11 bệnh viện TP.HCM tham gia du lịch y tế

Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh cho biết, hiện đã có 11 bệnh viện công lập và tư nhân đã đăng ký tham gia cung cấp các sản phẩm dịch vụ chăm sóc sức khỏe trong hoạt động du lịch y tế.

Các bệnh viện này bao gồm: Viện Y dược học dân tộc, Bệnh viện Răng hàm mặt TP.HCM, Viện Răng hàm mặt Trung ương, Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Nhi đồng thành phố, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, Bệnh viện Da liễu, Viện tim, Bệnh viện Tai Mũi Họng, Bệnh viện Hoàn Mỹ và Bệnh viện đa khoa Xuyên Á.

Ngày 6/10/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 103/NQ-CP về chương trình hành động của chính phủ thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Bộ Chính trị khóa XII về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Theo đó, mỗi bộ ngành, cơ quan ngang bộ và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đều có những nhiệm vụ cụ thể, riêng Bộ Y tế được Chính phủ giao tập huấn cho hướng dẫn viên du lịch về kiến thức cơ bản trong sơ cứu y tế và xử lý tình huống khẩn cấp; Chỉ đạo, phối hợp với các địa phương bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm, đặc biệt tại các tỉnh, thành phố, địa bàn trọng điểm phát triển du lịch và các thời điểm lễ hội, đông khách du lịch; Nghiên cứu xây dựng đề án phát triển du lịch gắn với khám chữa bệnh, kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền.

Như vậy, vai trò và trách nhiệm của ngành y tế đã được chỉ rõ, cùng các ngành khác triển khai các hoạt động thuộc lĩnh vực chuyên ngành nhằm đóng góp để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Cụ thể hơn, ngành y tế có trách nhiệm đảm bảo an toàn sức khoẻ cho khách du lịch và nghiên cứu triển khai các sản phẩm du lịch của ngành y tế.  

Bên cạnh hoạt động đảm bảo an ninh, trật tự, việc đảm bảo an toàn sức khoẻ cho khách du lịch là hoạt động không thể thiếu đối với các nước có ngành du lịch phát triển. Trong thời gian qua, Sở Y tế đã triển khai mạng lưới cấp cứu ngoài bệnh viện với 25 trạm cấp cứu vệ tinh 115 phủ khắp địa bàn thành phố từ trung tâm của quận 1 cho đến các huyện ngoại thành như Củ Chi, Cần Giờ,… nhằm kịp thời sơ cấp cứu cho người dân và khách du lịch khi có vấn đề về sức khoẻ cần cấp cứu.

Mới nhất là Sở Du lịch và Sở Y tế đã chính thức ký kết bản ghi nhớ về chương trình hành động giữa 2 Sở trong triển khai sản phẩm du lịch y tế. Trên cơ sở đó, quy chế phối hợp và thành lập tổ công tác liên ngành y tế và du lịch đã chính thức được thông qua.

Theo dự kiến, từ nay đến cuối năm 2017, sẽ ra mắt sản phẩm “Sổ tay du lịch y tế” dành cho khách du lịch khi đến tham quan tại TP.HCM dễ dàng nắm bắt các thông tin cần biết khi có nhu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ. Để phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của khách du lịch, Sở Y tế đã xây dựng các tiêu chí về cơ sở vật chất, nhân lực và các quy trình khám chữa bệnh cho các cơ sở y tế công lập và tư nhân khi tham gia loại hình du lịch y tế.

Trong giai đoạn đầu, Sở Y tế sẽ chọn các sản phẩm chăm sóc sức khoẻ trong dịch vụ du lịch y tế như sau: Khám sức khoẻ và tầm soát bệnh; Chuyên khoa chăm sóc sức khoẻ bằng y học cổ truyền; Chuyên khoa chăm sóc sức khoẻ tim mạch; Chuyên khoa chăm sóc da; Chuyên khoa chăm sóc và thẩm mỹ răng miệng; Chuyên khoa chăm sóc sức khoẻ trẻ em; Chuyên khoa chăm sóc sức khoẻ phụ nữ; Chuyên khoa chăm sóc tai mũi họng tại 11 bệnh viện đã đăng ký

Theo kế hoạch thống nhất giữa Sở Du lịch và Sở Y tế, sau giai đoạn thử nghiệm sẽ rút kinh nghiệm và tiếp tục mở rộng loại hình dịch vụ y tế theo định hướng thành phố là trung tâm y tế chuyên sâu của cả nước và trong khu vực, nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch trong và ngoài nước khi đến tham quan và du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh.


An Nhiên

PGS Nguyễn Lân Hiếu: Tác hại của đơn thuốc 'dày đặc' thuốc bổ

Các loại thuốc bổ được kê nhiều hơn thuốc điều trị đã vô hình gây tác hại cho người bệnh như tốn kém, dễ nhầm lẫn, dẫn đến quên hoặc bỏ thuốc.

Loại cá rẻ tiền có vô số tác dụng với sức khỏe

Cá diếc có nhiều giá trị dinh dưỡng, thịt thơm không tanh, tốt cho nhiều người kể cả bệnh nhân ung thư.

Mức hưởng bảo hiểm y tế của người dân thay đổi ra sao khi tăng lương cơ sở?

Khi mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng, mức hưởng bảo hiểm y tế của người đi khám chữa bệnh có thay đổi.

Nhiều bệnh nhân đã được BHYT thanh toán hàng chục tỷ đồng

Nhiều bệnh nhân đã được quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả hàng chục tỷ đồng trong quá trình điều trị, đặc biệt là các bệnh hiếm.

Uống bao nhiêu cà phê để ngăn ngừa sỏi thận?

Bắt đầu mỗi ngày với 1-2 tách cà phê có thể giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh khác nhau bao gồm sỏi thận, bệnh tim, tiểu đường loại 2, một số loại ung thư.

Nhiều quý ông đi 'tút tát' nhan sắc, nâng ngực, độn mông

Dù không phải người nổi tiếng, nhiều quý ông cũng có nhu cầu "nâng cấp" nhan sắc gương mặt, nâng ngực, độn mông hay hút mỡ bụng, thậm chí một lần làm nhiều dịch vụ.

Ngày càng nhiều người bị đột quỵ, bác sĩ chỉ cách ăn để phòng ngừa

Ngoài một số yếu tố di truyền không thể thay đổi, đột quỵ còn do nhiều tác nhân khác như thói quen ăn uống không lành mạnh, lười vận động, hút thuốc.

Hai bà cháu tử vong không rõ nguyên nhân, 4 người cùng nhà có triệu chứng lạ

Sau 4 ngày người cháu 2 tuổi bất ngờ tử vong, bà nội cũng có dấu hiệu lạ rồi qua đời. Sở Y tế Bắc Kạn đã vào cuộc điều tra làm rõ nguyên nhân vụ việc.

Hé lộ lý do bé trai giống bố nhưng xét nghiệm ADN không phải con ruột

Nghi vợ có tình nhân, người chồng âm thầm xét nghiệm ADN cho 3 con và nhận kết quả bất ngờ về đứa con đầu lòng giống với mình nhất.

Vụ bé 5 tuổi tử vong do ngộ độc: Kế hoạch dang dở của bố mẹ dành cho con

Không khí tang thương bao trùm ngôi nhà cũ ở phường Xuân Hòa, TP Long Khánh (Đồng Nai) sau khi bé T.G.H. qua đời do ngộ độc bánh mì. Bố mẹ bé nước mắt tuôn rơi mỗi khi nhắc đến dự định mà giờ đây không thể thực hiện cho con được nữa.

Đang cập nhật dữ liệu !