Ấn Độ - Cường quốc quân sự đối trọng với Trung Quốc?

Ấn Độ thường được nhắc đến với những điểm tương đồng với cường quốc thứ 2 thế giới – Trung Quốc bởi dân số hơn 1 tỷ người, là đối tác thương mại có giá trị và tiềm năng quân sự lớn mạnh. Tuy nhiên, với sự trỗi dậy của Trung Quốc, Ấn Độ vẫn bị xem là có một sức mạnh không hoàn toàn giống với những gì họ hành động.
Ấn Độ - Cường quốc quân sự đối trọng với Trung Quốc? - ảnh 1
Liệu Ấn Độ có muốn trở thành một cường quốc quân sự, tạo thế đối trọng mới với Trung Quốc ở châu Á?

Đây quả là một điều đáng tiếc, khi mà Ấn Độ có được một sức mạnh tuyệt vời như vậy, và họ sẽ còn nhận được nhiều sự hỗ trợ từ bên ngoài. Ấn Độ có một nền kinh tế ít nghèo hơn và năng động hơn so với Trung Quốc, sức mạnh mềm của Ấn Độ chính là ở sự đa dạng trong chính trị và tôn giáo. Đó là cam kết của các tổ chức dân chủ, các quy định pháp luật và nhân quyền.

Từng là nạn nhân của bạo lực thánh chiến - chỉ xếp hạng sau các cuộc chiến chống khủng bố - Ấn Độ có được một cộng đồng hải ngoại rất lớn và tiềm năng. Cộng đồng này có thể không đồng ý với sự tham gia của phương Tây vào phát triển đất nước, nhưng họ lại chia sẻ nhiều giá trị của phương Tây. Một cộng đồng tự tin và giàu tính văn hóa.

Nếu Ấn Độ có một chỗ ngồi tại thường trực an ninh của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (LHQ) - vị trí mà nước này xứng đáng là một trong những quốc gia đóng góp phù hợp nhất cho các hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ, Ấn Độ sẽ hành động theo bản năng mà không đồng ý tha thứ và bảo vệ cho các chế độ tàn bạo.

Không giống như Trung Quốc và Nga, với bờ biển khổng lồ và sự sức mạnh về hải quân ( được đồng minh Hoa Kỳ đánh giá cao), Ấn Độ có khả năng bảo đảm an ninh trong một phần quan trọng của các vấn đề chung trên toàn cầu.

Sức mạnh khiêm tốn

Tiềm năng to lớn của Ấn Độ chưa được khai thác chính là một lực lượng cho sự ổn định. Mặc dù ngân sách quốc phòng tăng nhanh, dự báo sẽ đứng thứ 4 thế giới vào năm 2020, các chính trị gia và quan chức Ấn Độ cho thấy họ ít quan tâm đến các chiến lược lớn. Dịch vụ nước ngoài được cung cấp cho 1,2 tỷ dân của Ấn Độ thực sự yếu ớt. Các nhà lãnh đạo của các lực lượng vũ trang và các nhóm chính trị đều hoạt động khá quan liêu và trong từng thế giới riêng biệt. Trong khi đó, Bộ Quốc phòng thường xuyên chỉ sử dụng các chuyên gia quân sự một cách ngắn hạn.

Những điểm yếu này một phần phản ánh mong muốn thực tế dành sự ưu tiên cho phát triển kinh tế trong nước. 66 năm đứng bên cạnh nước Anh trong các chính sách ngoại giao, hiện Ấn Độ vẫn giữ tín ngưỡng bán độc lập và “không liên kết”, cho rằng phương Tây không đáng tin.

Ấn Độ có truyền thống kiềm chế chiến lược trong một số cách phục vụ đất nước tốt nhất. Tuy đã từng có các cuộc chiến tranh nhỏ với Pakistan và Trung Quốc, nước này có xu hướng đối phó với các hành động khiêu khích một cách thận trọng. Dù có tranh chấp lãnh thổ lâu dài với láng giềng, nhưng thường Ấn Độ cố gắng không làm ảnh hưởng đến quan hệ song phương. Ấn Độ không đi tìm kiếm rắc rối, và điều đó đã là lợi thế của họ.

