6 lời khuyên của cô giáo Hà Nội dành cho thí sinh ôn thi giai đoạn “nước đến chân”

Kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia và xét tuyển đại học năm 2021 đang đến rất gần, nhiều thí sinh lo lắng, hồi hộp và không ngừng tìm kiếm “bí quyết” ôn thi hiệu quả trong những ngày cuối cùng này.

Hiểu được tâm lý của học sinh trước kỳ thi, cô Nguyễn Nguyệt Hà - giáo viên dạy văn nổi tiếng tại Hà Nội đã đưa ra các lời khuyên hữu ích cho các em.

{keywords}
Cô giáo Nguyễn Nguyệt Hà

1. Ngừng than vãn

Theo lời khuyên của cô Nguyệt Hà, học sinh cần phải ngừng than vãn, cần cố gắng tập trung để ôn thi đạt hiệu quả cao nhất.

“Càng gần ngày thi, lượng kiến thức ngày một nhiều lên, đòi hỏi em phải cố gắng, nỗ lực hết mình. Nhưng thay vì cố gắng, lại than vãn ỉ ôi kêu khó, rồi mệt mỏi. Hãy chậm lại vài phút giây nhìn cuộc sống quanh mình có gì dễ dàng đâu em: sinh được một đứa con người mẹ phải đối diện với cửa sinh cửa tử, có được bát cơm đầy là bao giọt mồ hôi, phiến đá chịu bao nhát búa gò đục đẽo mới ra hình tượng Phật. Chưa có một thành quả nào là dễ dàng cả, than vãn ỉ ôi chỉ làm em tiêu tốn tâm sức, lực cản đến thành công. Hướng mây là do gió, hướng cuộc đời là do chính thái độ của em. Em vui tươi, em lạc quan, em ý chí mạnh mẽ, chắc chắn hướng đời sẽ thênh thang. Hãy nhớ khi em ngủ để mơ giấc mơ lớn của đời mình thì có người đang thức, họ thực hiện giấc mơ của em đấy” - cô Nguyệt Hà nhắn nhủ.

2. Đặt mục tiêu mỗi ngày ôn lại 1 - 2 đề thi

Giai đoạn nước rút này, chắc hẳn các em đã nắm rõ cấu trúc đề thi các môn cũng như lượng kiến thức cần thiết để đạt được số điểm mình mong muốn. Vì vậy việc em cần làm lúc này là ôn luyện đề ở nhà, mỗi câu chia theo đúng giờ thi, khi em làm vậy thì em sẽ đạt được:

-         Quen với cách làm bài;

-         Điều chỉnh thời gian phù hợp không bị cháy giờ;

-         Củng cố kiến thức chắc chắn;

-         Rút ra được những lỗi sai không bị lặp lại khi thi chính thức;

-         Găm lại những ý hay, độc đáo, phương pháp giải đề.

{keywords}
 

3. Chia thời gian biểu hợp lý cho các môn thi

Trong quá trình ôn thi thì hãy cho bản thân có khoảng nghỉ ngơi, 5 - 10 phút giữa chừng vì sau 1 tiếng hoạt động, bộ não cũng cần giải lao.

“Các em hãy nhớ để thực hiện được ước mơ lớn của đời mình thì cần phải có đủ đầu điểm của những môn xét tuyển. Vì vậy không được học theo ngẫu hứng. Phân bổ hợp lý thời gian cho môn thi trọng tâm”, cô Nguyệt Hà cho hay.

4. Ôn bài vào thời gian nào hiệu quả nhất?

Đã có rất nhiều lời khuyên đưa ra cho việc phân bố thời gian ôn thi. Lời khuyên nào cũng chỉ muốn tốt cho thí sinh nhưng cần phải cân nhắc vì đó là lời khuyên rút ra từ cá nhân khác, cơ địa thích nghi mỗi người là khác nhau. Ôn ban đêm hay ban ngày tùy sự tỉnh táo, miễn sao hiệu quả.

“Cô lưu tâm các em không được ôn quá khuya và nên rèn bản thân tỉnh táo vào tầm 6-10h sáng và 13-16h chiều. Bởi đó là 2 khung giờ 10 ngày nữa em sẽ thi chính thức. Nếu em ôn đúng múi giờ cơ thể em thích nghi và sẽ cho em năng lượng tốt để có kết quả tốt nhất em nhé”, cô Nguyệt Hà nhắn nhủ.

{keywords}
 

5. Đừng lang thang trên mạng để kiếm tìm sự dễ dàng cho mùa thi

Điều gì chưa biết thì chủ động hỏi thầy cô. Chắc chắn thầy cô sẽ tư vấn tận tình, chu đáo. Thời gian bây giờ rất quý báu nên hãy tập trung vào ôn luyện chứ đừng trông chờ vào may rủi. Nghiêm túc ôn luyện hết mình sẽ không để lại tiếc nuối hay 2 từ “giá như”.

6. Tự tạo năng lượng tích cực cho bản thân

“Nếu thấy việc học hành quá mệt và sắp sửa nản, hãy ngẩng lên nhìn sự cố gắng, lo lắng của bố mẹ dành cho em, em sẽ thấy mình cần trách nhiệm hơn.

