Thế giới không ngừng phải đặt câu hỏi về những bước đi trong thử nghiệm hạt nhân của Triều Tiên. Với mưu tính sẽ nhanh chóng tổ chức thử nghiệm hạt nhân lần thứ 3, một lần nữa các chuyên gia lại đau đầu phân tích về những gì mà Triều Tiên sẽ thể hiện sắp tới.
Chủ tịch Kim Jong-un cùng các quan chức cấp cao của Triều Tiên
Tại sao Triều Tiên tiến hành cuộc thử nghiệm hạt nhân lần thứ 3?
Bình Nhưỡng từng tuyên bố cuộc thử nghiệm hạt nhân là "bước tiến mới" trong chương trình tăng cường sức mạnh quân sự nhằm chống lại Mỹ vốn bị Triều Tiên coi là "kẻ thù truyền kiếp của nhân dân Triều Tiên".
Quyết định tiến hành cuộc thử nghiệm hạt nhân lần thứ 3 được Triều Tiên công bố chỉ sau 2 ngày Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc phê chuẩn thêm lệnh trừng phạt trước sự kiện Bình Nhưỡng bất ngờ phóng tên lửa tầm xa hồi tháng 12 năm ngoái. Vụ phóng này đã bị cộng đồng quốc tế cáo buộc là một cuộc thử nghiệm tên lửa đạn đạo trá hình. Trước đây, Triều Tiên đã cho tiến hành 2 cuộc thử nghiệm hạt nhân vào năm 2006 và 2009.
Vụ thử nghiệm hạt nhân lần thứ 3 của Triều Tiên đã hứng chịu không ít sức ép từ cộng đồng quốc tế trong đó có cả đồng minh thân cận nhất với quốc gia cô lập này – Trung Quốc.
George Lopez – giáo sư nghiên cứu hòa bình tại Viện Kroc thuộc Đại học Notre Dame cho rằng: "Bất chấp việc thi hành thêm các lệnh trừng phạt hay làm mất lòng Nga và Trung Quốc, nhà lãnh đạo trẻ của Triều Tiên – Kim Jong-un vẫn không hề nhụt chí".
Nhà phân tích cấp cao thuộc Nhóm Khủng hoảng quốc tế tại khu vực Đông Bắc Á - Daniel Pinkston nhận định trong một xã hội coi "quân sự là ưu tiên hàng đầu" thì lệnh trừng phạt mà Liên Hiệp Quốc phê chuẩn hồi tháng 1 sẽ càng khiến Triều Tiên phản ứng mạnh mẽ hơn. Ngoài ra, Bình Nhưỡng coi "mọi luật pháp, quy định, hợp tác an ninh, kiểm soát vũ khí mang tính quốc tế là hiểm họa đe dọa tới an ninh của quốc gia".
Do đó, cuộc thử nghiệm hạt nhân lần thứ 3 sẽ là cơ hội để Triều Tiên thể hiện sự phát triển vượt trội trong chương trình hạt nhân của nước này đồng thời tiến gần hơn tới sản xuất vũ khí hạt nhân tương tác với tên lửa tầm xa.
"Nhằm khẳng định vị thế trong cuộc chạy đua hạt nhân, Triều Tiên phải chứng minh khả năng dùng tên lửa để đưa các loại vũ khí tới một địa điểm nhất định", Siegfried Hecker – giáo sư Đại học Stanford từng tới thăm các cơ sở hạt nhân của Triều Tiên nói.
Thời điểm tiến hành vụ thử nghiệm hạt nhân lần thứ 3?
Trung tâm Vũ trụ Tangachai-ri của Triều Tiên hôm 8/4/2012
Do Triều Tiên là một trong những quốc gia cô lập và bí ẩn nhất trên thế giới, nên sự tò mò của cộng đồng quốc tế về đất nước này ngày một lớn hơn và đặc biệt là thời điểm Bình Nhưỡng tiến hành vụ thử nghiệm hạt nhân lần thứ 3.
Hồi tháng trước, mặc dù Triều Tiên đưa ra tuyên bố khẳng định sắp tiến hành vụ thử nghiệm hạt nhân lần thứ 3 song không đưa ra thời điểm chính xác thực hiện kế hoạch này. Do đó, giới chuyên gia thế giới đã buộc phải phân tích các bức ảnh vệ tinh ghi lại hoạt động tại bãi thử để từ đó dự báo thời gian diễn ra cuộc thử nghiệm.
Phần lớn chuyên gia đều đồng ý với nhận định Triều Tiên đã chuẩn bị sẵn sàng mọi công đoạn kỹ thuật và có thể tiến hành cuộc thử nghiệm hạt nhân bất cứ lúc nào. Câu hỏi đặt ra là khi nào nhà lãnh đạo hàng đầu Bình Nhưỡng sẽ "bật đèn xanh" cho cuộc thử nghiệm – một động thái làm trầm trọng hơn mối quan hệ với các quốc gia láng giềng tại châu Á và Mỹ.
Ngay trong tuần này, Philip Yun - phó giám đốc quỹ Ploughshares – một tổ chức ngăn phổ biến vũ khí hạt nhân cho rằng qua phân tích những tuyên bố gần đây của nhà lãnh đạo Triều Tiên thì quốc gia này "sắp" tiến hành cuộc thử nghiệm hạt nhân lần thứ 3.
