Anh lo không đủ trang bị hỗ trợ tiêm kích F-35
Căn cứ Không quân Hoàng gia Anh Lakenheath (Anh) dự kiến sẽ có 54 máy bay F-35 vào năm 2020, một vài trong số này sẽ được triển khai ra nước ngoài. Đại tá Robert Novotny, chỉ huy của một phi đội máy bay chiến đấu của Anh thay vì lo lắng rằng căn cứ nước ngoài sẽ không thể bảo dưỡng F-35 một cách hiệu quả.
Một máy bay đang cất cánh làm nhiệm vụ từ căn cứ Lakenheath, Anh. |
“Điều mà tôi lo ngại nhất tại Lakenheath không phải là chính chiếc máy bay F-35. Tôi tự hỏi rằng, liệu chúng ta có thể xây dựng cơ sở hạ tầng đủ nhanh để hỗ trợ F-35 hay không”, ông Novotny cho biết. Căn cứ này hiện đang cần nâng cấp cơ sở hạ tầng để hỗ trợ bảo dưỡng và sửa chữa F-35.
“Chúng tôi phải xây dựng thêm một số cơ sở mới để bố trí các hệ thống liên lạc mới. Bên cạnh đó chúng tôi cũng phải cải tiến hệ thống cung cấp điện bởi nhu cầu sử dụng điện sẽ cao hơn”, ông nói thêm.
Ngoài ra, các khu ở và sinh hoạt dành cho khoảng 1.200 phi công và các kỹ sư để phục vụ các máy bay F-35 cũng sẽ cần được xây dựng.
Dự kiến không quân Anh sẽ phải chi khoảng 200 triệu USD để nâng cấp cơ sở hạ tầng, song ông Novotny lo ngại rằng khoản ngân sách này sẽ không được cung cấp kịp thời. Thêm vào đó, ông cũng cho rằng nếu các căn cứ khác trong khu vực cũng đang cần nâng cấp thì căn cứ Lakenheath sẽ không được ưu tiên.
Thời điểm hoàn thành nâng cấp căn cứ đã bị lùi lại đến năm 2022, hai năm sau khi những chiếc F-35 đầu tiên sẽ có mặt tại căn cứ Lakenheath.
Máy bay chiến đấu hiện địa F-35 của Mỹ. |
Là một sản phẩm của hãng Lockheed Martin, máy bay F-35 đã gặp nhiều vấn đề trong suốt quá trình phát triển, mặc dù chi phí phát triển của phi cơ này đã lên đến hơn 1 nghìn tỷ USD. Gần đây việc sản xuất F-35 đã vấp phải trục trặc do lỗi của ghế thoát hiểm.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Sputnik, hãng thông tấn mới của Nga khai trương ngày 10/11/2014, có quy mô toàn cầu. Sputnik thay thế các dịch vụ truyền thông tiếng nước ngoài của hãng thông tấn RIA Novosti và đài phát thanh Tiếng nói nước Nga.