Armenia – ‘Chảo dầu’ mới trong mối quan hệ Nga - phương Tây?

Theo Zerohedge, nhiều người cho rằng, biến động gần đây ở Armenia, một quốc gia thuộc Liên xô cũ, là mưu đồ của phương Tây nhằm làm suy yếu Nga. Nếu vậy, Armenia có thể trở thành một Ukraine thứ hai.

Khi ông Konstantin Kosachyov, người đứng đầu Ủy ban Quan hệ Quốc tế của Hội đồng Liên bang Nga, cáo buộc các cuộc biểu tình tại Armenia phản đối việc tăng 16,7% giá điện đang diễn ra theo kịch bản của một cuộc cách mạng màu do phương Tây kích động, nhiều nhà phê bình cũng đồng tình rằng, các cuộc biểu tình này tương tự với các cuộc biểu tình ở Ukraine hồi cuối năm 2013, đầu năm 2014.

Tuy nhiên, theo Zerohedge, các cuộc biểu tình ở Armenia có nguyên nhân nhiều hơn từ tình trạng kinh tế yếu kém chứ không phải do cuộc đối đầu giữa các đối tượng bên ngoài, cụ thể là Nga và phương Tây.

Armenia – ‘Chảo dầu’ mới trong mối quan hệ Nga - phương Tây? - ảnh 1

Một người biểu tình bị cảnh sát trấn áp tại thủ đô Yerevan, Armenia hôm 23/6/2015.

Mặc dù Công ty lưới điện Armenia (ENA), nhà cung cấp điện chính của nước này, do Tập đoàn Năng lượng Inter RAO United Energy Systems của Nga kiểm soát 100%, đã đề xuất tăng giá điện nhưng các nhà hoạt động Armenia bác bỏ những lập luận cho rằng các cuộc biểu tình trên là nhằm chống Nga. Cái mà người dân yêu cầu là chống lại các hoạt động tham nhũng trong ngành năng lượng. Họ khẳng định, đó mới chính là lý do giá điện tăng.

Zerohedge cho rằng, ENA đang bị quản lý yếu kém.  Theo Bộ Năng lượng Armenia, công ty đã bị thất thoát tới hơn 70 triệu euro trong 3 năm qua. Tổng số nợ hiện tại của ENA đã lên tới 250 triệu USD.

Ban đầu, ENA đề nghị tăng tới 40 % giá điện. Chính phủ của Tổng thống thân Nga Serge Sargsyan đã bác bỏ nhưng cuối cùng vẫn phải chấp nhận tăng 16,7% giá điện.

Ngay cả sau khi tăng, giá điện vẫn chỉ ở mức 0,11 cent / kWh, bằng một nửa so với giá điện trung bình của các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU). Tuy nhiên, căn cứ vào sức mua tương đương (Purchasing power parity - một kiểu tính tỷ giá hối đoái giữa hai đơn vị tiền tệ), thì thực chất giá bán trên ở Armenia lớn hơn rất nhiều và có tác động lớn đối với ngân sách chi tiêu của các gia đình Armenia.

Armenia – ‘Chảo dầu’ mới trong mối quan hệ Nga - phương Tây? - ảnh 2

Một cảnh bạo động khác ở Armenia hôm 23/6/2015.

Theo một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, người Armenia phải dành khoảng 8% thu nhập cho năng lượng, trong khi lượng năng lượng tiêu thụ trên đầu người ít hơn ba lần so với người dân ở Trung và Đông Âu.

Ngoài ra, đây là lần tăng giá điện thứ 3 trong hai năm qua khi ENA phải đối mặt với tình trạng tăng trưởng chậm và tỷ lệ thất nghiệp cao.

Nền kinh tế Armenia đang phụ thuộc nhiều vào Nga và đang phải đối mặt với một cuộc suy thoái lớn. Nga là điểm đến quan trọng đối với những người di cư lao động Armenia. Họ đóng góp hơn 20% thu nhập quốc dân theo hình thức kiều hối vào năm 2013 và 11% năm 2014. Tuy nhiên, trong 5 tháng đầu tiên của năm 2015, số tiền mặt chuyển về đã giảm đi một nửa.

Armenia – ‘Chảo dầu’ mới trong mối quan hệ Nga - phương Tây? - ảnh 3

Tình hình ở Armenia có diễn biến như ở Ukraine?

Sự liên kết kinh tế giữa Nga và Armenia nổi bật nhất trong lĩnh vực năng lượng. Ngoài ENA, tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga cũng sở hữu 100% cổ phần của công ty cung cấp khí đốt của đất nước này. Phần lớn dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cũng có xuất xứ từ Nga, và 40% nhắm mục tiêu vào lĩnh vực năng lượng.

Bên cạnh đó, nguồn nhập khí đốt tự nhiên từ Nga chiếm khoảng 80% tất cả các hàng nhập khẩu năng lượng của Armenia.

Việc tăng giá nhập khẩu khí đốt gần đây đã khiến nhiều cư dân đô thị chuyển sang sử dụng điện để sưởi ấm thay vì khí đốt. Do đó, khi giá điện tăng, người dân Armenia phẫn nộ là một điều dễ hiểu.

Theo các nhà tổ chức, cuộc biểu tình không nhằm chống Nga. Yêu cầu chính của người dân là chính phủ phải đảo ngược lại quyết định tăng giá điện. Tổng thống Sargsyan dường như đã có tín hiệu ‘lùi bước’ khi hôm 26/6, ông tuyên bố với các quan chức cấp cao về việc chính phủ sẽ dùng ngân sách để bù mức chênh lệch giá cũ và giá mới cho đến khi các hoạt động kiểm toán toàn diện đối với các hoạt động của ENA được hoàn thành.

Tuy nhiên, những người biểu tình vẫn có vẻ quyết tâm ở lại trên đường phố. Nhiều người lo sợ, sự thiếu tin tưởng ngày càng sâu sắc vào chính phủ có thể dẫn đến một sự thay đổi chế độ.

Nếu điều đó xảy ra, sự kết nối hiện tại giữa Armenia và Nga sẽ bị sụp đổ. Phía Moscow cho rằng, cũng giống như ở Ukraine, các cuộc biểu tình hiện tại ở Armenia là âm mưu của phương Tây nhằm kiềm chế các ảnh hưởng của Nga.

Để ngăn chặn nguy cơ đó, hôm 26/6, Moscow đã cung cấp gói viện trợ quân sự trị giá 200 triệu USD cho Armenia. Đất nước này hiện đang phụ thuộc vào 3000 binh sĩ Nga đang đóng quân ở đây để đảm bảo an ninh. 

Theo Zerohedge, những nỗ lực của Nga để bảo vệ ảnh hưởng ở Armenia có thể sẽ gây phản dụng. Cuộc biểu tình này có thể biến thành một cuộc tranh giành ảnh hưởng giữa Nga và phương Tây, dẫn đến một hậu quả tương tự như ở Ukraine hiện nay.

Trước đó, hôm 29/6, hãng thống tấn Tass của Nga đưa tin Tổng thống Nam Ossetia Leonid Tibilov nhận định, các vụ bạo động gần đây ở Armenia không phải là ngẫu nhiên mà là mưu đồ của các nước phương Tây nhằm làm suy yếu ảnh hưởng của Nga.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ trang tin Zero Hedge của Mỹ, chuyên các bài phân tích về tài chính toàn cầu, kinh tế, thị trường vào chính trị.

PHẠM KHÁNH (Lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !