5 vũ khí khủng của Nhật Bản buộc Trung Quốc phải dè chừng

Nguy cơ đối đầu quân sự giữa Trung Quốc và Nhật Bản ngày càng gia tăng sau hàng loạt sự kiện lực lượng bảo vệ bờ biển và máy bay quân sự của hai nước nhiều lần đối đầu căng thẳng tại khu vực tranh chấp trên biển Hoa Đông

Trong bài viết "Five Japanese Weapons of War China Should Fear" (5 vũ khí của Nhật Bản, Trung Quốc nên sợ) đăng trên tạp chí The National Interest, nhà bình luận các vấn đề an ninh, quốc phòng tại châu Á Kyle Mizokami nhận định theo thời gian, mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản ngày càng xuống dốc. Nếu không thể kiềm chế, Tokyo và Bắc Kinh dễ dàng rơi vào một cuộc đối đầu quân sự mà hậu quả thì khôn lường. 

Ông Mizokami đã liệt kê 5 loại vũ khí của Nhật Bản mà Bắc Kinh phải e ngại nếu không may chiến tranh bùng nổ giữa hai nước. 

Tàu ngầm điện diesel lớp Soryu

5 vũ khí khủng của Nhật Bản buộc Trung Quốc phải dè chừng - ảnh 1

Tàu ngầm lớp Soryu của Nhật Bản.

Tàu ngầm lớp Soryu của Nhật Bản là một số trong các tàu ngầm tấn công phi hạt nhân tiên tiến nhất trên thế giới. Với lượng giãn nước 4.100 tấn, tàu ngầm Soryu có thể di chuyển với tốc độ khoảng 24 km/giờ khi nổi và 37 km/giờ khi lặn. Ngoài ra, 4 hệ thống đẩy không cần không khí Stirling cho phép tàu ngầm Soryu hoạt động dưới nước lâu hơn hầu hết các tàu ngầm điện diesel khác.

Tàu ngầm Soryu được trang bị 6 ống phóng ngư lôi với tổng số 20 ngư lôi tốc độ cao Type 89, tên lửa chống hạm Sub-Harpoon do Mỹ sản xuất và sắp tới là cả các thế hệ tên lửa hành trình. 

Nhật Bản hiện sở hữu 8 tàu ngầm lớp Soryu và đang có kế hoạch đóng thêm. Nhằm đối phó với sự lớn mạnh của hạm đội tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc và tình hình căng thẳng tranh chấp chủ quyền gia tăng, năm 2010, Nhật Bản đã quyết định tăng lực lượng tàu ngầm từ 16 lên 22 chiếc.

Lâu nay, điểm yếu của quân đội Trung Quốc là khả năng tác chiến chống tàu ngầm (ASW), do đó, Bắc Kinh luôn lo lắng về sức mạnh của hạm đội tàu ngầm Nhật Bản. Ngay cả trong giai đoạn chiến tranh, năng lực ASW cũng chưa từng được Trung Quốc áp dụng do đó quốc gia này thiếu cả kỹ năng và thiết bị. Trái lại, Nhật Bản đã vận hành các thế hệ tàu ngầm trong nhiều thập kỷ qua. Thậm chí, hạm đội tàu ngầm của Nhật Bản được đánh giá chuyên nghiệp tương đương với Mỹ. 

Chiến đấu cơ F-15J

5 vũ khí khủng của Nhật Bản buộc Trung Quốc phải dè chừng - ảnh 2

Tiêm kíchF-15J.

Lực lượng Phòng không Nhật Bản đang sở hữu phi đội chiến đấu cơ F-15J tối tân. Tiêm kích hai động cơ F-15J vốn là phiên bản của máy bay chiến đấu F-15 Eagle (Mỹ) do Tập đoàn Công nghiệp nặng Mitsubishi chế tạo.

F-15J được trang bị tên lửa dẫn đường hồng ngoại AAM-5 với sức mạnh tương đương tên lửa Sidewinder của Mỹ. F-15J còn được thiết kế bổ sung tên lửa radar dẫn đường tầm trung AAM-4B và một số loại tên lửa khác. Nhờ được trang bị các tên lửa radar tìm kiếm mạng chủ động – loại vũ khí Trung Quốc chưa từng sở hữu, tiêm kích F-15J của Nhật Bản đã tỏ ra lấn lướt hơn so với các đối thủ Bắc Kinh. 

