7 sự kiện đáng mong chờ nhất ở châu Á đầu năm 2016

2016 đã gõ cửa châu Á, trong tháng đầu tiên của năm mới này sẽ diễn ra một số sự kiện địa chính trị quan trọng ở châu lục như cuộc bầu cử ở Đài Loan, mở cửa Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á hay đối thoại giữa Trung Quốc - Ấn Độ.

Bầu cử ở Đài Loan

Các cư dân Đài Loan sẽ tiến hành bỏ phiếu vào tháng 1/2016 trong cuộc tổng tuyển cử cuối cùng. Các cuộc thăm dò trước đó cho thấy phần thắng đang nghiêng về Đảng Dân chủ Tiến bộ (DPP) do bà Thái Anh Văn làm chủ tịch. Tuy nhiên, Đảng cầm quyền Kuomintang vẫn có cơ hội lật ngược tình thế. Nếu DPP giành phần thắng, Đài Loan lần đầu tiên sẽ có người đứng đầu là nữ giới và có thể dẫn tới một số thay đổi trong chính sách đối ngoại cũng như thiết lập lại vị trí với đại lục. 

Mặc dù DPP và bà Thái khẳng định sẽ không đối đầu với Trung Quốc nếu giành chiến thắng nhưng Bắc Kinh vẫn bày tỏ thái độ thận trọng. Kết quả của cuộc bầu cử ở Đài Loan sắp tới sẽ là một sự kiện đáng xem mở màn năm 2016.

Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) đi vào hoạt động

AIIB do Trung Quốc khởi xướng đã có một bước tiến lớn vào tuần trước khi 17 thành viên sáng lập thông qua bản thỏa thuận các điều khoản để tiến tới chính thức hoạt động. Trong tháng 1/2016, lễ ra mắt Ban thống đốc sẽ được diễn ra, là dấu hiệu cho thấy ngân hàng sẽ sớm mở cửa. AIIB là một ví dụ điển hình của tham vọng làm lãnh đạo đa phương ngày càng lớn của Bắc Kinh, đem đến một cái nhìn khác về sự phát triển và thống trị toàn cầu so với các thể chế của phương Tây như Qũy Tiền tệ quốc tế hay Ngân hàng Thế giới. Năm 2016 hãy cùng đón chờ thể chế mới này hoạt động như thế nào.

7 sự kiện đáng mong chờ nhất ở châu Á đầu năm 2016 - ảnh 1

Châu Á sẽ diễn ra nhiều sự kiện địa chính trị quan trọng trong đầu năm 2016. Nguồn: Shuttershock

Đại hội Đảng ở Việt Nam

Vào cuối tháng 1, Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tổ chức Đại hội để chọn ra một thế hệ lãnh đạo Đảng và đất nước mới. Việt Nam sẽ bầu Ban Chính trị cũng như Ban Chấp hành Trung ương mới. Hà Nội là một nhân tố quan trọng trong khu vực Đông Nam Á cũng như khu vực Biển Đông. Việt Nam cũng được xem là một quốc gia mà Mỹ và Nhật Bản đều muốn bắt tay để cân bằng sự bành trướng của Bắc Kinh trong khu vực.

Thỏa thuận giữa Nhật Bản và Hàn Quốc

Một trong những tin tức tốt đẹp vào thời khắc cuối của năm 2015 là tuyên bố đạt được thỏa thuận lịch sử giữa Nhật Bản và Hàn Quốc về vấn đề nô lệ tình dục thời Thế chiến II. Vấn đề này từ lâu đã khiến Seoul và Tokyo căng thẳng, mặc dù cả hai đều là đồng minh của Mỹ ở Đông Bắc Á. Mặc dù vậy, nhiều lợi ích và các mối quan hệ phức tạp sẽ khiến việc thực hiện thỏa thuận này không mấy dễ dàng.

Đầu tiên, những người “phụ nữ giải khuây” còn sống của Hàn Quốc đã lên tiếng từ chối thỏa thuận này. Thứ hai, Tokyo cho biết chỉ bồi thường cho các nạn nhân nô lệ tình dục nếu phía Seoul gỡ bỏ bức tượng miêu tả cảnh khốn khổ của những “phụ nữ giải khuây” đặt gần đại sứ quán Nhật Bản ở Hàn Quốc. Các chuyên gia dự đoán tháng đầu tiên của năm 2016 sẽ không mấy suôn sẻ cho thỏa thuận mới đạt được  này.

Đàm phán hòa bình giữa Ấn Độ và Pakistan

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã khiến nhiều người dân Lahore, Pakistan ngạc nhiên khi ông xuất hiện cùng người đồng cấp Nawaz Sharif và mang đến một thông điệp rằng các cuộc đàm phán hòa bình sâu rộng giữa Ấn Độ và Pakistan chắc chắn sẽ được thực hiện trong năm 2016. Năm 2015 chứng kiến rất nhiều lần hoãn đàm phán ngoại giao theo kế hoạch đã định giữa hai đối thủ hạt nhân này nhưng những tuần cuối cùng của năm mọi việc có vẻ suôn sẻ hơn. Theo đó, New Delhi và Islamabad đang lên kế hoạch tổ chức hội đàm cấp Bộ trưởng vào giữa tháng 1 để tiến tới tái nối lại đối thoại hòa bình. Kết quả của các cuộc hội đàm này có thể mang đến một diện mạo mới cho mối quan hệ giữa hai “ông lớn” ở khu vực Nam Á trong năm 2016.

Đối thoại hòa bình với Taliban

Afghanistan và Pakistan cũng đã đạt được những tiến triển nhất định trong các tuần cuối năm 2015. Với sự tán thành của Islamabad, các cuộc đối thoại hòa bình giữa chính phủ Afghanistan và Taliban có thể được nối lại vào đầu năm 2016. Sự thành công hay thất bại của các cuộc đối thoại này là điều được mong đợi trong cuộc chiến chống phiến quân của Afghanistan. Lực lượng này đã giành được nhiều lãnh thổ ở Afganistan kể từ khi quân Mỹ đổ bộ vào đây năm 2001.

Sự thành lập Cộng đồng ASEAN

Đây là một sự kiện rất đáng để trông đợi trong năm 2016. ASEAN đã công bố sự ra đời của Cộng đồng ASEAN bao gồm Cộng đồng kinh tế ASEAN, Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN và Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN. Các sáng kiến này là nhằm mang đến sự kết nối, thịnh vượng, phát triển thương mại và ổn định cho 10 quốc gia thành viên và 600 triệu công dân. Nếu mô hình này đạt được những thành công bước đầu thì 2016 sẽ là năm tỏa sáng của khối kinh tế Đông Nam Á.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin The Diplomat, một tạp chí có trụ sở ở Tokyo, chuyên về chính trị, văn hóa và xã hội tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.

Tuệ Minh (Lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !