Áp thấp nhiệt đới khả năng mạnh thành bão, đi vào vùng biển Đà Nẵng - Phú Yên

Áp thấp nhiệt đới đã đi vào Biển Đông với sức gió mạnh nhất giật cấp 8. Dự báo trong 24-36 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão, tiến sát vùng biển từ Đà Nẵng đến Phú Yên, gió giật cấp 10.

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 13 giờ ngày 15/10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 14,1 độ Vĩ Bắc; 118,5 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây khoảng 600km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 8.

{keywords}
Áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, hướng vào các tỉnh Đà Nẵng - Phú Yên. (Nguồn: TTDBKTTVQG)

Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 25km và có khả năng mạnh thêm. Đến 13 giờ ngày 16/10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 14,8 độ Vĩ Bắc; 112,5 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 220km về phía Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-60km/giờ), giật cấp 9.

Vùng nguy hiểm do áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 13,5 đến 17,0 độ Vĩ Bắc; từ kinh tuyến 111,5 đến 119,5 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió giật mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Trong 24 đến 36 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20-25km và có khả năng mạnh lên thành bão. Đến 01 giờ ngày 17/10, vị trí tâm bão ở khoảng 14,8 độ Vĩ Bắc; 110,0 độ Kinh Đông, ngay trên vùng biển từ Đà Nẵng đến Phú Yên. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10.
Trong 36 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi 20-25km.

Hiện nay (15/10), ở khu vực ven biển và đồng bằng Bắc Bộ, Hòa Bình, Nam Sơn La, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Thanh Hóa đã có mưa to đến rất to với lượng mưa từ 13h00 ngày 14/10 đến 13h00 ngày 15/10 phổ biến 100-200mm, có nơi lớn hơn như: Ba Chẽ Quảng Ninh (276.0mm), Cẩm Phả (Quảng Ninh) 226.0mm, Tà Xi Láng (Yên Bái) 267.0mm, Hồ Cạn Thượng (Hòa Bình) 170.0mm, Làng Nhì (Yên Bái) 188.0mm, Tân Minh (Phú Thọ) 181.0mm,...

Dự báo, do ảnh hưởng của không khí lạnh kết hợp với gió đông nam trên cao hoạt động mạnh nên đêm nay và sáng ngày mai (16/10) ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ, Hòa Bình, Nam Sơn La, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Yên Bái có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 50-100mm, có nơi trên 120mm. Từ chiều mai, mưa ở Bắc Bộ giảm nhanh.

Do ảnh hưởng của không khí lạnh kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới có trục đi qua khu vực Trung Trung Bộ nối với áp thấp nhiệt đới trên biển Đông có khả năng mạnh lên thành bão và đi vào Trung Bộ nên từ ngày 16-21/10 ở Trung Bộ có mưa rất to, riêng Hà Tĩnh, Quảng Bình có khả năng mưa đặc biệt to. Tổng lượng mưa từ ngày 16-21/10 ở các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình phổ biến 500-800mm, có nơi trên 900mm; ở các tỉnh Nghệ An, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế phổ biến 300-500mm, có nơi trên 500mm; ở các tỉnh/thành từ Đà Nẵng đến Phú Yên từ 200-300mm, có nơi trên 350mm.

Từ đêm 16/10 đến ngày 18/10, ở Tây Nguyên có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với tổng lượng mưa phổ biến khoảng 100-200mm, có nơi trên 250mm.

Cảnh báo, sau ngày 21/10, ở các tỉnh Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ tiếp tục có khả năng xảy ra mưa lớn kéo dài.

Trong một bản tin khác vừa phát đi chiều nay, cơ quan khí tượng thủy văn cảnh báo nguy cơ ngập úng do triều cường ở TP.HCM và các tỉnh hạ nguồn sông Cửu Long.

