ADMM+: Cơ hội hay thách thức cho an ninh hàng hải ở Biển Đông?
Kỳ vọng lớn
Cuộc họp ADMM+ lần đầu tiên tổ chức là vào năm 2010 tại Hà Nội, các thành viên tham dự bao gồm 10 nước của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và các nước: Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand, Nga và Mỹ.
Hội nghị ADMM+ lần này tại Brunei là lần thứ hai theo thông lệ 3 năm một lần. ADMM+ có một ý nghĩa đặc biệt khi kể từ năm nay sẽ được rút ngắn thời gian tổ chức còn 2 năm một lần.
Tại cuộc họp đầu tiên, ADMM+ đã tập trung ưu tiên vào các lĩnh vực hợp tác hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai, thảm họa (HADR), quân y, an ninh hàng hải, gìn giữ hòa bình và chống khủng bố. Trong những năm qua, trọng tâm chính chủ yếu của hợp tác là tập trung vào HADR và quân y. Vào tháng 6/2013, một cuộc tập trận độc đáo đã được tổ chức ở Brunei với sự điều động của 7 chiếc tàu, 15 trực thăng và khoảng 3.200 nhân viên đến từ 18 quốc gia khác nhau.
Trên thực tế, các quốc gia tích cực nhất trong việc điều động lực lượng tàu và nhân sự tiến hành các cuộc diễn tập thường xuyên như Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore, Việt Nam, Mỹ và Ấn Độ. Điều này đã khiến Đô đốc Samuel J. Locklear III, người đứng đầu Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương, đã gọi đây là một thành tích “đáng kể”.
Không có nhiều tiếng nói chung
Điều này đã nhấn mạnh tiềm năng của ADMM+ sẽ nổi lên như một diễn đàn có tầm quan trọng, nơi mà các lực lượng quân đội của khu vực có cơ hội hiểu biết lẫn nhau và cùng tham gia vào các biện pháp xây dựng lòng tin.
Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng lần đầu tiên được tổ chức tại Hà Nội, tháng 5/2010. |
Nếu ADMM+ đã đạt được rất nhiều thành tích trong một thời gian ngắn như vậy, liệu điều gì có thể gây cản trở sự phát triển của nó trong tương lai? Chính bởi hạn chế lớn nhất của khu vực hiện nay: An ninh hàng hải.
Trong năm đầu tiên của ADMM+, hội nghị đã tập trung nhấn mạnh về an ninh phi truyền thống là hoàn toàn thích hợp và quan trọng, chủ yếu tập trung vào các biện pháp xây dựng lòng tin, quân đội theo định hướng, không có đào tạo, trang bị và chuẩn bị chủ yếu cho các nhiệm vụ cụ thể. Do đó, mặc dù có một nhóm công tác chuyên gia về an ninh hàng hải, các tiến bộ cụ thể đạt được là rất ít. Ngay cả các biện pháp xây dựng lòng tin cơ bản như việc thiết lập đường dây nóng đã có sự tiến bộ nhất định, nhưng lại không thực tế, và không chắc chắn rằng điều này sẽ được thay đổi sớm.
Một phần của vấn đề là bản thân từng thành viên ASEAN không muốn “dây dưa” vào các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, thậm chí là tránh hoàn toàn chủ đề này. Điều này đã xảy ra, khi ADMM+ không thể tạo ra được một khu vực an ninh ổn định, từ đó buộc các nước sẽ tìm hiểu sự sắp xếp thay thế khác.
Vì vậy, chính sách tái cân bằng của Mỹ đã được hoan nghênh và có trọng lượng tương đối khác nhau ở các quốc gia thành viên ADMM+. Hiện tại, trong khối ASEAN, chính sách của Mỹ có tầm quan trọng khá lớn đối với các quốc gia như Việt Nam, Myanmar và Philippines. Song song với điều này, các quốc gia trong ADMM+ cũng đã thiết lập các nhóm tăng cường quan hệ khác nhau, như mối quan hệ ba bên Australia-Ấn Độ-Indonesia hay Nhật Bản-Việt Nam.
Cần thay đổi về nhận thức an ninh hàng hải
Chủ đề an ninh hàng hải không hề dễ dàng, tuy nhiên, một trong những biện pháp nhằm có thể thúc đẩy thảo luận là tăng cường nhận thức về lĩnh vực hàng hải. Biện pháp này có thể bắt đầu với việc trao đổi thông tin về các tàu thương mại, thậm chí là các tàu hải quân.
Một cuộc tập trận y tế của khối ADMM+ |
Về lâu dài, ADMM+ cần chú trọng việc xem xét khả năng thiết lập một khối hoạt động chung, được điều hành bởi chính các nhân viên đến từ các nước thành viên và không bị ảnh hưởng lẫn không ảnh hưởng đến tình hình tranh chấp hiện tại. Ưu điểm của phương pháp này là tăng cường tương tác giữa các lực lượng quân sự của các quốc gia, từ đó tăng cao tín nhiệm. Nó cũng khuyến khích tăng dần các cuộc tập trận chuyên biệt, tránh việc mất hứng thú vì phải lặp đi lặp lại các cuộc tận trận loại HADR.
Điều đầu tiên để tăng cường hiệu quả cho tổ chức như ADMM+ là sẽ phải vượt qua hai chướng ngại vật tiềm năng. Trước hết là phải phân biệt rạch ròi chức năng của các tổ chức trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Ngoài ASEAN và Hội nghị ADMM, còn có Diễn đàn khu vực ASEAN mở rộng (gồm 26 quốc gia, trong đó EU được tính là một thực thể), Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (18 quốc gia), ASEAN+3 ( Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc), ASEAN+6 (Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand và Hàn Quốc) và Tổ chức Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (ASEAM – 21 quốc gia).
Không thể không thông cảm cho những nhà ngoại giao phải đối phó với lượng vấn đề phát sinh từ các nhóm quốc gia này hàng ngày. Các mối liên kết này sẽ hiệu quả nếu như nó được xây dựng dựa trên các mối quan hệ của con người. Nhưng nó cũng khiến cho ADMM+ gặp khó khăn trong việc thiết lập một bản sắc riêng.
Một vấn đề phức tạp hơn là sự miễn cưỡng của các chính trị gia và các nhà ngoại giao trong khu vực khi phải điều hành quân đội – điều không thuộc chức năng nhiệm vụ của họ. Do đó, các chính sách đối ngoại lại phải chịu sự theo dõi chặt chẽ của những gì đang được thực hiện dưới danh nghĩa của ADMM+. Một cách khắc phục điều này là cần phải đưa các quan sát viên ngoại giao vào trong lực lượng quân sự tương ứng.
Lý do chính và chi phối đối với ADMM+ chính là tính “trung tâm” của khối ASEAN. ASEAN phải tập trung và ưu tiên trước hết là phục vụ lợi ích của chính họ. Nhưng điều này vấp phải nhiều khó khăn và cần thảo luận. Có nhiều nhận thức cho rằng ADMM+ có thể kết thúc chỉ như một “hội thảo trò chuyện”, và các hợp tác chỉ mang tính “ý nghĩa tượng trưng”.
Do đó, vấn đề tăng cường an ninh hàng hải phải được đặt hàng đầu trong chương trình nghị sự của Hội nghị ADMM+. Nếu không làm như vậy, ADMM+ sẽ dần mất tầm quan trọng đáng có và sẽ bị bỏ qua trong tương lai.