2 nguy cơ, 3 giải pháp bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng dưới góc nhìn y khoa

Những rủi ro về thể chất, tinh thần đối với trẻ nhỏ khi tham gia mạng xã hội dưới góc nhìn y khoa ra sao là điều hiều phụ huynh khá tò mò nhưng lại không… am tường.

2 nguy cơ chính đối với trẻ

Tại buổi truyền thông “Phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em và bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng” được Bộ LĐ-TB&XH tổ chức mới đây, BS Nguyễn Trọng An, nguyên Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em  cho rằng: “Mạng xã hội ngày nay hấp dẫn giới trẻ bởi nó chứa đựng rất nhiều kiến thức đa dạng. Điều này giúp giới trẻ tiếp cận khoa học nhanh chóng, chủ động và linh hoạt. Bên cạnh đó, mạng xã hội là nền tảng giúp các bạn trẻ kết nối bạn bè, chia sẻ kinh nghiệm nhanh chóng”.

Tuy nhiên, bên cạnh những nội dung hấp dẫn, bổ ích với trẻ nhỏ thì các nguy cơ rủi ro đối với sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần cũng xuất hiện. Do vậy, phụ huynh cần biết những mặt trái của vấn đề này để đồng hành cùng các con. Đặc biệt, ở mỗi lứa tuổi sự tác động từ môi trường mạng cũng khác nhau, do đó sự song hành của gia đình và nhà trường cần phải thường xuyên liên tục và kiểm soát được các rủi ro tiềm ẩn.

Theo BS An, về mặt thể chất những luồng ánh sáng xanh từ màn hình điện thoại, máy tính bảng sẽ khiến các em nhỏ dễ bị cận thị, loạn thị nếu tiếp xúc trực tiếp với các thiết bị trên trong thời gian dài. Bên cạnh đó, có không ít trường hợp các em nhỏ bị gù lưng, vẹo cột sống cổ, cột sống lưng hay bị đau lưng, đau đầu và nhức mắt do sử dụng thiết bị điện tử sai tư thế. Hình ảnh các con ngồi vắt vẻo trên bàn học, trên sofa lướt điện thoại quá quen thuộc trong nhiều gia đình.

Sự song hành của gia đình và nhà trường cần phải thường xuyên liên tục và kiểm soát được các rủi ro tiềm ẩn với trẻ em. Ảnh:  Hải Việt

Đặc biệt, có nhiều trường hợp trẻ em học theo những hướng dẫn nguy hiểm của mạng xã hội gây ra nhiều hậu quả khôn lường. Ví dụ Tết nhất thì chúng học cách làm pháo, mùa hè thì học cách làm phao bơi… Đáng chú ý, những trào lưu độc hại từ môi trường mạng như học theo các video hướng dẫn thắt cổ vẫn thở tốt, ăn thịt động vật vẫn còn sống, sử dụng hung khí để tự vệ, sử dụng các chất gây nghiện (thuốc lá, cỏ kẹo…).

Ngoài ra, nhiều trẻ em nghiện điện thoại chả khác người lớn, ra đường cắm mặt vào điện thoại khi tham gia giao thông tiềm ẩn các nguy cơ tai nạn chết người. Đây thực sự là những báo động và nguy cơ về mặt thể chất dễ thấy nhất khi trẻ sử dụng điện thoại quá nhiều, lướt mạng thường xuyên. Bên cạnh các nguy cơ về thể chất, những ám ảnh tâm lý và sức khỏe tinh thần đối với trẻ cũng là vấn đề nhiều phụ huynh không nắm rõ được.

Cụ thể, nếu trẻ em sử dụng mạng xã hội không đúng cách, các con sẽ có nguy cơ bị rối loạn tâm trí, nghiện game, nghiện Facebook. Bên cạnh đó, việc sa lầy vào thế giới ảo sẽ khiến trẻ kém giao tiếp, không có kinh nghiệm xã hội, gây ra các ảo tưởng về tình cảm, xa rời tình cảm, cuộc sống thật. Thậm chí, trẻ có thể gây ra rối loạn xã hội hoặc thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật khi thực hiện theo các video bạo lực, khiêu dâm do ảnh hưởng từ mạng xã hội. 

Trước bối cảnh trẻ em ngày càng dậy thì sớm như hiện nay, việc mạng xã hội lích thích các nhu cầu sinh lý, khơi gợi sự tò mò giới tính ở trẻ cũng khiến xảy ra các nguy cơ như: quan hệ tình dục sớm, mang thai ngoài ý muốn hoặc bắt chước các phim đen… - đây thực sự là nỗi ám ảnh của nhiều phụ huynh khi có con phải đến các trung tâm tư vấn tâm lý để xử lý khủng hoảng cho trẻ.

3 giải pháp bảo vệ trẻ trên môi trường mạng

Đứng dưới góc nhì y khoa, BS Nguyễn Trọng An đã đề xuất Nhà nước khôi phục chương trình văn hóa, văn nghệ thiếu nhi để thu hút các em nhỏ giải trí, vui chơi lành mạnh. Đồng thời kêu gọi chính các bậc cha mẹ cần phải chủ động bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.

“Trong khi chờ đợi các cơ quan chức năng thực thi tốt công vụ thì các bậc cha mẹ là hãy luôn là bạn thân thiết của con, nên thường xuyên chuyện trò với con để qua đó biết được con đang quan tâm đến vấn đề gì ở trên mạng mà có định hướng đúng và xử lý kịp thời”, BS An nói thêm.