Không thể thiếu Ấn Độ

Ấn Độ - Cường quốc quân sự đối trọng với Trung Quốc? - ảnh 2
Lực lượng không quân Ấn Độ

Việc thiếu một nền văn hóa về chiến lược rồi sẽ phải trả giá. Pakistan thực sự nguy hiểm, không ổn định, đầy đe dọa với vũ khí hạt nhân, bị xâu xé bởi bạo lực thánh chiến và dễ bị tổn thương bởi các lệnh quân đội đe dọa. Tuy nhiên, Ấn Độ không thể có một chính sách mạch lạc để đối phó với sự nguy hiểm này. Chính phủ Ấn Độ tin rằng thương mại sẽ cải thiện quan hệ, ngay cả khi quân đội có thực hiện các cuộc chiến ở biên giới đi chăng nữa.

Trung Quốc, đang ngày càng sẵn sàng để tung hoành khắp các vùng biển thế giới, bao gồm cả Ấn Độ Dương, đặt ra một mối đe dọa khác nữa cho các quốc gia thuộc khu vực. Không ai có thể chắc chắn về cách mà Trung Quốc sẽ sử dụng sức mạnh quân sự và kinh tế để làm giàu thêm lợi ích riêng của mình. Và Ấn Độ sẽ có nhiều nguy cơ với tham vọng này của Trung Quốc, buộc họ có đủ lý do để lo lắng. Đất nước này đặc biệt dễ bị tổn thương cho bất kỳ sự gián đoạn trong nguồn cung cấp năng lượng (Ấn Độ chiếm 17% dân số thế giới nhưng chỉ 0,8% trong số đó biết đến dầu và khí đốt).

Ấn Độ nên bắt đầu để tạo ra số phận riêng cho họ cũng như số phận của khu vực. Nước này cần phải có chiến lược nghiêm túc hơn, xây dựng một số dịch vụ nước ngoài tốt hơn nhằm tạo ra một sức mạnh tuyệt vời, ít nhất cũng phải lớn gấp ba lần hiện tại. Ấn Độ cần một bộ quốc phòng chuyên nghiệp hơn, các quan chức quốc phòng thống nhất có thể làm việc được với các lãnh đạo chính trị của đất nước. Họ cũng cần cho phép các công ty tư nhân và nước ngoài cứu ngành công nghiệp quốc phòng nhà nước qua khỏi cơn hấp hối. Ấn Độ cũng cần một lực lượng hải quân đủ sức mạnh để đảm bảo an ninh hàng hải dọc theo một trong các tuyến đường biển nhộn nhịp nhất thế giới. Nói chung, Ấn Độ cần sẵn sàng để gánh vác trách nhiệm của một cường quốc.

Trên hết, Ấn Độ cần phải từ bỏ triết lý “không liên kết” đã lỗi thời. Kể từ sau các thỏa thuận hạt nhân với Mỹ năm 2005, nước này đã dịch chuyển về phương Tây nhiều hơn. Ấn Độ đã có xu hướng bỏ phiếu theo cách của Mỹ tại Liên Hợp Quốc, cắt giảm mua dầu của Iran, hợp tác với NATO ở Afghanistan và phối hợp với phương Tây trong việc giải quyết các vấn đề khu vực như trấn áp Sri Lanka hay quá trình chuyển đổi ở Myanmar, tuy nhiên, đều làm mọi việc một cách âm thầm lặng lẽ.

Ấn Độ cần cho thấy sự thay đổi rõ ràng hơn, bằng cách tham gia vào các liên minh an ninh, sẽ tốt cho khu vực và trên thế giới. Ấn Độ cần thúc đẩy dân chủ ở châu Á, giúp ràng buộc Trung Quốc vào các quy tắc quốc tế. Điều này có thể không có lợi ích ngắn hạn cho Ấn Độ, vì nó sẽ có nguy cơ làm mếch lòng Trung Quốc. Nhưng nhìn xa hơn ra ngoài lợi ích ngắn hạn đó, Ấn Độ sẽ có được một sức mạnh tuyệt vời.

Việc Ấn Độ có thể trở thành cường quốc hay không không phải là câu hỏi khó trả lời. Câu hỏi thực sự là liệu Ấn Độ có muốn làm điều đó hay không? 

Phan Sương

'Kẻ hủy diệt' BMPT Terminator chịu được cùng lúc 2 tên lửa chống tăng

Khung thân xe tăng T-90 khiến xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator có độ bền bỉ vượt trội.

'Kẻ hủy diệt' BMPT Terminator, lá chắn thép mới của lực lượng tăng thiết giáp Nga

Nga đã phát triển dòng xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator – một phương tiện kết hợp giữa hỏa lực mạnh, khả năng cơ động cao và công nghệ bảo vệ hiện đại, nhằm tối ưu hóa hiệu quả tác chiến trong môi trường đô thị và địa hình phức tạp.

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Đang cập nhật dữ liệu !