Cho tới nay, Nhật Bản đã sản xuất hơn 200 chiến đấu cơ F-15J. Mỗi năm, Nhật Bản vẫn tiến hành nâng cấp hàng chục chiếc F-15J với hệ thống điện tử mới, nhằm tăng cường khả năng tìm kiếm và theo dõi bằng hồng ngoại để đối phó với các thế hệ tiêm kích mới của Trung Quốc. 

F-15J hiện được xem là phòng tuyến đầu của quân đội Nhật Bản để chống trả lại các lực lượng quân sự nước ngoài. Năm 2013, Lực lượng Phòng không Nhật Bản đã thực hiện 567 vụ ngăn chặn máy bay nước ngoài xâm phạm không phận quốc gia. Hiện nay, một phi đội 20 tiêm kích F-15J đang đồn trú trên đảo Okinawa để bảo vệ quần đảo tranh chấp giữa Tokyo và Bắc Kinh, Senkaku/Điếu Ngư. Ngoài ra, trong thời gian tới, một phi đội F-15J cũng sẽ được điều động tới quần đảo Ryukyu và hòn đảo nhỏ Yonaguni.

Tàu khu trục tên lửa dẫn đường lớp Atago

5 vũ khí khủng của Nhật Bản buộc Trung Quốc phải dè chừng - ảnh 3

Tàu khu trục lớp Atago của Nhật Bản.

Hai tàu khu trục lớp Atago là những chiến hạm mặt nước có sức chiến đấu mạnh nhất hiện nay của quân đội Nhật Bản. Tàu Atago có thể chuyên chở 10.000 tấn vũ khí. Nhờ được trang bị hệ thống radar Aegis do Mỹ thiết kế, tàu Atago có thể bắn hạ các máy bay và tên lửa đạn đạo.

Các tàu khu trục lớp Atago còn được trang bị 96 tên lửa Mk.41 phóng thẳng đứng, tên lửa đất đối không SM-2, hệ thống đánh chặn tên lửa đạn đạo SM-3 và tên lửa chống ngầm ASROC. 

Ngoài ra, Atago sở hữu nhiều loại vũ khí chống tàu bao gồm 8 tên lửa chống tàu SSM-1B với sức mạnh tương đương tên lửa Harpoon của Mỹ cùng một khẩu súng cỡ 5-inch và 2 hệ thống vũ khí chiến đấu giáp lá cà Phalanx. Thậm chí, mỗi tàu Atago còn có thể giao chiến với các tàu ngầm khi được trang bị 1 trực thăng SH-60 Seahawk và 6 ngư lôi chống ngầm Type 73.

Tàu khu trục lớp Atago là phiên bản nâng cấp của tàu khu trục lớp Kongo và được trang bị thêm 6 ống phóng thẳng đứng cùng một khoang chứa trực thăng. Cả hai loại tàu khu trục này đều được trang bị hệ thống radar phòng không Aegis. Trước mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo của Triều Tiên và Trung Quốc, Nhật Bản đã lên kế hoạch đóng thêm 2 tàu khu trục lớp Atago và nâng cấp phần mềm tên lửa đạn đạo cho 4 chiếc tàu này. 

Trong viễn cảnh bùng nổ chiến tranh Trung – Nhật, khả năng Bắc Kinh sẽ sử dụng các tên lửa đạn đạo tầm trung và ngắn để tiêu diệt lực lượng tàu thuyền, căn cứ không quân và các cơ sở quân sự của Mỹ và Nhật Bản. Tuy nhiên, hạm đội Aegis của Nhật Bản sẽ đảm nhận trách nhiệm ngăn chặn những cuộc tấn công như trên. 

Thậm chí, các tàu khu trục Atago còn có thể bảo vệ không phận quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và Ryukyu. Nhờ trang bị các tên lửa phòng không SM-2 Block IIIB với tầm bắn 90 hải lý, một chiếc tàu khu trục Atago có thể bao quát vùng không phận 565 hải lý vuông. 

Tàu khu trục trực thăng đa năng lớp Izumo

5 vũ khí khủng của Nhật Bản buộc Trung Quốc phải dè chừng - ảnh 4

Tàu khu trục trực thăng lớp Izumo (chiếc to nhất) của Nhật Bản.

