9 học sinh nghi bị ngộ độc do uống nước ngọt miễn phí, Sở GD&ĐT Nghệ An nói gì?

Sau khi uống nước ngọt được phát miễn phí ngoài cổng trường, 9 em học sinh tiểu học ở TP Vinh (Nghệ An) có biểu hiện đau bụng, buồn nôn phải vào trạm y tế cấp cứu.

Đầu giờ chiều ngày 16/3, nhiều em học sinh của Trường Tiểu học Quang Trung, TP Vinh (Nghệ An) nhận những chai nước được phát miễn phí ở phía ngoài cổng trường.

Phát hiện sự việc, Ban giám hiệu nhà trường đã yêu cầu chủ nhiệm các lớp rà soát và thu hồi được 183 chai nước ngọt. Trong 53 em uống loại nước ngọt được phát miễn phí thì 9 học sinh uống gần hết chai và sau 2 tiếng có biểu hiện đau bụng, buồn nôn.

{keywords}
Cổng trường Tiểu học Quang Trung, nơi xảy ra sự việc.

Các em này được đưa đến Trạm y tế phường Quang Trung để kiểm tra, theo dõi. Tối cùng ngày (16/3), sức khỏe học sinh ổn định nên phụ huynh đưa các em về nhà theo dõi.

Cô Từ Thị Thu Hương, Hiệu trưởng trường Tiểu học Quang Trung cho biết, những người phát nước ngọt miễn phí đi trên một chiếc xe ô tô mang BKS ở Hà Nội. Sau khi phát hiện sự việc, Ban giám hiệu đã thông báo cho Công an phường để xác minh, làm rõ.

Qua kiểm tra, thông tin về hạn sử dụng, ngày sản xuất trên các chai nước này in rất mờ, không nhìn rõ ngày. Kiểm tra mã vạch trên chai cũng không cho ra thông tin.

Liên quan đến vụ việc này, chiều 17/3, ông Nguyễn Trọng Hoàn, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT Nghệ An cho biết, sau khi nắm bắt được sự việc Sở chỉ đạo Phòng GD&ĐT phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương kịp thời phát hiện, ngăn chặn, thậm chí trình báo cho các cơ quan chức năng việc bán đồ ăn, nước uống trước cổng trường làm ảnh hưởng đến sức khỏe học sinh, an ninh trường học và không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Đồng thời, quán triệt toàn bộ học sinh trên địa bàn thành phố Vinh, các địa phương trong toàn tỉnh tuyên truyền các em, nhắc nhở học sinh không mua, sử dụng đồ uống ở ngoài cổng trường không rõ nguồn gốc.

“Trong thời gian tới, Sở GD&ĐT sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương tiến hành kiểm tra, chấn chỉnh tình trạng hàng hóa được rao bán không rõ nguồn gốc ở các cổng trường”, ông Hoàn nhấn mạnh.

Bảo Trâm

Nữ giáo sư trẻ nhất ngành y quê Thái Bình, học đại học nổi tiếng trong nước

Chị Trịnh Thị Diệu Thường là tân giáo sư trẻ nhất ngành y năm 2024, hiện làm việc tại Bộ Y tế. Chị quê ở Thái Bình, được đào tạo hoàn toàn trong nước.

Con đứng nhất lớp, học thêm tốn gấp 10 lần học chính, mẹ vẫn lo bị tụt phía sau

Khi thấy những đứa trẻ học thêm tối ngày, nhiều người chỉ trích bố mẹ đặt quá nhiều áp lực mà không biết chúng tôi đang vừa phải gồng gánh kiếm tiền nuôi dạy, vừa 'cân' sức khỏe tinh thần, thể chất và lối vào tương lai của con.

'Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm'

Nhiều ý kiến cho rằng nên có quy định hiệu trưởng sẽ phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm. Việc này cũng cần được áp dụng cho tất cả các trường học trên toàn quốc.

Cô giáo xin mua laptop không được giảng dạy đến hết năm học

Cô giáo xin mua laptop ở Trường Tiểu học Chương Dương, quận 1, TPHCM không được đứng lớp giảng dạy từ nay đến hết năm học 2024-2025.

'Nhìn thầy cô từ chối miễn học phí cho con, nhân viên trường học càng tủi’

"Trong trường học đâu chỉ có nhà giáo, chúng tôi - nhân viên văn thư, kế toán... cũng cống hiến, có khi một lúc phải kiêm vài nhiệm vụ, lương bèo bọt, không phụ cấp, nhưng lại bị 'quên' trong đề xuất miễn học phí của Bộ GD-ĐT", một độc giả bày tỏ.

Học sinh nhiều năng lực, có khát vọng nhưng thiếu định hướng

Theo PGĐ Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương Đỗ Duy Hưng, nhiều học sinh có năng lực và khát vọng nhưng thiếu định hướng dẫn đến lựa chọn sai nghề nghiệp, gây lãng phí.

Cô giáo xin mua laptop: Chỉ những phụ huynh có ăn học mới thích tôi

Liên quan vụ cô giáo xin mua laptop, trong cuộc họp với lãnh đạo Trường Tiểu học Chương Dương, cô Trương Phương Hạnh lớn tiếng nói chỉ những phụ huynh hiểu chuyện, có ăn học mới thích cô.

Cô giáo xin phụ huynh mua laptop: Tôi bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền

Cô Trương Phương Hạnh, giáo viên Trường Tiểu học Chương Dương cho rằng, cô bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền mua laptop, còn nếu nhận của phụ huynh thì mọi chuyện đã không xảy ra.

Hàng nghìn sinh viên bị 'giam' bằng tốt nghiệp do vướng chuẩn đầu ra tiếng Anh

Chuẩn đầu ra ngoại ngữ (chủ yếu tiếng Anh) khiến hàng nghìn sinh viên chậm nhận bằng tốt nghiệp mỗi năm. Có sinh viên chậm 1-2 tháng nhưng cũng có sinh viên sau khi xét tốt nghiệp nhiều năm mới được nhận bằng.

‘Giáo viên dạy tiếng Anh lắp bắp khi giao tiếp với người nước ngoài’

Tôi đã từng chứng kiến một giáo viên dạy môn tiếng Anh THPT trong dịp giao lưu với đồng nghiệp Mỹ đã lắp bắp rồi lặng như tờ. Điều đáng nói đây không phải là trường hợp cá biệt.

Đang cập nhật dữ liệu !