Nếu thấy việc học hành sao quá khổ. Hãy dừng lại một phút nhìn những người lao động quần quật không biết đến nắng hay mưa thì em đã mỉm cười nghĩ mình đang quá may mắn rồi.

Nếu thấy việc học hành áp lực. Hãy dừng lại nhấc máy hỏi chị, hỏi anh khi đi làm áp lực thế nào, kiếm tiền khó khăn ra sao thì em thấy lâu nay cứ nghĩ thi xong sẽ hết áp lực. Không đâu, nó chỉ mới bắt đầu thôi và em sẽ ước lựa chọn lại những ngày tháng này”, cô Nguyệt Hà nói.

Trung tâm ôn thi treo biển 'bá đạo', bố mẹ đọc xong hớt hải cho con đi học

Trung tâm ôn thi treo biển 'bá đạo', bố mẹ đọc xong hớt hải cho con đi học

Chẳng cần nhiều lời, chỉ một dòng nhắc khéo thôi nhưng trung tâm ôn thi này đã 'đánh thức' nỗi sợ chung của rất nhiều bậc phụ huynh.

Mai Phương

'Xin phụ huynh hãy trả lại sự tôn nghiêm cho người thầy'

Chẳng thể chịu thêm áp lực, cùng đồng lương bấp bênh, chị nộp đơn xin thôi công việc đã gắn bó 5 năm, từng là niềm tự hào, mơ ước. Suốt chặng đường từ trường về nhà, chị òa khóc với quyết định của chính mình.

Nam sinh mồ côi bố giành học bổng 7 tỷ: Làm nghề bưng bê lấy tiền thi IELTS, SAT

Biến cố mất bố vào năm lớp 2 khiến Quang dần thu mình, không muốn giao tiếp với ai. Cho đến tận đầu năm lớp 8, em mới bắt đầu có khát khao xóa bỏ con người nhút nhát để bước ra khỏi vùng an toàn.

Đam mê về game đưa nữ sinh trúng tuyển ĐH Mỹ, học bổng 6,6 tỷ

Tự tin chọn lối đi riêng với niềm đam mê về game, Trịnh Bảo Hân (học sinh lớp 12 Anh 2 trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam) vừa giành học bổng trị giá 6,6 tỷ đồng vào ĐH Drexel, Mỹ.

'Tôi nghỉ việc để giữ sự uy nghiêm cuối cùng của người thầy'

Trước áp lực của học sinh và phụ huynh, sau một tình huống sư phạm gây tranh cãi, cô H. đã quyết định nộp đơn nghỉ việc, chia tay với nghề đã nhiều năm gắn bó.

Nữ sinh xứ Nghệ trúng tuyển 9 đại học Mỹ

Từ Nghệ An ra Hà Nội học trong môi trường hoàn toàn bằng tiếng Anh, Quỳnh Anh phải chật vật để bắt kịp với các bạn. Nhưng cũng chính cú sốc ấy đã tạo đà giúp nữ sinh chinh phục hàng loạt đại học hàng đầu nước Mỹ.

Người lao công ăn bánh mì trên phố 'giúp' nữ sinh Hà Nội vào ĐH top đầu Mỹ

Thay vì chọn những ngành học đang được coi là thời thượng, Võ Nguyễn Gia Minh (học sinh lớp 12, Hà Nội) quyết theo đuổi ngành Khoa học môi trường ở đại học công lập top đầu Mỹ với khát khao trở về giúp đất nước xanh và sạch hơn.

Cuộc thi sáng tạo STEM thu hút hàng trăm nghìn giáo viên, học sinh tham gia

Cuộc thi nhằm đem đến cho các em học sinh cơ hội ứng dụng kiến thức giáo dục STEM liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học để tìm ra và hiện thực hóa các giải pháp sáng tạo.

Giảng viên trình độ giáo sư, tiến sĩ phía Bắc nhiều hơn các vùng khác cộng lại

Theo Bộ GD-ĐT, hiện nay quy mô và chất lượng giảng viên được nâng lên rõ rệt trong những năm qua. Riêng vùng Đồng bằng sông Hồng, số người có trình độ tiến sĩ bằng cả nước cộng lại.

'Khóc ròng' ở trường quốc tế học phí tiền tỷ: Đi không được, ở cũng không xong

Tin tưởng nhà trường, không ít phụ huynh ‘xuống tiền’ cho vay từ vài tỷ đến chục tỷ. Đổi lại, học sinh sẽ được học tập với mức chi phí 0 đồng. Đây cũng là nguồn cơn khiến nhiều phụ huynh ‘khóc ròng’ vì chờ mòn mỏi nhưng không đòi được “nợ”.

Học sinh lớp 11 Hà Nội lọt nhóm đầu tư chứng khoán xuất sắc tại trường Mỹ

Trong vòng 1 tháng khi tham gia trên sàn giao dịch chứng khoán ảo, Thái Toàn làm tăng khối lượng “tài sản” từ 1 triệu USD lên 7,5 triệu USD.

Đang cập nhật dữ liệu !