Ấn Độ dồn thêm xe tăng T-90 tới biên giới tranh chấp với Trung Quốc

Ấn Độ cho điều động thêm dàn xe tăng T-90 tới vùng tranh chấp biên giới, sau khi phát hiện Trung Quốc liên tiếp tăng cường quân và vũ khí. 

Những bức ảnh vệ tinh hé lộ quân đội Trung Quốc tiếp tục điều động vũ khí và thiết bị quân sự tới khu vực Aksai Chin. Do đó, chính phủ Ấn Độ đã quyết định triển khai tăng cường vũ khí và binh sĩ, sau báo cáo cho thấy quân đội Trung Quốc đang chuẩn bị cho hoạt động lâu dài trong điều kiện khắc nghiệt vào mùa đông trên dãy núi Himalaya.

Nhật báo Hindustan Times cho hay, Ấn Độ đã điều động 12 xe tăng T-90 có khả năng phóng cả tên lửa, cùng các xe bọc thép chở quân và một lữ đoàn gồm 4.000 quân nhân tới khu vực Daulat Beg Oldi (DBO) để ngăn chặn quân đội Trung Quốc xâm nhập sâu vào lãnh thổ từ trục Shaksgam – Karakoram ở vùng Ladakh.

{keywords}
Ấn Độ dồn thêm xe tăng T-90 tới vùng tranh chấp với Trung Quốc. (Ảnh: Sputnik)

Động thái này diễn ra sau khi các cuộc đàm phán hạ nhiệt căng thẳng giữa hai bên không thể ngăn quân đội Trung Quốc tăng cường thêm lực lượng và vũ khí tới biên giới tranh chấp. Trong đó, số lượng binh sĩ thuộc quân đội Trung Quốc hiện có mặt ở vùng Aksai Chin là gần 50.000.

Tuy nhiên, các cây cầu trên tuyến đường Darbuk - Shyok - DBO không thể chiu được sức nặng của những chiếc xe tăng T-90 có tải trọng lên tới 46 tấn. Do đó, dàn xe tăng của Ấn Độ đã phải lội qua các con sông và dòng suối nhờ sự hỗ trợ từ một thiết bị đặc biệt.

Bên cạnh đó, quân đội Ấn Độ cũng cho triển khai thêm các xe chiến đấu bộ binh, lựu pháo M-777 155 mm do Mỹ sản xuất cùng với lựu pháo 130 mm tới nhiều địa điểm nằm ở phía đông Ladakh bao gồm DBO, Galwan và Pangong Tso.

Trước đó, hình ảnh vệ tinh hé lộ binh sĩ Trung Quốc đang tập trung đông ở khu tự trị Tây Tạng và khả năng sử dụng các đường hầm để huy động vũ khí cùng thiết bị quân sự, theo trang web ThePrint của Ấn Độ.

Từ hình ảnh vệ tinh, giới chuyên gia nhận định khả năng quân đội Trung Quốc đã sẵn sàng cho sứ mệnh hoạt động lâu dài giữa điều kiện khắc nghiệt vào mùa đông trên dãy núi Himalaya.

Cụ thể, các bức ảnh vệ tinh được chụp vào ngày 21/7 cho thấy số lượng lớn binh sĩ Trung Quốc đã có mặt ở Shiquanhe của Tây Tạng. Hoạt động tăng viện mới nhất của Trung Quốc bao gồm khoảng 5.000 binh sĩ và thiết bị. Những đường băng lên thẳng cũng đã xuất hiện tại khu vực này và nhiều công trình khác cũng đang trong giai đoạn xây dựng.

Trong bối cảnh các cuộc đàm phán rút bớt quân ở khu vực tranh chấp biên giới giữa Trung - Ấn sắp tới hồi kết, quân đội Ấn Độ vẫn đang triển khai thêm sức mạnh quân sự để bắt kịp với động thái của Trung Quốc nằm dọc Đường Kiểm soát thực tế (LAC). LAC nằm giữa khu vực Ladakh do Ấn Độ quản lý và Aksai Chin do Trung Quốc kiểm soát. 

Trước đó, căng thẳng biên giới Trung - Ấn bùng phát sau vụ đụng độ đẫm máu ở thung lũng Galwan khiến ít nhất 20 quân nhân Ấn Độ tử vong vào ngày 15/6. Đây được xem là cuộc xung đột biên giới nghiêm trọng nhất kể từ sau vụ tranh chấp kéo dài 70 ngày tại cao nguyên Doklam hồi năm 2017.

Phía Trung Quốc vẫn giữ bí mật về con số thương vong sau xung đột. Một số nguồn tin cho rằng trong vụ ẩu đả, phía quân đội Trung Quốc đã có tới 43 binh sĩ tử vong. Địa điểm đối đầu cũng khiến Bắc Kinh vô cùng quan ngại, bởi nó nằm gần với hai khu tự trị là Tân Cương và Tây Tạng. 

Nguồn tin từ quân đội Ấn Độ cho biết thêm, Bắc Kinh vẫn chưa cho rút quân khỏi khu vưc hồ Pangong Tso và thung lũng Depsang. Đáng nói, các binh sĩ Trung Quốc đang có mặt trong khu vực nằm sâu trong lãnh thổ Ấn Độ 8 km thuộc cao nguyên Depsang.

Trung Quốc xét nghiệm 6 triệu dân, truy tìm ca mắc Covid-19 trong cộng đồng

Trung Quốc xét nghiệm 6 triệu dân, truy tìm ca mắc Covid-19 trong cộng đồng

Trung Quốc tiến hành lấy mẫu xét nghiệm 6 triệu dân sinh sống ở thành phố Đại Liên nhằm truy tìm các ca mắc Covid-19 trong cộng đồng. 

Minh Thu (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Video HIMARS Ukraine bắn nổ pháo ‘cuồng phong’ Nga

Đòn tấn công của hệ thống HIMARS Ukraine ngay lập tức tạo ra vụ cháy lớn cho pháo BM-27 Uragan Nga, trước khi vụ nổ thứ cấp phá hủy khí tài này.

Đang cập nhật dữ liệu !