Ai đứng đằng sau lập trường chống Nga của NATO?
Ông Solmazturk cho biết, từ lâu phương Tây đã luôn quy trách nhiệm cho Nga khi mắc những sai lầm chính trị. “Điều đó rất vô lý. Chúng ta hay hỏi những người đã lên án Nga vì đã gây ra tình hình địa chính trị ở châu Âu trở nên căng thẳng, trong khi Mỹ đơn phương rút khỏi Hiệp ước Chống Tên lửa Đạn đạo năm 2002 và đẩy mạnh các hoạt động quân sự ở châu Âu. Washington có quyền gì để chỉ trích Moscow?”, ông nói.
Tổng thư ký NATO Jen Stoltenberg (giữa) cùng các quan chức quốc phòng tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở Ba Lan. |
Ngoải ra, Nga đã chủ động thực hiện các biện pháp quân sự và ngoại giao để tiêu diệt tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS). Chiến dịch quân sự của Nga tại Syria được coi là một thành công lớn, vậy nhưng các nước phương Tây vẫn tỏ ra ngại ngần hợp tác với Nga để chống khủng bố.
“Thay vì ủng hộ phương án trên của Nga và tập trung tấn công quân khủng bố, NATO lại chọn chỉ trích Nga vì những hành động của họ ở Syria”, ông Solmazturk nhận định.
Ngoài ra, ông cũng lên án lãnh đạo các nước phương Tây khi đã khuyến khích thực hiện chiến lược tuyên truyền tư tưởng bài Nga trên truyền thông. “Tất cả những thông tin nào có thể được dùng để chống lại Nga đều bị phóng đại quá mức”, ông Solmazturk cho biết.
Đây là lý do các nước Đông Âu đã bày tỏ những lo ngại của mình trước những hành vi được cho là “gây hấn” của Nga. Đồng thời họ cũng buộc phải thắt chặt quan hệ hơn nữa với NATO và Mỹ để củng cố an ninh quốc phòng.
Moscow luôn khẳng định rằng họ không phải là hiểm họa đối với các nước lân cận, song Nga cảnh báo rằng nếu NATO không lắng nghe những lo ngại của mình và tiếp tục tăng cường sự hiện diện của quân đội ở Đông Âu, Nga sẽ buộc phải phát triển quân đội.Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Sputnik, hãng thông tấn mới của Nga khai trương ngày 10/11/2014, có quy mô toàn cầu để cạnh tranh trên thị trường truyền thông thế giới. Sputnik thay thế các dịch vụ truyền thông tiếng nước ngoài của hãng thông tấn RIA Novosti và đài phát thanh Tiếng nói nước Nga.