Ấn Độ sử dụng bom dẫn đường laser tự chế
Ấn Độ đã tiến hành thử nghiệm ném bom dẫn đường bằng laser có tên Sudarshan do nước này tự chế tạo. Đầu năm 2013, không quân Ấn Độ đã kí kết đơn đặt hàng 50 quả bom loại này với Cơ quan Phát triển hàng không thuộc Tổ chức nghiên cứu phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO).
Bom dẫn đường bằng laser do Ấn Độ tự chế tạo |
Mỹ là nước đầu tiên trên thế giới nghiên cứu, chế tạo bom dẫn đường bằng laser từ những năm 1960. Sau đó, Nga, Pháp và Anh cũng lần lượt phát triển loại bom này. Bom dẫn đường bằng laser còn có tên gọi khác là “bom thông minh” vì nó có thể bay đến mục tiêu định sẵn mà không tuân theo một quỹ đạo cụ thể nào.
Sudarshan là phiên bản bom dẫn đường laser đầu tiên do Ấn Độ tự nghiên cứu chế tạo. Phía Ấn Độ đã thiết kế chúng để nâng cao tính chính xác khi đánh bom không đối đất, và tập trung mọi nguồn lực để có thể tự mình chế tạo được loại bom này.
Ấn Độ sẽ trang bị bom Sudarshan cho những máy bay ném bom MiG-27 |
Dự án phát triển bom dẫn đường laser được thực hiện từ năm 2006, mục đích là tạo ra một bộ phận dẫn đường laser cho những quả bom nặng 450kg mà Ấn Độ đang sở hữu. Sudarshan được gắn một máy tính kiểm soát quá trình bay thông qua hệ thống kiểm soát tốc độ và truyền động tuyến tính để có thể nhắm thẳng mục tiêu. Nếu rơi từ độ cao bình thường, nhờ sự dẫn đường laser những quả bom có thể bay xa 9km.
và xem xét phát triển nó cho cả Su-30MKI, Mirage-2000 và MiG-29 |
Trong năm 2010, Ấn Độ liên tục thử nghiệm thành công loại bom có gắn thiết bị dẫn đường laser này. Ấn Độ sẽ trang bị bom Sudarshan cho những máy bay ném bom MiG-27, và xem xét phát triển nó cho cả Su-30MKI, Mirage-2000 và MiG-29.
Ấn Độ còn đang ấp ủ mong muốn chế tạo thế hệ tiếp theo cho bom dẫn đường laser, nhằm nâng cao phạm vi bay hiện tại từ 9km lên 50km của bom sau khi rơi từ độ cao bình thường.