Cũng theo BS An, 3 giải pháp để bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng có thể áp dụng gồm: Tăng cường hỗ trợ kỹ năng bảo vệ trẻ cho các bậc cha mẹ và thầy cô giáo; Tăng cường sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường - gia đình - xã hội; và Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông tư vấn, vận động, giáo dục đến tận gia đình, cộng đồng. 

Cụ thể, với cha mẹ, thầy cô cần thường xuyên trò chuyện với con trẻ để biết được con đang quan tâm đến vấn đề. Từ đó, đưa ra những định hướng đúng đắn và xử lý kịp thời.Ví dụ, trẻ nhỏ dưới 7 tuổi, các bậc cha mẹ cần trò chuyện, hướng dẫn trẻ về những nguy hiểm trong các video Facebook, Tiktok, YouTube. Các bậc phụ huynh cần khuyên răng con em mình nếu có lo ngại hoặc phát hiện điều kỳ lạ từ mạng xã hội thì phải thông báo ngay cho người thân.

Với trẻ em có độ tuổi trên 14 tuổi thì các bậc phụ huynh hãy hướng dẫn trẻ lựa chọn và xem các các kênh giải trí lành mạnh và an toàn. Phụ huynh cũng lưu ý không cực đoan tịch thu điện thoại hay máy tính bảng của con vì con có thể dẫn đến các phản hồi ngược. Hãy hỏi con vì sao lại xem những clip xấu độc ấy và nói chuyện với con để cùng tháo gỡ.

Ngoài ra, các giải pháp tăng cường sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường - gia đình - xã hội cũng cần được quan tâm. Môi trường gia đình, trường học có tác động rất lớn đến việc hình thành nhân cách của trẻ. Vì vậy, cha mẹ và thầy cô phải là tấm gương đi đầu để con noi theo. Đồng thời phụ huynh cũng cần cập nhật kiến thức, kỹ năng, loại bỏ lạm dụng và bạo lực trong giáo dục trẻ. 

Hải Việt

Dành cả đời chăm lo cho con riêng của chồng, mẹ kế trắng tay khi về già

Lo xong tang lễ của bố, anh trai tôi đề nghị mẹ kế ký cam kết từ chối nhận tài sản. Yêu cầu của anh khiến mẹ kế tủi thân.

Về ra mắt, chàng trai Thanh Hoá nói một câu khiến bố vợ tương lai bật khóc

Lời nói chân thành của người con rể tương lai khiến bố vợ xúc động ngay trong lần đầu gặp mặt.

Gác bỏ sự nghiệp, yêu và chiều Hồ Ngọc Hà như Kim Lý quả là hiếm có khó tìm

Dù là ngôi sao hạng A bận rộn, Hồ Ngọc Hà vẫn chăm sóc từng góc nhỏ trong gia đình. Cô và Kim Lý luôn lắng nghe và tôn trọng nhau cùng hướng tới mục tiêu gia đình hạnh phúc.

Lá thư tay của người mẹ Yên Bái khiến con gái xúc động suốt 15 năm

Ngoài thông báo vừa gửi 800.000 đồng phí sinh hoạt, trong lá thư tay nhuốm màu thời gian, người mẹ còn để lại lời nhắn nhủ khiến cô con gái rưng rưng xúc động.

Hẻm khu Cây Da Sà: Dân một thời không dám khai địa chỉ, cố thoát ‘ả phù dung’

Một thời, sống ở nơi được mệnh danh là "thủ phủ ma túy" ở TPHCM, người dân lương thiện ra ngoài không dám khai địa chỉ, cố mưu sinh để thoát khỏi những cám dỗ từ "ả phù dung".

Một thời ở hẻm 'Năm Cam', trai khó lấy được vợ nơi khác, gái không thể gả đi xa

Một thời, sống trong con hẻm là nơi ở của trùm giang hồ Năm Cam, người dân lương thiện gặp nhiều phiền toái, khó khăn. Họ bị hiểu lầm, kỳ thị. Nhưng nay, mọi thứ đã đổi thay.

Diễn viên Thanh Hương sau đổ vỡ: Tôi không thiếu những người đàn ông theo đuổi

Diễn viên Thanh Hương cho biết muốn kín tiếng trong chuyện riêng tư và hiện chưa nghĩ tới việc kết hôn dù không thiếu người theo đuổi.

Chuyện cảm động phía sau tấm ảnh phục dựng gia đình đủ 4 người ở Làng Nủ

Sau trận lũ quét kinh hoàng xảy ra tại thôn Làng Nủ, em Hoàng Xuân Phúc (14 tuổi) đã mất đi cả bố và mẹ. Mong muốn của Phúc là có một bức ảnh đầy đủ 4 thành viên trong gia đình.

Chị dâu tặng vòng vàng dịp kỷ niệm ngày cưới, tôi đi bán mới phát hiện sự thật

Không tin vào những gì mình nghe được, tôi đã mang chiếc vòng vàng được chị dâu tặng đến 3 cửa hàng khác nhau để kiểm tra.

Cô gái Bình Phước ngồi xe lăn vào lễ đường, nhiều người rơi nước mắt

Đám cưới của Nhung có nhiều điều đặc biệt. Cô được bố đẻ bế ra trao cho chú rể. Khoảnh khắc chú rể đẩy xe lăn, đưa cô dâu tiến vào lễ đường nhiều người cảm động rơi nước mắt.

Đang cập nhật dữ liệu !