ASEAN – chìa khóa mở cửa “kỷ nguyên châu Á”
Trong những năm gần đây, không còn hiếm gặp cảnh những sinh viên Malaysia hay Lào hoặc Việt Nam, với thể hình khiêm tốn, được nhận những suất học bổng xuất sắc tại các trường đại học Nhật Bản. Sau khi tốt nghiệp đại học, họ trở về đất nước mình, nơi họ trở thành tư vấn viên cho các cơ quan chính phủ, các nhà tài trợ và các tổ chức kinh tế lớn.
Có thể nhìn thấy, các sinh viên xuyên quốc gia là biểu tượng cho cả một thế hệ mới và sự tiến bộ của khu vực Đông Nam Á – khu vực mà sự thành công liên quan mật thiết giữa quốc gia này và quốc gia khác chứ không chỉ ở từng đất nước riêng lẻ. Trong khi cả thế giới đang ồn ào xung quanh “Giấc mơ Trung Hoa” của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, một “Giấc mơ ASEAN” cũng đang lặng lẽ ra đời.
Được hình thành theo một cách hoàn toàn khác xa cách mà Liên minh châu Âu (EU) ra đời, ASEAN hiện nay có những động lực mà các dự án phát triển ở châu Âu thiết. Mặc dù khác biệt trong lịch sử, các nước ASEAN được thúc đẩy tiến về phía trước một cách nhanh chóng với các khoản đầu tư xuyên biên giới, hội nhập thương mại.
Thương mại khu vực ASEAN đã giữ được tốc độ phát triển nhanh chóng trong thời gian gần đây, trung bình khoảng 5% mỗi năm, ngay cả khi thị trường xuất khẩu lớn như châu Âu bị sụt giảm mạnh. Với khoảng hơn 600 triệu người, ASEAN chỉ có một nửa dân số của Ấn Độ nhưng lại có GDP lớn hơn nước này. Công ty nghiên cứu IHS tính toán ASEAN sẽ có mức GDP đạt 4,7 nghìn tỷ USD trong năm 2020, gần bằng với GDP của Nhật Bản hiện nay.
Vị trí chiến lược
ASEAN có vị trí địa lý chiến lược tốt, là khu vực tạo thành ngã tư giữa Trung Quốc và Ấn Độ, với các liên kết cơ sở hạ tầng sâu tái xuất hiện dần qua ngả Myanmar. Đây cũng là tuyến đường ống dẫn chính, thông qua eo biển Malacca, và vận chuyển hầu hết dầu của thế giới chảy giữa vùng Cận Đông và Viễn Đông.
Theo bình luận của tờ CNN, giờ đây là lúc để ASEAN thúc đẩy sự gắn kết chặt chẽ giữa các quốc gia thành viên với nhau. Trong hơn 50 năm qua, khu vực Đông Nam Á đã phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh giải phóng thuộc địa, chiến tranh Việt Nam, sự ganh đua nội bộ giữa Indonesia và Malaysia, cùng với những khác biệt trong ngoại giao đã khiến các quốc gia tự cô lập, không liên kết. Hiện tại, khu vực sẽ cần đến sự kết nối ổn định để cùng đấu tranh cho các tranh chấp ở Biển Đông đang sôi sục.
Đây là cơ hội để ASEAN khẳng định tiếng nói tập thể của mình. Với sự hậu thuẫn của Mỹ, trong tương quan đối lập với Trung Quốc, việc khẳng định không có bất cứ sức mạnh duy nhất nào có quyền thống trị vùng biển này là rất quan trọng. Điều này cũng áp dụng đối với các vấn đề của việc xây đập ở thượng nguồn tràn lan của Trung Quốc ở sông Mê Kông, đe dọa sự ổn định của dòng chảy hạ lưu, nơi các quốc gia nông nghiệp của ASEAN có sự phụ thuộc rất lớn.
Hội nhập kinh tế tiếp tục là một nhiệm vụ chiến lược. ASEAN dự kiến sẽ khởi động một Cộng đồng Kinh tế chung (EAC) vào năm 2015, có thể thúc đẩy tiềm năng tăng trưởng cho khu vực, phá vỡ các bức tường bảo hộ sâu trong các nền kinh tế mạnh và yếu. Các quốc gia như Việt Nam và Thái Lan có thể xâm nhập nhiều hơn vào nền kinh tế như Myanmar, Campuchia và Lào. Một cộng đồng có giá trị chỉ khi nó có thể tạo ra tầm nhìn giúp các thành viên của mình phát triển.
Ưu tiên hàng đầu của ASEAN là đồng thời thúc đẩy hội nhập và hỗ trợ cho các quốc gia yếu hơn. Điều này cần thiết phải có sự đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Bên cạnh Singapore, chỉ có Việt Nam và Malaysia có sự đầu tư đáng kể về cơ sở hạ tầng trên toàn quốc. Cùng với công cuộc cải cách chính trị và pháp lý quan trọng, các nước này đang từng bước thực hiện nhiệm vụ thứ hai của mình đối với các quốc gia bạn bè của mình. Các nước khác như Indonesia, Thái Lan và Philippines đang nỗ lực tăng mức phân bổ ngân sách quốc gia và GDP cho tổng thể cơ sở hạ tầng của họ.
Cửa ngõ quan trọng
Hội nghị Quan chức Kinh tế cấp cao ASEAN (SEOM) trù bị cho Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN (AEM) lần thứ 19 được tổ chức tại Hà Nội, ngày 7/3/2013. |
Thường xuyên bị ngập lụt và nhiều rủi ro khác đã ảnh hưởng khá lớn đến nhiều lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế ASEAN. Indonesia hiện đang tập trung vào đường bộ, Thái Lan quan tâm đến đường sắt và Philippines xây dựng cảng biển. Nếu họ thực hiện những dự án quan trọng, tốc độ tăng trưởng hiện tại sẽ tăng cao trong những năm tới. Hơn nữa, với lãi suất tiết kiệm cao, khu vực tư nhân năng động và sự quan tâm ngày càng tăng từ các thị trường quốc tế, nhiều địa phương và vốn nước ngoài có thể được phân bổ đều giữa khu vực công và tư nhân, tài trợ cho các nhu cầu cơ sở hạ tầng dài hạn.
Vấn đề hội nhập và phát triển của ASEAN hiện nay chỉ là phân định về kinh tế hay chính trị. Trên thế giới, đô thị hóa đang mang cơ hội chưa từng có đến với hơn 50 triệu người mỗi năm di chuyển vào thành phố. Nhưng nó cũng làm trầm trọng thêm sự bất bình đẳng, thúc đẩy tình trạng bất ổn từ Sao Paulo cho đến tận Istanbul.
Để sự tăng trưởng toàn diện có thể diễn ra, đô thị hóa phải được hình thành từ chiến lược dài hạn, đào tạo và sử dụng hợp lý hàng chục triệu thanh niên trong các lĩnh vực xây dựng, khách sạn, y tế, giáo dục và các dịch vụ khác. Hơn nữa, người nghèo ở các nông thôn lớn của Myanmar, Campuchia và Indonesia cần một hệ thống giáo dục y tế cơ bản, cũng như các thiết bị nông nghiệp tiên tiến hơn.
Trong nhiều thập niên, ASEAN chỉ được coi là tầng lớp thứ 2 trong khu vực, đi sau các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc… Giờ đây, ASEAN có cơ hội để trở thành cửa ngõ quan trọng giữa trong một khu vực mạnh mẽ, một mạng lưới các thành phố bền vững, và là trụ cột phát triển vững bền của “kỷ nguyên châu Á”.