10 năm sau thảm họa Fukushima, người Nhật Bản vẫn cảm nhận được sự mất mát
Tờ Deutschlandfunk cửa Đức viết, sau vụ tai nạn tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima, đã 10 năm trôi qua nhưng hậu quả nó vẫn còn tác động đến môi trường và xã hội Nhật Bản.
Việc thu gom chất thải phóng xạ vẫn tiếp tục trong khu vực, một phần của tỉnh vẫn được coi là không thể sống được. Hơn nữa, một bộ phận không nhỏ cư dân địa phương không muốn quay trở lại, họ bắt đầu cuộc sống mới ở nơi khác.
Sáng 11/3/2011, khu vực bờ biển phía Đông Bắc Nhật Bản như rung chuyển bởi một trận động đất lịch sử mạnh 9 độ richter, sau đó gây ra sóng thần cao đến hơn 40m đâm thẳng vào đất liền.
Thảm họa khiến gần 20.000 người thiệt mạng và làm tê liệt nhà máy điện hạt nhân Fukushima Dai-ichi. Hơn 160.000 người dân phải sơ tán khi phóng xạ từ nhà máy này phát tán ra môi trường xung quanh.
10 năm sau thảm họa Fukushima, người Nhật Bản vẫn cảm nhận được sự mất mát. (Ảnh: Reuters) |
Chính phủ Nhật Bản đã chi khoảng 300 tỉ USD để tái thiết vùng Tohoku bị sóng thần tàn phá, nhưng các khu vực xung quanh nhà máy Fukushima vẫn nằm ngoài giới hạn tái thiết do những lo lắng về mức độ phóng xạ vẫn còn. Năm 2016, Nhật Bản ước tính thiệt hại do thảm họa kép ở Fukushima lên đến hơn 188 tỉ USD.
Bài học nào đã được rút ra từ thảm họa này? “Tai nạn Fukushima cho thấy thiên tai, theo thống kê, cứ mười nghìn năm mới xảy ra một lần. Trận động đất năm 2011 là một sự kiện cực kỳ khó xảy ra. Một điều mà các cơ quan giám sát hầu như không để ý đến”, Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng hạt nhân của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD/NEA), William Magwood cho biết.
Theo ông Magwood, bài học đã được rút ra. Một số quốc gia, bao gồm cả Nhật Bản, đã lắp đặt thiết bị mới tại các nhà máy điện hạt nhân có thể dự báo trước sự phát triển của hầu hết mọi kịch bản. Ở Nhật Bản, họ thậm chí còn lắp đặt hệ thống bảo vệ chống lại sự phun trào của núi lửa. Theo ghi nhận của Deutschlandfunk, các hệ thống an ninh bổ sung có thể ngăn chặn hoàn toàn vụ tai nạn ở Fukushima. Tuy nhiên, mọi thứ đã không thể diễn ra thảm khốc như vậy, nếu công ty bảo dưỡng nhà máy điện hạt nhân Tepco và cơ quan quản lý NISA không bỏ qua mối nguy hiểm rõ ràng.
Chuyên gia về an toàn lò phản ứng Michael Makua lưu ý rằng ngay cả trước khi xảy ra thảm họa ở Nhật Bản, đã có nghiên cứu cho rằng việc bảo vệ các nhà máy điện hạt nhân khỏi sóng thần còn quá yếu.
Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản Banri Kaieda năm 2011, thừa nhận những trận đại hồng thủy như vậy đã không được tính đến. “Chúng tôi tin các nhà máy điện hạt nhân an toàn. Các chuyên gia của chúng tôi cũng tin vào huyền thoại này”, Deutschlandfunk dẫn lời ông Kaieda.
Theo Deutschlandfunk, cho đến nay, hàng núi túi nhựa chứa đầy nguyên tố phóng xạ đã được thu thập trong khu vực. Các chuyên gia tiết lộ sau đó chúng được đưa đến một khu vực được trang bị đặc biệt, nhưng điều gì xảy ra với đống rác thì không ai biết.
Nhân viên của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) Peter Johnston cho biết, 10 năm sau thảm họa, người Nhật không còn mong đợi tất cả những người di tản trở lại Fukushima. Nhiều người định cư đã bắt đầu cuộc sống mới ở nơi khác. Theo ông Johnston, khi thời gian trôi qua, việc quay ngược trở lại sẽ càng trở nên khó khăn hơn.
Theo AP, trong gần một thập kỷ, một khách sạn Nhật Bản đã tổ chức các tour du lịch bằng xe buýt để giới thiệu cho du khách lịch sử của trận động đất và sóng thần lớn tấn công bờ biển phía bắc Thái Bình Dương của Nhật Bản vào năm 2011.
“Tôi muốn mọi người biết rằng những thảm họa bất ngờ có thể xảy ra. Tôi nghĩ nhiệm vụ của chúng tôi là những người đã trải qua thảm họa nên chia sẻ điều đó”, ông Fumio Ito, trưởng bộ phận quan hệ công chúng tại Minami Sanriku Hotel Kanyo nói.
Dưới đây là một số hình ảnh du khách đến thăm nơi xảy ra thảm họa Fukushima:
(Ảnh: AP) |
Tại sao từ bỏ Nord Stream 2 sẽ rất tổn hại cho Đức?
Ông Gabriel Felbermayr, chuyên gia của tạp chí kinh tế Đức WirtschaftsWoche đã giải thích lý do tại sao việc từ bỏ Nord Stream 2 (Dòng chảy phương Bắc 2) của Berlin sẽ rất tốn kém.
Thanh Bình (lược dịch)