10 năm xa cách của vợ chồng nên duyên từ 'mối tình chú cháu'

5 năm sau lần vô tình gặp gỡ trong một đêm trăng sáng, ông Dũng, bà Oanh nảy sinh tình cảm. Thế nhưng khi đã thành vợ chồng, cả hai lại phải sống xa nhau suốt 10 năm.

“Mối tình chú cháu”

Tập 149 chương trình Tình trăm năm ghi lại chuyện tình lãng mạn của ông Nguyễn Dũng (63 tuổi) và bà Nguyễn Thị Oanh (55 tuổi, cùng quê Quảng Ngãi). Cả hai gặp nhau trong một đêm trăng sáng tại xã Bình Dương, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

Năm đó, bà Oanh mới 15 tuổi. Bà từ huyện Trà Bồng đến huyện Bình Sơn làm mắm cho nhà người cậu. Xong việc, trời đã về đêm, bà một mình lên cầu ngồi ngắm trăng.

Lúc này, ông Dũng đã là chàng sinh viên đại học và đang trên đường về thăm nhà. Bắt gặp cô gái nhỏ xinh ngồi trên cầu ngắm trăng một mình, ông tò mò đến hỏi thăm.

 

Vợ chồng ông Dũng tại chương trình Tình trăm năm. 


Tuy vậy, cả hai chỉ nói với nhau ít câu rồi giã từ. Lúc ấy, cả ông Dũng và bà Oanh đều không nghĩ đến việc sẽ gặp lại nhau, nên duyên chồng vợ. Thế nên, ông bà không hỏi tên, địa chỉ của nhau và không giữ liên lạc.

Vậy mà 5 năm sau lần gặp gỡ tình cờ ấy, ông bà lại vô tình gặp nhau. Lúc này, bà Oanh đã là sinh viên của một trường cao đẳng và về xã Bình Dương kiến tập.

Như duyên trời xếp đặt, ông Dũng cũng về xã này công tác nên họ tình cờ gặp lại nhau. Lúc đó, ông Dũng ngập tràn cảm xúc, có những rung động đầu đời.

Tuy vậy, bà Oanh vẫn ngây thơ, không biết tình cảm của người đàn ông hơn tuổi dành cho mình. Thậm chí bà còn gọi chú, xưng cháu với ông Dũng khi biết ông hơn mình 8 tuổi.

Ông Dũng không nản lòng, kiên trì chinh phục trái tim cô gái nhỏ, có nụ cười rất duyên.

 

Thời trẻ, ông bà vô tình gặp nhau trong một đêm trăng sáng.


Mỗi lúc có thời gian, lãnh lương, ông đều đến tìm bà Oanh, đưa bà và những người bạn cùng phòng đi ăn chè. Sau 6 tháng quen biết, ông Dũng mới đủ dũng cảm hẹn bà Oanh đi chơi riêng.

“Khoảng 2 tháng sau thời gian đi chơi riêng cùng nhau, ông ấy mới dám nói thích tôi. Nghe vậy, tôi nói mình còn đi học. Vậy mà ông ấy lại nói: “Không sao, em cứ học. Bao giờ ra trường thì mình cưới””, bà Oanh kể.

Hai năm sau, bà Oanh ra trường. Ông Dũng giữ lời hứa, về nhà thưa chuyện với bố mẹ, đến hỏi cưới bà. Thế nhưng sau khi tìm hiểu, biết bố mẹ bà Oanh bằng tuổi người con lớn của mình, bố mẹ ông không đồng ý cho 2 người đến với nhau.

 Sau khi cưới, ông bà phải sống xa nhau suốt 10 năm. 


Để đến được với người mình thương, ông Dũng dành nhiều thời gian thuyết phục bố mẹ. Trong khi đó, bà Oanh cũng bị bạn bè dị nghị khi quyết định cưới người lớn hơn mình nhiều tuổi.

10 năm xa cách

Sau nhiều thử thách, ông bà cũng đến được với nhau bằng một đám cưới linh đình. 

 

Dẫu vậy, ông bà vẫn hướng về nhau và cùng xây dựng hạnh phúc gia đình.


Nhưng sau khi cưới, cả hai lại rơi vào cảnh mỗi người một nơi. Ông Dũng phải xa nhà, ra trung tâm tỉnh làm việc. Trong khi đó, bà Oanh ngược lên miền xa dạy học.

Mỗi tuần, vợ chồng trẻ chỉ được gặp nhau vào chiều thứ Bảy và ngày Chủ nhật. Ông Dũng kể: “Làm việc cách xa nhau nên cuối tuần, chúng tôi lại đạp xe về huyện Bình Sơn gặp nhau. Thậm chí lúc mang thai, vợ tôi cũng chỉ có một mình.

Sống xa nhau như vậy, chúng tôi buồn lắm, người đời cũng dị nghị, nói ra nói vào. Song, vì điều kiện công việc, chúng tôi đành phải chấp nhận và tin tưởng, hướng về nhau để cùng cố gắng”.

