20 năm qua Mỹ đã 'ném' đi bao nhiêu tiền cho các dự án vũ khí thất bại?

Theo một báo cáo nội bộ mới đây của Bộ Quốc phòng Mỹ, trong vòng 2 thập kỷ qua, Lầu Năm Góc đã tiêu tốn gần 60 tỷ USD cho các chương trình phát triển vũ khí quy mô lớn, mà không gặt hái được kết quả như mong đợi.
20 năm qua Mỹ đã 'ném' đi bao nhiêu tiền cho các dự án vũ khí thất bại? - ảnh 1

Trực thăng tàng hình RAH-66 Comanche là một thất bại của quân đội Mỹ

Đây là nội dung đáng chú ý nhất trong bản báo cáo thường niên dày 224 trang, vừa được ông Frank Kendall - Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ chuyên trách mua sắm, công nghệ và hậu cần – công bố hồi đầu tuần.

Theo báo cáo, trong giai đoạn từ năm 1997 tới tháng 10 năm nay, Washington đã đầu tư khoảng 58 tỷ USD cho các công nghệ vũ khí mà họ sẽ không bao giờ nhận được: từ hệ thống chiến đấu tương lai (FCS) cho tới trực thăng tàng hình RAH-66 Comanche.

FCS (trị giá 20 tỷ USD) và Comanche (trị giá 9,8 tỷ USD) chỉ là 2 trong số 23 chương trình vũ khí bị hủy bỏ trước khi kịp hoàn thành. Cùng với 2 dự án khác, chúng chiếm tới hơn 50% “chi phí chìm” của quân đội Mỹ - báo cáo cho hay.

Tài liệu này cũng lưu ý về chi phí cho mỗi chương trình bị hủy bỏ, dự án đã được triển khai tới giai đoạn nào trước khi kết thúc, và có bất cứ công nghệ nào được sử dụng cho các chương trình mới hay không.

Ví dụ như, mặc dù chương trình FCS đã bị hủy bỏ, một số phần của nó - bao gồm nhiều phương tiện mặt đất có người lái và các hệ thống đạn thông minh (MIS) - đã được sử dụng trong chương trình hiện đại hóa tổ đội chiến đấu cấp Lữ đoàn (ABCTMP).

Gần như toàn bộ các chương trình nói trên đều bị chấm dứt trước khi sử dụng hết chi phí được cấp trong ngân sách, nhưng có 8 chương trình đã tiêu tốn hết số tiền được phân bổ trước khi bị Lầu Năm Góc hủy bỏ.

20 năm qua Mỹ đã 'ném' đi bao nhiêu tiền cho các dự án vũ khí thất bại? - ảnh 2

Mô phỏng tàu tuần dương thế hệ mới CG (X), dự án đã bị hủy bỏ hồi đầu năm

Hồi năm 2011, Văn phòng Trách nhiệm Chính phủ Mỹ, một cơ quan giám sát của quốc hội nước này, đã tiến hành kiểm toán hoạt động chi tiêu của Lầu Năm Góc và phát hiện ra cơ quan này đã lãng phí tới 70 tỷ USD.

Theo một bài báo trên tờ New York Times khi đó, các kiểm toán viên cho biết: phần lớn bội chi ngân sách là do Bộ Quốc phòng Mỹ đã bắt tay xây dựng hệ thống vũ khí trước khi kiểm tra đầy đủ về mặt thiết kế.

Trong bối cảnh Lầu Năm Góc liên tục lãng phí ngân sách, hồi tháng 3, Không quân Mỹ đã ký hợp đồng trang bị hệ thống máy tính biết nhận thức Watson của hãng IBM. Hiện, 2 nhà thầu đang nỗ lực tạo ra các chương trình giúp Watson nắm rõ Quy chế mua sắm liên bang (dày 1.897 trang), nhằm hỗ trợ các nhà cung cấp tiềm năng định giá chính xác hơn cho các hợp đồng quân sự. Theo kế hoạch, dự án này sẽ đi vào hoạt động trong năm 2018.

Mặt khác, Lầu Năm Góc cũng đã tìm cách tránh lãng phí chi tiêu thông qua chương trình mua sắm mới được cập nhật lần gần đây nhất vào tháng 4/2015, có tên gọi “Better Buy Power 3.0”.

Chương trình mới được thiết kể để “chú trọng hơn vào việc đổi mới, công nghệ xuất sắc và chất lượng các sản phẩm” – ông Kendall nhấn mạnh. Nó sẽ thúc đẩy các công ty thực hiện dự án quân sự một cách hợp lý hơn về kinh phí, thời gian và nhân lực. Đồng thời, nó cũng sẽ thưởng cho các nhà thầu quản lý chi phí thành công, yêu cầu họ loại bỏ các quy trình không hiệu quả hoặc quan liêu không cần thiết.

Trọng Sâm

'Kẻ hủy diệt' BMPT Terminator chịu được cùng lúc 2 tên lửa chống tăng

Khung thân xe tăng T-90 khiến xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator có độ bền bỉ vượt trội.

'Kẻ hủy diệt' BMPT Terminator, lá chắn thép mới của lực lượng tăng thiết giáp Nga

Nga đã phát triển dòng xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator – một phương tiện kết hợp giữa hỏa lực mạnh, khả năng cơ động cao và công nghệ bảo vệ hiện đại, nhằm tối ưu hóa hiệu quả tác chiến trong môi trường đô thị và địa hình phức tạp.

Nga đứng thứ 2 trong số các nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới

Nga đứng thứ 2 trong số các nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới vào năm 2024, với doanh số bán vũ khí và thiết bị quân sự (WME) ra nước ngoài là 13,75 tỷ USD.

Kalashnikov đẩy mạnh sản xuất tên lửa và đạn tuần kích

Tập đoàn Kalashnikov thông báo sẽ tăng đáng kể sản lượng tên lửa và vũ khí pháo binh. Theo kế hoạch, sản lượng các loại vũ khí này sẽ tăng 60% vào năm 2025, trong khi sản lượng tên lửa có điều khiển đã tăng gấp 10 lần trong năm 2024.

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

Đang cập nhật dữ liệu !