Ấn Độ hợp tác trực tiếp với Pháp, hủy dự án với nhà sản xuất Rafale

Với việc Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi công bố New Delhi sẽ mua 36 máy bay chiến đấu Rafale qua đối thoại với chính phủ Pháp, dự án hợp tác với nhà sản xuất chiến đấu cơ Dassault có vẻ đã kết thúc.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi mới đây đã đưa ra công bố quan trọng tại Paris rằng New Delhi sẽ mua 36 phi cơ chiến đấu Dassault Rafale sẵn có trong một thỏa thuận giữa hai chính phủ. Cùng lúc đó, tương lai của dự án phi cơ chiến đấu đa chức năng (MMRCA) có kinh phí 20 tỉ USD giữa nhà sản xuất Dassault Aviation của Pháp và chính phủ Ấn Độ trở nên mù mờ.

Sự nhập nhằng đó cuối cùng cũng kết thúc vào ngày 13/4 vừa qua, khi Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ấn Độ Manohar Parrikar xác nhận rằng dự án 20 tỉ USD sẽ không tiếp tục. Như vậy, dự án hợp tác sản xuất máy bay của Ấn Độ coi như đã chết.

Ấn Độ hợp tác trực tiếp với Pháp, hủy dự án với nhà sản xuất Rafale - ảnh 1

Dự án sản xuất máy bay Rafale tại Ấn Độ đã kết thúc?

Mặc dù ông Parrikar không khẳng định hủy bỏ dự án hoàn toàn, ông nói rằng chính phủ Ấn Độ sẽ không tiếp tục đàm phán vào thời điểm này và gợi ý rằng nếu New Delhi có mua thêm Rafale, họ sẽ thỏa thuận trực tiếp với chính phủ Pháp.

Phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Ấn Độ, ông Sitanshu Kar viết trên trang Twitter của mình rằng “giải pháp đàm phán qua chính phủ tỏ ra hiệu quả hơn so với mời thầu trong việc mua các loại vũ khí chiến lược”. Ông Parrikar còn nói rằng quyết định của chính phủ nhằm mua trực tiếp 36 máy bay Rafale là cần thiết, và ví thỏa thuận này giống như là “bình tiếp oxy” cho lực lượng không quân bị cắt giảm của Ấn Độ.

Tuyên bố của ông Parrikar đã làm rung động rất nhiều người. Quyết định có phần thực dụng nhằm đáp ứng nhu cầu cung cấp phi cơ chiến đấu ngay lập tức là điều đáng được tán thưởng, nhưng cùng lúc đó, việc dự án phi cơ chiến đấu với Dassault là một bước lùi cho những nỗ lực của chính phủ Modi nhằm xây dựng một nền công nghiệp quốc phòng vững mạnh của Ấn Độ. Với việc thỏa thuận trên được công bố tại Paris, Pháp không cần phải cung cấp các công nghệ của mình.

Mới đây vào tháng 2, một số thông tin cho thấy Pháp và Ấn Độ đã có một thỏa thuận, qua đó cho phép công ty Hindustan Aeronautics Limited (HAL) của Ấn Độ lắp ráp 108 trong tổng số 126 máy bay Rafale (số còn lại sẽ được vận chuyển từ Pháp). Vào cuối năm 2014, ông Parrikar đã gặp gỡ người đồng cấp của Pháp và cả hai đã đàm phán về một phương án nhằm “đẩy mạnh tiến độ”. Pháp đã từ chối, do phía Dassault lo ngại khả năng sản xuất của HAL để tạo ra những chiếc phi cơ đúng với những thông số đề ra và cả độ tin cậy của máy bay.

Trong lúc đó, Không quân Ấn Độ đang rất cần một giải pháp cụ thể và áp lực đang ngày một tăng lên đối với chính phủ Ấn Độ. Tất cả những sự kiện trên cuối cùng cũng dẫn đến thỏa thuận giữa hai chính phủ ở Paris.

Ấn Độ hợp tác trực tiếp với Pháp, hủy dự án với nhà sản xuất Rafale - ảnh 2

Theo một số ý kiến, Ấn Độ đã đánh mất cơ hội để phát triển công nghệ quốc phòng trong nước.

Sau khi ông Parrikar đưa ra tuyên bố trên, một nhà báo của tờ Business Standard của Ấn Độ đã viết, với quyết định mua trực tiếp 36 chiếc Rafale sẵn có, “Pháp đã được lời từ sự trì hoãn của họ vì đã đạt được điều họ muốn: một thương vụ bán phi cơ mà không cần chuyển giao công nghệ”. Với Pháp, Rafale đã biến thành một cơn ác mộng về tiếp thị, bởi những khách hàng tiềm năng lần lượt từ chối mua máy bay do lo ngại về giá thành và chi phí bảo dưỡng cao của Rafale.

Do đó, việc đạt được thương vụ này sẽ giảm sức ép đối với chính phủ Pháp. Hơn thế nữa, do không phải chuyển giao công nghệ, Dassault có thể thu lời trong những lần kiểm tra bảo dưỡng và nâng cấp Rafale trong tương lai.

Nếu đàm phán vẫn còn tiếp tục, New Delhi sẽ là bên thắng cuộc khi giành được khả năng tự sản xuất các công nghệ quốc phòng tiên tiến, cho dù thiết kế của chúng bắt nguồn từ nước ngoài. Cho dù New Delhi chỉ có thể sản xuất được một phần nhỏ trong số 108 chiếc Rafale trên đất Ấn Độ, đó sẽ là bước nhảy vọt đối với nền công nghiệp Ân Độ.

Sau cùng, tuyên bố của Parrikar gần như đồng nghĩa với việc phi đội Rafale của Ấn Độ sẽ không bao giờ có 126 chiếc. Không có hệ thống sản xuất nội địa, Ấn Độ sẽ gặp khó khăn để có thể tăng số lượng máy bay chiến đấu. Để nhanh chóng bác bỏ những phê bình, Parrikar khẳng định rằng “mọi lựa chọn vẫn còn khả thi”, bao gồm cả việc sản xuất Rafale tại Ấn Độ. Tuy nhiên với công bố của Thủ tướng Modi, đạt được điều đó sẽ là cả một quá trình gian khổ hơn bao giờ hết.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin The Diplomat, một tạp chí có trụ sở ở Tokyo, chuyên về chính trị, văn hóa và xã hội tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.

Anh Tuấn (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Video HIMARS Ukraine bắn nổ pháo ‘cuồng phong’ Nga

Đòn tấn công của hệ thống HIMARS Ukraine ngay lập tức tạo ra vụ cháy lớn cho pháo BM-27 Uragan Nga, trước khi vụ nổ thứ cấp phá hủy khí tài này.

Đang cập nhật dữ liệu !