Ăn theo "kiểu Tây" người Việt đang khổ vì bệnh tật

Các bệnh không lây nhiễm đã gây tử vong cho khoảng 40 triệu người mỗi năm, tương đương khoảng 70 % số trường hợp tử vong trên toàn thế giới trong đó có bệnh tim mạch. Thay đổi cách ăn uống chính là phòng bệnh

TS Trương Hồng Sơn – Tổng Thư ký Tổng Hội y học Việt Nam cho biết bệnh không lây nhiễm là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở hầu hết các quốc gia ở Châu Mỹ, Châu Âu, Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương. Trong những bệnh không lây nhiễm thì bệnh tim mạch gây tử vong nhiều nhất. Sau đó đến bệnh ung thư, bệnh hô hấp và đái tháo đường.

Xu hướng tăng nhanh này là kết quả của những thay đổi về nhân khẩu học, chế độ ăn và quá trình chuyển đổi kinh tế và xã hội trên toàn cầu.

Năm 2002, Báo cáo sức khỏe toàn cầu đã chỉ ra những bằng chứng khoa học và nhấn mạnh rằng chế độ ăn không lành mạnh, lười hoạt động và việc sử dụng thuốc lá là những yếu tố nguy cơ của các bệnh không lây nhiễm. Trong những thập kỷ gần đây, xu hướng chung trong sự thay đổi khẩu phần ăn trên toàn cầu có hậu quả làm tăng nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm. Năng lượng khẩu phần ăn hàng ngày từ các loại thực phẩm như thịt, đường, dầu mỡ và các chất béo đã và đang có xu hướng tăng lên.

Đặc biệt là chất béo bão hòa, chất béo dạng trans. Trong khi đó, xu hướng sử dụng các loại thực phẩm giày chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt, đậu độ và các loại củ đang có xu hướng giảm dần. Việc tiêu thụ các thực phẩm chế biến có sẵn có chứa chất bảo quản, tiêu thụ đường và đồ uống có cồn tiếp tục tăng nhanh ở các quốc gia thu nhập thấp và trung bình. Song song với đó là tình trạng giảm hoạt động thể chất điều này dẫn đến thừa cần và phát sinh các bệnh liên quan đến béo phì.

Mức tiêu thụ muối cao cũng được nhận thấy ở nhiều cộng đồng dân cư. Sự thay đổi về hàm lượng dinh dưỡng ảnh hưởng đến chế độ ăn uống và lượng chất dinh dưỡng trong khẩu phần và cũng là những yếu tố nguy cơ chính cho sự phát triển bệnh không lây nhiễm và tử vong do các bệnh này trên toàn thế giới.

Tại cuộc điều tra của Bộ Y tế về nguyên nhân, yếu tố gây ra bệnh không lây nhiễm ở Việt Nam từ năm 2015 đã cho rằng người Việt Nam quá lười ăn rau. 

Nếu một người ăn hơn 5 suất rau, tương đương 400 gam rau xanh và quả chín mỗi ngày có thể giúp giảm 2 lần nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, mỡ máu và tăng khả năng dự phòng với các bệnh không lây nhiễm khác.

Tuy nhiên, điều tra cho thấy hơn 57% người trưởng thành ăn thiếu rau và trái cây so với khuyến nghị của WHO. Tỉ lệ này ở nam cao hơn nữ.

Trong một nghiên cứu khác của Viện Dinh dưỡng quốc gia cũng chỉ rõ, người Việt ăn rất ít rau với mức 170-200g/ngày nhưng ăn nhiều thịt với lượng trên 80g/ngày, gấp 3-4 lần so với những năm trước. Trong khi lượng cá chỉ đạt 60g/ngày, bằng 1/5 khuyến cáo của WHO.

TS Sơn cho biết rau củ và trái cây đã được các nhà học nghiên cứu và đánh giá về tác dụng chống oxy hóa, phòng ngừa ung thư, tim mạch.

Báo cáo tổng quan trên các nghiên cứu thuần tập cho thấy nguy cơ mắc mỡ máu giảm khi tiêu thụ trái cây mỗi ngày. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra việc hạ huyết áp nhưng các bằng chứng vẫn chưa đủ mạnh để khẳng định kết quả này.


Khánh Ngọc

Mận khô California - món ăn nhẹ nhiều dưỡng chất, thơm ngon và tiện lợi

Mận khô California được lựa chọn như một thực phẩm cao cấp cho một bữa ăn nhẹ lành mạnh.

Bệnh viện FV dành gần 200 tỷ đồng đầu tư hệ thống xạ phẫu bằng robot tích hợp AI

Bệnh viện FV vừa công bố đầu tư hệ thống xạ phẫu CyberKnife S7 - hệ thống xạ phẫu bằng robot có thể điều trị khối u ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể mà không cần phẫu thuật.

Cô giáo trẻ vượt 300km ra Hà Nội 'xẻ' một phần gan cứu em trai '9 phần tử vong'

Tìm mọi cách để cứu chồng đang nguy kịch, vợ anh K. sẵn sàng hiến gan nhưng bác sĩ thông báo chỉ số không phù hợp. May mắn, người chị gái làm nghề giáo viên đã kịp thời vượt 300km có mặt để cứu em trai.

Hành động đẹp của phụ xe dành cho vị khách đặc biệt trên chuyến xe cuối năm

Kết thúc buổi truyền hóa chất cuối cùng năm Giáp Thìn, nữ bệnh nhân mắc ung thư giai đoạn cuối, bị liệt 2 chân lên nhầm xe khách. Chỉ có một mình, chị vội vàng gọi điện cho nhà xe đặt trước đó và nhận được hành động đẹp của người phụ xe.

Hơn 1.400 nhân viên y tế thôn bản được nâng cao kiến thức ứng phó đại dịch

1.011 cán bộ của 27 trạm y tế và 1.412 nhân viên y tế thôn bản và cộng tác viên y tế tại các huyện dự án đã được tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng cơ bản để ứng phó với đại dịch.

Mua thuốc trực tuyến qua ứng dụng VNeID

Người dân sẽ dễ dàng mua thuốc trực tuyến an toàn, tiện lợi thông qua giải pháp kết nối app-to-app giữa ứng dụng Nhà thuốc Long Châu và VNeID.

1.300 bệnh nhân khó khăn được Vinamilk hỗ trợ mổ tim và mổ mắt

Vinamilk tiếp tục phối hợp với Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM hỗ trợ mổ tim cho hơn cho 300 bệnh nhi mắc dị tật tim bẩm sinh và gần 1.000 bệnh nhân nghèo cần được phẫu thuật mắt.

Thái Bình: nâng cao kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ và bé

Vinamilk phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thái Bình tổ chức Hội thảo “Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé”, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sự kiện thu hút 300 phụ nữ tại Thái Bình tham gia.

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Đang cập nhật dữ liệu !