8 bài học kinh nghiệm Hòa Bình rút ra khi thực hiện chương trình OCOP

Theo Sở Nông nghiệp và PTNT Hòa Bình, 3 năm thực hiện Chương trình mỗi xã, phường, thị trấn một sản phẩm (OCOP), đến nay tỉnh Hòa Bình có 58 sản phẩm đạt sản phẩm OCOP cấp tỉnh, đạt và vượt 8 sản phẩm so với kế hoạch đề ra.

Cụ thể, 14 sản phẩm OCOP 4 sao; 44 sản phẩm OCOP 3 sao. Trong đó có 2/58 sản phẩm thuộc nhóm dịch vụ du lịch và bán hàng, chiếm 1,7 % (sản phẩm Du lịch homestay Bản Lác, xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu và sản phẩm du lịch cộng đồng Đá Bia, xóm Đức Phong, xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc được công nhận đạt 4 sao.

Ước đến hết năm 2020, toàn tỉnh có 73 sản phẩm đạt sản phẩm OCOP cấp tỉnh, vượt 23 sản phẩm so với kế hoạch đề ra (20 sản phẩm OCOP đạt 4 sao; 53 sản phẩm OCOP 3 sao) trong đó có 4/73 sản phẩm thuộc nhóm dịch vụ du lịch và bán hàng, chiếm 5,4 %. Thêm 2 sản phẩm là du lịch cộng đồng Lũy Ải, xã Phong Phú, huyện Tân Lạc đạt 3 sao và du lịch công đồng Hang Kia, xã Hang Kia, huyện Mai Châu đạt 4 sao.

{keywords}
Hòa Bình rút ra nhiều bài học kinh nghiệm khi thực hiện Chương trình OCOP.

Chương trình OCOP góp phần nâng cao giá trị sản phẩm và tăng thu nhập cho người dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn, phát huy sức mạnh và vai trò của cộng đồng trong bảo tồn và phát triển làng nghề, sản phẩm truyền thống của địa phương. Đồng thời, tạo phong trào khởi nghiệp mạnh mẽ, hình thành nhiều mô hình, vùng sản xuất nông sản sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với các chuỗi giá trị sản phẩm….

Trong quãng thời gian thực hiện Chương trình OCOP gắn với bảo tồn và phát huy các sản phẩm lợi thế, du lịch nông thôn trên địa bàn, tỉnh Hòa Bình đã rút ra 8 bài học kinh nghiệm.

Thứ nhất, về nhận thức, cần tăng cường sự tập trung chỉ đạo cụ thể, thường xuyên, liên tục, đồng bộ, thống nhất, và huy động được sự tham gia của toàn hệ thống chính trị. Cần đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, không chỉ tuyên truyền trong nhân dân mà tuyên truyền cả đối với cán bộ, nhất là cán bộ sát cơ sở. Công tác tuyên truyền, thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng, các chương trình, dự án nông nghiệp, nông thôn, các tổ chức, hội, đoàn thể, các hội nghị, hội thảo các cấp về chương trình OCOP, sản phẩm OCOP. Công tác tuyên truyền hướng đến các doanh nghiệp, HTX, hộ sản xuất kinh doanh để nâng cao nhận thức về chương trình OCOP về các nội dung, cách thức và lợi ích khi tham gia chương trình OCOP;

Thứ hai, có sự lãnh đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, sự điều hành quyết liệt của UBND tỉnh, Sự phối hợp chặt chẽ có trách nhiệm của các Sở, ban, ngành đoàn thể, sự vào cuộc của cấp ủy Đảng chính quyền. Đặc biệt đã huy động được cả hệ thống chính trị vào cuộc, đưa Chương trình OCOP vào nghị quyết của cấp ủy đảng các cấp; kế hoạch, chương trình công tác chỉ đạo trọng tâm của chính quyền địa phương.

Thứ ba, công tác lãnh đạo chỉ đạo phải được thực hiện thường xuyên theo chủ trương của tỉnh. Trong công tác chỉ đạo cần có tính đồng bộ, quyết liệt, liên tục, kiên trì, bền bỉ, có trọng tâm trọng điểm, không nóng vội. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo cần bám sát tình hình thực tiễn, xác định các vấn đề trọng tâm để tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện.