Giới chuyên gia dự báo Triều Tiên sẽ tiến hành vụ thử nghiệm hạt nhân vào đúng ngày Mùng 1 tết (10/2) hoặc nhân kỷ niệm ngày sinh của cố chủ tịch Kim Jong-Il (16/2) – cha đẻ của nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un hiện nay.
Những dấu hiệu xác nhận Bình Nhưỡng tiến hành thử nghiệm hạt nhân?
Vụ phóng tên lửa mang theo vệ tinh của Triều Tiên hồi tháng 12 năm ngoái
Vụ thử hạt nhân lần thứ 3 của Triều Tiên dự định diễn ra dưới lòng đất tại cơ sở hạt nhân Punggye-ri. Do đó, dấu hiệu đầu tiên dễ nhận thấy là những chấn động sẽ được thiết bị kiểm soát động đất ghi lại.
Theo Cục Khảo sát địa chất Mỹ (USGS), mặc dù cơ sở hạt nhân Punggye-ri vốn không có lịch sử xảy ra các trận động đất hay rung động địa chấn song vụ thử nghiệm hạt nhân năm 2009 đã khiến khu vực này xảy trận động đất mạnh 4 – 5 độ richter.
Ngoài hệ thống kiểm soát động đất của USGS, tổ chức Hiệp định cấm thử vũ khí hạt nhân toàn diện tại Vienna trang bị hẳn một mạng lưới trang thiết bị địa chấn, radar siêu âm và phát hiện phóng xạ để xác định mọi cuộc thử nghiệm hạt nhân. Thậm chí, tổ chức này còn có các máy cảm biến phát hiện khí gas trong khí quyển phát tán từ vụ thử nghiệm.
Song, giới chuyên gia nhận định nếu Triều Tiên sử dụng thiết bị hạt nhân phức tạp với nguyên liệu là plutonium hay uranium thì sẽ rất khó để phát hiện ra vụ thử nghiệm.
Ẩn ý đằng sau chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên?
Khu thử hạt nhân Punggye-ri của Triều Tiên
Trong những ngày gần đây, giới phân tích đang đau đầu tìm ra câu trả lời chính xác trước tuyên bố của Triều Tiên khi nhận định vụ thử nghiệm hạt nhân sắp tới sẽ là "một bước tiến mới".
Một số chuyên gia cho rằng tuyên bố trên nhắm tới việc Triều Tiên sẽ sử dụng nguyên liệu uranium làm giàu ở mức cao trong vụ thử sắp tới thay cho plutonium được dùng trong 2 vụ thử năm 2006 và 2009.
"Thành công của vụ thử nghiệm sử dụng uranium ám chỉ rằng Bình Nhưỡng đang sở hữu công nghệ máy li tâm tiên tiến, giúp quốc gia này không chỉ tự sản xuất mà có thể xuất khẩu nguyên liệu cho các quốc gia khác", giáo sư Lopez nhận định.
Một số nhà quan sát cho rằng trong thời gian sớm nhất Bình Nhưỡng có khả năng thử nghiệm thiết bị nhiệt hạch, giúp tăng sức mạnh của các vụ nổ hạt nhân.
Tuy nhiên, giám đốc quỹ Ploughshares cho rằng: "Triều Tiên sẽ còn mất thêm nhiều thời gian nữa mới có thể phóng tên lửa mang theo đầu đạn hạt nhân cũng như sở hữu loại tên lửa tầm xa đủ sức vươn tới lãnh thổ Mỹ".
Hậu quả từ vụ thử nghiệm hạt nhân lần thứ 3?
Trung tâm điều khiển vụ phóng tên lửa hồi tháng 12 năm ngoái của Triều Tiên
Toàn bộ các quốc gia châu Á đang được đặt trong trạng thái sẵn sàng đón nhận vụ thử nghiệm hạt nhân của Triều Tiên. Trong khi đó, những nước như Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản lại đang lên phương án "trả đũa" cho hành động này.
Hôm 3/2, tân Ngoại trưởng Mỹ - John Kerry đã có buổi trao đổi qua điện thoại với những người đồng cấp tại Tokyo và Seoul. Trong đó, 3 bên khẳng định Triều Tiên cần phải hiểu rõ rằng "họ sẽ phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng từ cộng đồng quốc tế nếu tiếp tục duy trì thái độ khiêu khích".
Hồi tháng trước, Thời báo Hoàn Cầu cho biết Bắc Kinh dọa "cắt viện trợ cho Triều Tiên" nếu quốc gia cô lập này tiến hành cuộc thử nghiệm hạt nhân lần thứ 3.
Về cơ bản, vụ thử sắp tới sẽ không hề thay đổi vị thế địa chính trị của Triều Tiên tại Đông Bắc Á mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới cơ hội đàm phán giữa Bình Nhưỡng với Seoul và Washington trong tương lai.
Tuy nhiên, vụ thử nghiệm hạt nhân lần thứ 3 cũng sẽ làm tăng thêm mối lo ngại về nơi tập kết nguyên liệu hạt nhân của Triều Tiên trong thời gian dài, kể cả việc quốc gia cô lập này quyết định bán đi một phần nguyên liệu tự sản xuất.
Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.
Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.
Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.
Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.