Với lượng giãn nước toàn tải 27.000 tấn, dài 248 m, rộng 38 m, tàu khu trục trực thăng lớp Izumo là tàu hải quân lớn nhất được Nhật Bản chế tạo thời hậu chiến. Trên thực tế, Izumo là "tàu khu trục/hộ tống kiểu tàu sân bay trực thăng” được chế tạo tại xưởng Yokohama và dự kiến tham gia hạm đội Hải quân Nhật Bản vào tháng 3/2015. Theo kế hoạch, Tokyo sẽ đóng 2 tàu khu trục Izumo và chiếc thứ hai chưa được đặt tên.

Tương tự như phiên bản tàu khu trục lớp Hyuga quy mô nhỏ hơn, tàu Izumo hoạt động như một tàu sân bay và tàu chiến đa năng. Mỗi tàu Izumo có thể chuyên chở 14 chiếc trực thăng. Nhờ được trang bị các trực thăng chống ngầm SH-60, tàu Izumo có thể bao quát vùng hải phận rộng lớn cho các tàu ngầm Nhật Bản hoạt động. 

Trong trường hợp khẩn cấp, tàu Izumo có thể vận chuyển một tiểu đoàn tương đương Lữ đoàn Không quân số 1 và dùng trực thăng chở các binh sĩ này đổ bộ lên bờ biển.  

Nhờ khả năng hoạt động linh hoạt và tác chiến chống ngầm, tàu khu trục lớp Izumo có thể dò tìm một khu vực rộng lớn và phát hiện các tàu ngầm của Trung Quốc. Khi thực hiện chức năng đổ bộ, tàu Izumo sẽ giúp quân đội Nhật Bản đưa binh sĩ tới những hòn đảo xa xôi. Ngoài ra, khi hoạt động với chức năng tàu sân bay, tàu Izumo có thể mang theo các máy bay ném bom tàng hình thế hệ thứ 5 F-35B của Mỹ để tăng cường khả năng phòng thủ trên biển Hoa Đông.

Quân đội Mỹ

5 vũ khí khủng của Nhật Bản buộc Trung Quốc phải dè chừng - ảnh 5

Căn cứ quân sự của Mỹ trên đảoOkinawa.

Hiệp ước An ninh và Hợp tác song phương giữa Nhật Bản và Mỹ cho phép Tokyo nhận được sự ủng hộ của lực lượng quân sự mạnh nhất thế giới.

Trong hoàn cảnh, Tokyo trở thành nạn nhân của một cuộc tấn công vũ trang, quốc gia này sẽ yêu cầu quân đội Mỹ hỗ trợ. Khi đó, toàn bộ hệ thống quân sự của Mỹ từ các tàu ngầm tấn công hạt nhân tại đảo Guam tới máy bay ném bom B-2 tại Missouri sẽ đại diện cho Nhật Bản tấn công lại Trung Quốc.

Sự can thiệp của Mỹ vào một cuộc xung đột Trung - Nhật chắc chắn sẽ dẫn đến chiến tranh quy mô lớn. Nó sẽ nhanh chóng biến thành cuộc chiến Mỹ - Trung và dẫn đến những hậu quả thảm khốc đối với nền kinh tế toàn cầu từ 2 cường quốc hạt nhân. 

Nếu cuộc chiến tranh chấp lãnh thổ giữa Nhật Bản và Trung Quốc tiếp tục diễn biến căng thẳng và Tokyo hạn chế mức chi tiêu quốc phòng xuống còn 1% GDP, việc quân đội Mỹ tham gia vào cuộc khủng hoảng khu vực sau đó biến thành chiến tranh chỉ còn là trong gang tấc. 

Nội dung được thực hiện qua tham khảo Tạp chí National Interest. National Interest được thành lập vào năm 1985. Tạp chí thường tập trung vào vấn đề chính sách đối ngoại và những lợi ích quốc gia của Mỹ. 

MINH THU (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Video HIMARS Ukraine bắn nổ pháo ‘cuồng phong’ Nga

Đòn tấn công của hệ thống HIMARS Ukraine ngay lập tức tạo ra vụ cháy lớn cho pháo BM-27 Uragan Nga, trước khi vụ nổ thứ cấp phá hủy khí tài này.

Đang cập nhật dữ liệu !