5 vũ khí huyền thoại đi vào lịch sử Liên bang Xô Viết

Theo National Interest, Liên Xô đã chế tạo ra những loại vũ khí lợi hại và có độ tin cậy bậc nhất trên thế giới, đến nay vẫn được sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia.

Thiết kế của các loại vũ khí Liên Xô thể hiện rõ đường hướng chính sách của quốc gia này. Phương Tây muốn có các loại vũ khí đa dụng, đắt tiền và có cơ chế phức tạp, chú trọng vào chất lượng thay vì số lượng. Tuy nhiên, Liên Xô muốn các loại vũ khí giá rẻ, thô sơ hơn nhưng có thể sản xuất với số lượng lớn và có thể dễ dàng được thay thế sau này. Dưới đây là 5 loại vũ khí vĩ đại nhất mà Liên Xô đã từng chế tạo.

Súng trường AK-47

5 vũ khí huyền thoại đi vào lịch sử Liên bang Xô Viết - ảnh 1

Nhà sáng chếMikhail Kalashnikov cầm khẩu AK-47 do mình thiết kế.

Là khẩu súng có hình ảnh xuất hiện trên quốc kỳ của quốc gia châu Phi Mozambique, AK-47 không phải là một khẩu súng trường tự động bình thường. Nó là một biểu tượng, một tuyên ngôn chính trị và là loại vũ khí được các nhóm vũ trang du kích (cũng như các nhóm khủng bố cực đoan) sử dụng trong thời Chiến tranh Lạnh. Với hơn 100 triệu khẩu AK-47 được sản xuất kể từ khi xuất hiện lần đầu tiên, nó đã xuất hiện ở khắp mọi nơi trên thế giới.

Lấy cảm hứng từ khẩu Stg-44 của Phát xít Đức, AK-47 có kết cấu đơn giản, chi phí sản xuất thấp và có độ bền cao. Có thể nói rằng nó là loại vũ khí hoàn hảo đối với quân đội Liên Xô cũng như các đội quân các nước đang phát triển không được huấn luyện bài bản. Trong vòng 60 năm qua, AK-47 đã gây ra rất nhiều tổn hại cho đối phương và được cho là có số thương vong nhiều hơn bất kỳ loại vũ khí nào tính đến thời điểm hiện tại.

Xe tăng T-34

5 vũ khí huyền thoại đi vào lịch sử Liên bang Xô Viết - ảnh 2

Xe tăng T-34 của Liên Xô.

Việc T-34 có phải là xe tăng lợi hại nhất của Thế chiến II hay không vẫn là điều gây tranh cãi. Nhưng chắc chắn rằng nó đã khiến rất nhiều lính Đức phải run sợ vào năm 1941. Với khẩu pháo cỡ nòng 76.2mm, lớp giáp dày hơn 5cm và bánh rộng để có thể di chuyển qua những bãi lầy ở Nga, T-34 có thể qua mặt bất kỳ loại xe tăng nào của Đức vào thời điểm đó.

Đối với binh lính Đức, họ đã nhìn T-34 với con mắt kinh sợ khi đạn súng chống tăng không thể nào xuyên phá xe tăng Liên Xô. Một chiếc T-34 được ghi nhận đã hứng chịu 23 quả đạn súng chống tăng, song không bị hư hại nặng. Giống như nỗi ám ảnh của quân đội Mỹ và Anh khi bắt gặp xe tăng Tiger của Đức, chính họ cũng phải chạy trốn khi gặp T-34.

Tuy nhiên, T-34 cũng có những điểm yếu. Khác với các xe tăng của phương Tây, khi mỗi xe có chỉ huy và người điều khiển pháo, chỉ huy của T-34 cũng đảm nhiệm vai trò vận hành pháo xe tăng. Điều này có thể khiến chỉ huy bị phân tâm do phải làm hai việc cùng lúc. Không gian chật hẹp của xe cũng khiến tổ lái mệt mỏi, nó cũng không có thiết bị liên lạc và rất nhiều lần xe tăng bị hỏng hóc.

Dù vậy, đã có 84.000 chiếc T-34 được sản xuất, và nó khiến Phát xít Đức ấn tượng đến mức họ đã xem xét chế tạo phiên bản tương tự nhưng không thành công. Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong thời kỳ đầu cuộc chiến, với T-34 Liên Xô đã giành được thế chủ động và liên tiếp dồn quân Đức vào chân tường.