Ông bà sống xa cách nhau 10 năm. Suốt thời gian này, bà Oanh một mình nuôi dạy con, chăm sóc bố mẹ chồng. Nhiều lúc bà Oanh cũng chạnh lòng, tủi thân. Nhưng bà chưa bao giờ nghĩ đến việc ra đi, tìm hạnh phúc mới. Bởi, bà luôn tin vào tình yêu của chồng dành cho mình.

 

Hiện, ông bà có cuộc sống an vui, viên mãn cùng con cháu. 


Bà kể: “Mỗi cuối tuần, khi về thăm nhà, ông ấy đều dành hết thời gian, tình yêu thương của mình cho vợ con. Dù chỉ được bên nhau 1, 2 ngày mỗi tuần nhưng ông ấy luôn cho tôi thấy ông là người chồng, người cha tốt.

Ông vẫn giữ tình cảm, trách nhiệm ấy sau khi gia đình chúng tôi đoàn tụ vào năm 2001. Từ khi đoàn viên, ông ấy cũng chưa bao giờ khiến tôi buồn phiền và luôn yêu thương vợ con, gia đình”.

Cuối chương trình, ông Dũng gửi cho vợ lá thư tay đầy xúc động. Trong thư, ông gợi nhắc kỷ niệm ngày đầu hai vợ chồng gặp nhau. Cuối thư, ông bày tỏ ý định đưa vợ đi Hà Nội, ra nước ngoài du lịch.

Ông chia sẻ: “Em thực sự là người vợ tốt. Tình yêu của anh dành cho em từ ngày xưa và đến bây giờ vẫn vậy. Thậm chí bây giờ còn thắm thiết hơn. Anh chỉ mong vợ chồng mình luôn sống khỏe, sống vui để lo cho con cháu”.

Hà Nguyễn

Bất ngờ bị 'đẩy ngã' khỏi đỉnh cao giàu có, tỷ phú Sài Gòn xưa trôi dạt xứ người

Với khả năng kinh doanh thiên phú, “vua gạch ngói” từng bước vươn đến đỉnh cao giàu có. Thế nhưng khi đang trên đỉnh danh vọng, vị tỷ phú Sài Gòn xưa bất ngờ bị "đẩy ngã" để rồi trắng tay, phải trôi dạt sang xứ người.

Đưa con gái về nhà chồng, bố mẹ lặng người thấy gia cảnh chú rể

Vợ chồng bà vốn không đặt nặng chuyện giàu nghèo, nhưng chứng kiến gia cảnh anh Huỳnh Săn, ông bà không khỏi lo lắng.

Cho cháu nội 4 triệu mỗi tháng, tôi giận run người khi biết bí mật của con dâu

Mỗi tháng, tôi cho vợ chồng con trai 4 triệu đồng để hỗ trợ nuôi cháu nội, nhưng ai ngờ số tiền ấy được con dâu dùng vào việc khác.

45 năm bám nghề mẹ chồng dạy, người phụ nữ được khách nước ngoài khen hết lời

Hơn 40 năm học nghề từ mẹ chồng, người phụ nữ chăm chỉ rèn luyện để rồi trở thành người truyền lửa, lưu giữ nghề sang sợi truyền thống.

Tình cờ nghe cuộc nói chuyện của bố mẹ chồng, tôi buồn bã mất ăn mất ngủ

Tôi luôn coi mẹ chồng như mẹ ruột của mình và nghĩ bà cũng coi tôi như con gái, nhưng có lẽ không phải vậy.

Quá thương bố, tôi không muốn về quê: Lý do được con gái chia sẻ tận đáy lòng

Có một điều gần đây tôi mới chia sẻ với chồng: Tôi rất ngại về quê vì khi rời đi, nhìn bố một mình, tôi lại cảm thấy không nỡ... Tôi cứ chìm đắm trong nỗi thương bố và nhớ mẹ.

Về quê nghỉ lễ, nàng dâu rớt nước mắt khi thấy một thứ trong mâm cơm nhà chồng

Mâm cơm đơn giản nhưng chứa đựng biết bao yêu thương và quan tâm trong đó. Mỗi miếng thịt, mỗi cọng rau, đều chứa chan tình cảm của mẹ.

Về nhà để được nếm trọn hương vị yêu thương từ tô canh đọt nhãn lồng của mẹ

Sớm tinh mơ, tiếng chuông Zalo vang lên. Ngay sau đó là hình ảnh đọt nhãn lồng xanh mướt được bé út gửi qua, kèm tin nhắn: “Nghe nói lễ năm nay anh hai được về, mẹ chăm tưới tụi nó tốt mơn mởn luôn!”.

Về quê không báo trước, nàng dâu nghẹn ngào thấy cảnh ở nhà bố mẹ chồng

Cả nhà tôi về quê không báo trước mới biết bố mẹ ở nhà ăn uống kham khổ. Ấy thế, mỗi lần con cháu về, ông bà thiết đãi đủ thứ, từ gà vịt đến tôm cua.

Anh trai sắp phá sản, mất sạch cửa nhà, em giàu có từ chối cho vay 50 triệu

Các cụ xưa có câu “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, thế mà anh em ruột nhà tôi chẳng bằng ao nước lã.

Đang cập nhật dữ liệu !