Cụ thể: Mực nước sông Cửu Long, sông Sài Gòn tiếp tục lên theo triều và có khả năng đạt đỉnh vào các ngày 18-20/10, tại các trạm hạ lưu sông Cửu Long và sông Sài Gòn có khả năng lên mức BĐ2-BĐ3 và trên BĐ3 từ 0,1-0,3m. Nguy cơ ngập lụt xảy ra tại các vùng trũng thấp, vùng ven sông tại các tỉnh hạ nguồn sông Cửu Long, TP.HCM, Cần Thơ, Vĩnh Long.

PV (tổng hợp)

Lý giải nguyên nhân bão số 1 đi lệch so với những dự báo trước đó

Sau khi đi sâu vào đất liền khu vực phía Nam tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) bão số 1 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.

Bão số 1 cách Quảng Ninh khoảng 140km, tiến nhanh về đất liền

Dự báo hôm nay bão số 1 sẽ đổ bộ đất liền các tỉnh Đông Bắc của Bắc Bộ, nhiều nơi mưa to đến rất to và có nguy cơ sạt lở đất, ngập úng.

Bão số 1 đang đạt sức mạnh lớn nhất, hướng về Quảng Ninh- Hải Phòng

Bão số 1 giật cấp 15, đạt cường độ lớn nhất, cách bán đảo Lôi Châu khoảng 340km về phía Đông Đông Nam. Khoảng 16h ngày 18/7, bão trên vùng ven biển tỉnh Quảng Ninh-Hải Phòng

Dự báo thời tiết 17/7: Miền Bắc ngày nắng gắt, từ đêm bắt đầu mưa rất to

Dự báo thời tiết ngày 17/7, Bắc và Trung Bộ vẫn nắng nóng đến gay gắt vào ban ngày; nhưng từ đêm, do ảnh hưởng hoàn lưu bão số 1, sẽ có mưa to đến rất to.

Bão số 1 tăng cấp, hướng vào Bắc Bộ

Bão số 1 tăng thêm một cấp so với hôm qua. Dự báo bão di chuyển với tốc độ 10-15km/h và sẽ tiếp tục tăng cấp.

Áp thấp nhiệt đới vào Biển Đông, 2 kịch bản khi mạnh lên thành bão

Trong chiều nay, áp thấp nhiệt đới ngoài khơi Philippines đã đi vào Biển Đông và có khả năng mạnh lên thành bão số 1.

Dự báo thời tiết 14/7: Nắng nóng miền Bắc còn gay gắt, từ chiều tối mưa dồn dập

Dự báo thời tiết ngày 14/7, nắng nóng giảm dần ở miền Bắc, từ chiều tối có mưa giông diện rộng. Riêng Trung Bộ còn nắng nóng gay gắt. Tây Nguyên và Nam Bộ mưa liên tiếp vào chiều tối.

Miền Bắc sắp mưa lớn, có thể kèm gió giật mạnh sau chuỗi ngày nắng nóng

Mưa bắt đầu xuất hiện ở vùng núi miền Bắc sau đó mở rộng ra toàn khu vực với lượng lớn đến 150mm. Sau chuỗi ngày nắng nóng ròng rã, trong cơn mưa đề phòng giông, lốc và gió giật mạnh.

Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Nắng nóng hầm hập rồi mưa mát vào cuối tuần

Dự báo thời tiết Hà Nội 3 ngày tới, trong 1-2 ngày đầu, nắng nóng hầm hập tiếp diễn. Đợt nắng nóng này sẽ kết thúc vào cuối tuần, từ 15/7 trời mát và có lúc có mưa.

Thời tiết Hà Nội 12/7: Nắng nóng cao điểm nhất cả đợt, vượt ngưỡng 38 độ

Dự báo thời tiết Hà Nội 12/7, nắng nóng đến gay gắt tiếp diễn với nền nhiệt ở mức cao điểm, vượt ngưỡng 38 độ; ban đêm ít khả năng xảy ra mưa giông.

Đang cập nhật dữ liệu !