 Thứ tư, cần phải gắn Chương trình OCOP với tái cơ cấu ngành nông nghiệp và thực hiện các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong từng giai đoạn. Từ đó xây dựng các chương trình, kế hoạch, mục tiêu, giải pháp thực hiện cho giai đoạn tiếp theo một cách bài bản, cụ thể, sát thực tiễn; coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của các địa phương để huy động nguồn lực và tập trung chỉ đạo thực hiện;

Thứ năm, đẩy mạnh triển khai có hiệu quả Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị, phát triển bền vững. Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế về đất đai, khí hậu, điều kiện tự nhiên để phát triển kinh tế nông nghiệp, từng bước đưa tỉnh Yên Bái thành một trong những tỉnh trọng điểm trong khu vực miền núi phía Bắc về sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ;

Thứ sáu, tích cực đào tạo, tập huấn, hướng dẫn và kiểm soát chặt chẽ việc áp dụng, tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật trong sản xuất đã được quy định trong các văn bản quy phạm của nhà nước. Từ tiêu chuẩn nguyên liệu đầu vào, con người, cơ sở sản xuất đến sản phẩm cuối cùng đưa ra thị thường đều phải được chuẩn hóa, có tiêu chuẩn chất lượng và được chứng nhận. Đây là yếu tố quan trọng giúp sản phẩm mang lại niềm tin cho khách hàng là khách du lịch đến với Hòa Bình, là cơ hội vươn ra thị trường trong nước và quốc tế.

Thứ bảy, tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại và thực hiện bảo hộ sở hữu trí tuệ chung cho cả chương trình. Quảng bá rộng rãi chương trình OCOP, tiêu chí của các sản phẩm OCOP đến rộng rãi người tiêu dùng trên địa bàn. Xây dựng thương hiệu OCOP với các sản phẩm đảm bảo chất lượng, giá cả cạnh tranh, số lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Thứ tám, phát triển sản phẩm OCOP gắn với các dự án liên kết theo chuỗi giá trị trên địa bàn tỉnh như: Dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm cây có múi tại Cao Phong, Kim Bôi, Lạc Thủy, Yên Thủy. Dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm cá nuôi ở hồ Sông Đà. Dự án phát triển du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới...

Thảo Nguyên

Loại quả mặn như muối, xưa không ai hái, giờ thành đặc sản được săn lùng

Có một loại quả rừng rất lạ, mang vị mặn như muối. Loại quả này mọc dại, trước không có ai thu hái giờ thành đặc sản được săn lùng.

Không lưu ảnh CCCD trong điện thoại để tránh mất sạch tiền trong tài khoản

Tuyệt đối không lưu trữ trên điện thoại ảnh chụp CMTND/CCCD/hộ chiếu cá nhân, mật khẩu truy cập ứng dụng ngân hàng. Chỉ cài đặt các ứng dụng chính thức trên Appstore và CH Play... để tránh mất sạch tiền trong tài khoản.

Nuôi loài nhạy cảm, 'khó chiều' trong phòng điều hòa, nông dân ở Nghệ An đổi đời

Để nâng cao năng suất của làng nghề truyền thống nuôi tằm lấy kén, người nông dân ở Nghệ An đã áp dụng kỹ thuật mới trong việc chăm sóc tằm ở phòng điều hoà.

Hà Tĩnh xây dựng đô thị văn minh không sinh rác thải nhựa

'Đi chợ mang giỏ, giảm túi ni-lông' là một trong những thông điệp lan truyền của phụ nữ trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Đây là một trong những hành động thiết thực mà phụ nữ Hà Tĩnh đã, đang làm rất tốt.

SHB đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận 22% so với năm 2023

Năm 2024, SHB đặt kế hoạch lợi nhuận đạt 11.286 tỷ đồng, cao hơn 22% so với năm trước. Với chiến lược chuyển đổi giai đoạn 2024 - 2028, SHB xác lập mục tiêu Top 1 về hiệu quả, khẳng định vị thế định chế tài chính hàng đầu, vươn tầm khu vực.

Vùng đất hiếm ở Tây Bắc, người dân chia nhau 500 tỷ đồng nhờ 1 loại quả

Được thiên nhiên ưu đãi về thổ nhưỡng, khí hậu nên nông dân huyện Yên Châu tập trung làm giàu nhờ trồng mận hậu. Cả huyện thu từ khoảng 500 tỷ đồng mỗi năm từ trái mận.

Hàng made in Moscow ‘phủ sóng’ Vietnam Expo 2024

Gian hàng với chủ đề "Made in Moscow" được trưng bày tại Hội chợ thương mại quốc tế Việt Nam (Vietnam Expo) lần thứ 33 mới đây tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội (ICE) tập hợp các sản phẩm từ 14 doanh nghiệp Nga thuộc nhiều lĩnh vực.

Diễn biến mới vụ 2 khách hàng tố mất hàng chục tỷ đồng tại MSB

Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (NHNN) đã chuyển đơn kiến nghị, phản ánh của hai khách hàng vụ mất hàng chục tỷ đồng khi gửi tiền tại MSB Chi nhánh Thanh Xuân đến Ngân hàng MSB.

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh giải thưởng Sao Khuê

Vượt qua nhiều giải pháp, 2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.

Cơ chế giá điện 2 thành phần là công bằng hơn giá điện 1 thành phần

Hiện Việt Nam áp dụng biểu giá điện 1 thành phần, tức là biểu giá điện tính theo điện năng. Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới đang áp dụng giá điện 2 thành phần.