của các quốc gia trong khu vực dần phát triển thành một tố chức quy mô với nội dung hợp tác ngày càng sâu rộng và chặt chẽ. Ngày nay, các hoạt động hợp tác của ASEAN đã bao trùm hầu hết các lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội các quốc gia Đông Nam Á.
ASEAN đã trở thành một tổ chức khu vực có ảnh hưởng nhất ở Đông Nam Á và có vai trò quan trọng ở khu vực Đông Á. Với việc ASEAN ký kết và phê chuẩn Hiến chương ASEAN, hợp tác ASEAN đã có nền tảng pháp lý và khuôn khổ thể chế để có bước phát triển mới, hướng tới việc xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015.
Do vai trò và ảnh hưởng cùa ASEAN ở khu vực ngày càng mở rộng, thuật ngữ ASEAN cũng được sử dụng ngày càng nhiều trong cuộc sống và với ý nghĩa linh hoạt hơn. Bên cạnh việc sử dụng thuật ngữ này để chỉ tổ chức ASEAN, thuật ngữ còn được sử dụng để chỉ khu vực địa lý bao trùm các nước thành viên của tổ chức ASEAN, nghĩa là dùng thay thế thuật ngữ Đông Nam Á.
ASEAN cũng được sử dụng để nói về cộng đồng các nước Đông Nam Á hay tất cả các nước Đông Nam Á nói chung, chứ không chỉ là hiệp hội ASEAN theo nghĩa hẹp của thuật ngữ này. Do vậy, cần hiểu rõ và phân biệt được ý nghĩa khác nhau của thuật ngữ ASEAN trong từng trường hợp cụ thể.
Cần đặc biệt phân biệt ASEAN và Đông Nam Á là hai thuật ngữ rất hay được sử dụng thay thế cho nhau. Đông Nam Á là một khu vực địa lý, còn ASEAN là một tổ chức liên chính phủ của các quốc gia Đông Nam Á. Không phải mọi vấn đề của Đông Nam Á đều nằm trong khuôn khổ hợp tác ASEAN, ví dụ các chương trình hợp tác ở tiểu vùng sông Mê-kông hay quan hệ song phương giữa các nước ASEAN với nhau.
Tương tự, không phải tất cả các vấn đề trong hợp tác ASEAN đều nằm gọn trong khu vực Đông Nam Á. Trên thực tế ASEAN có mạng lưới quan hệ đối ngoại khắp thế giới, và có nhiều hoạt động vươn ra ngoài khuôn khổ địa lý của khu vực Đông Nam Á.
Các ủy ban của ASEAN bao gồm:
+ Ủy ban thường trực ASEAN( ASC):
Bao gồm chủ tịch là bộ trưởng ngoại giao của nước đăng cai hội nghị AMM sắp tới,tổng thư kí ASEAN và Tổng giám đốc của các ban thư ký ASEAN quốc gia.ASC thực hiện công việc của AMM trong thời gian giữa 2 kỳ họp và báo cáo trực tiếp cho AMM.ASC cũng xem xét các đề nghị về chương trình hợp tác SEOM và ủy ban hợp tác chuyên ngành nêu ra,thông qua các nước thành viên ASEAN là điều phối viên chuyển cho các nước đối thoại hoặc các tổ chức quốc tế đa phương để tìm vốn tài trự cho những đề nghị được coi là có triển vọng nhất.
+ Các ủy ban hợp tác chuyên ngành:
Hiện có 6 ủy ban hợp tác chuyên ngành hay là ủy ban phi kinh tế về các lĩnh vực KH_CN,VH và Thông tin, MôI trường. Phát triển xã hội….chủ tịch của các ủy ban được luân phiên giữa các nước thành viên.mỗi ủy ban đều lập ra các tiểu ban hoặc nhóm làm việc phụ trách các phần việc cụ thể.
* Trong bài có thông tin tham khảo từ nguồn Cổng thông tin ASEAN Việt Nam