Tên lửa Katyusha

5 vũ khí huyền thoại đi vào lịch sử Liên bang Xô Viết - ảnh 3

Tên lửa Katyusha tại một bảo tàng quân sự.

Tên lửa BM-13 Katyusha là một trong những loại pháo hạng nặng lợi hại nhất trong lịch sử. Giống như T-34, Katyusha là một cú sốc lớn đối với Phát xít Đức. Theo một nguồn tin, tên lửa này có thể gây ra vụ nổ có sức công phá 4,35 tấn trong phạm vi 10 mẫu đất. Đức sau đó cũng phát triển tên lửa riêng của mình mang tên Nebelwerfer để đối phó với Katyusha.

Là loại tên lửa không định hướng, độ chính xác của Katyusha chỉ ở mức trung bình. Tuy nhiên, Hồng quân Liên Xô thường dùng một loạt tên lửa loại này để phá hoại phòng tuyến của đối phương, trước khi cho các binh sĩ tấn công. Sức công phá khủng khiếp của Katyusha thường khiến kẻ địch run sợ và mất tinh thần chiến đấu.

Ngày nay tên lửa Katyusha vẫn được nhiều nước và nhiều tổ chức trên thế giới sử dụng. Mặc dù vào thời điểm hiện tại Mỹ đang dần chuyển sang sử dụng tên lửa được trang bị hệ thống định vị qua GPS, song chúng không phù hợp để sử dụng trong cuộc chiến chống khủng bố. Thế nhưng, với các nhóm vũ trang, Katyusha là thứ vũ khí hữu hiệu để san bằng một khu vực đã định.

Tiêm kích MiG-15

5 vũ khí huyền thoại đi vào lịch sử Liên bang Xô Viết - ảnh 4

Máy bay tiêm kích MiG-15 của Liên Xô.

Đối với các phi công Mỹ đã quen với vị thế thống trị bầu trời của Mỹ trong những năm cuối của Thế chiến II, sự xuất hiện của MiG-15 trong Chiến tranh Triều Tiên là một cú sốc lớn. MiG-15 lợi hại đến mức các máy bay ném bom B-29 của Mỹ, mặc dù được nhiều máy bay hộ tống, phải hoạt động vào ban đêm để tránh bị máy bay Liên Xô phát hiện.

Được sản xuất dựa trên các công nghệ thu được từ quân Đức cũng như loại động cơ mà Anh bán cho Liên Xô trong quá khứ, MiG-15 rất nhanh, rất cơ động và được trang bị nhiều loại vũ khí. Các loại máy bay tiêm kích thời kỳ đầu của Mỹ như P-80 và F-84 đều không phải là đối thủ của MiG-15, và phải đến khi F-86 Sabre được đưa vào sử dụng, Mỹ mới có thể tạm thời yên tâm đối đầu với MiG-15.

Đã có hơn 18.000 máy bay MiG-15 được Liên Xô cùng các quốc gia thuộc Khối Warsaw cũ và Trung Quốc chế tạo. Nó đã phục vụ cho hơn 40 quốc gia.

Tên lửa vác vai RPG-7

5 vũ khí huyền thoại đi vào lịch sử Liên bang Xô Viết - ảnh 5

Tên lửa RPG-7 được một binh sĩ Afghanistan khai hỏa trong một buổi diễn tập.

Có thể nói rằng, RPG-7 không chỉ là một loại súng chống tăng thông thường, mà nó trở thành một khẩu pháo hạng nhẹ, chuyên dùng để phá vỡ boong ke đối phương, có thể dùng để chống trực thăng và các máy bay tầm thấp (cụ thể, trực thăng Black Hawk của Mỹ đã bị RPG bắn rơi tại Somalia) và thực hiện rất nhiều chức năng khác.

Trong quá khứ, nó rất hữu hiệu trong việc ngăn chặn xe tăng địch. Ngày nay, nó chỉ còn phù hợp để tấn công các loại xe quân sự hạng nhẹ thay vì các xe tăng hiện đại. Tầm cỡ của RPG-7 có thể nói là gần như ngang với AK-47, khi rất nhiều nhóm vũ trang sử dụng loại vũ khí này. Trong suốt 50 năm qua, cùng với khẩu AK, RPG đã xuất hiện bên cạnh nhiều binh lính du kích trên thế giới.

Có thể nói rằng, những loại vũ khí trên là những thành tựu lớn lao mà Liên Xô đã đạt được, và chúng đã trở thành những phần không thể thiếu trong lịch sử quân sự.

Anh Tuấn (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !