10 liệu pháp trị sốt xuất huyết bằng cây cỏ

Sốt xuất huyết do muỗi lan truyền, khởi đầu bằng cơn sốt cao đột ngột và phát ban giống như sởi, sau đó đau nhức toàn thân.

Trong khi chưa có vắcxin cũng như thuốc đặc trị thì giải pháp phòng ngừa, điều trị bằng liệu pháp tự nhiên, cổ truyền sẽ có tác dụng tích cực, giúp bệnh nhân phục hồi mà không gặp phải các biến chứng bất lợi.

1. Lá đu đủ

10 liệu pháp trị sốt xuất huyết bằng cây cỏ - ảnh 1

Gần đây lá đu đủ (Papaya leaf ) đã được khoa học chứng minh có tác dụng tốt, chữa được nhiều bệnh, trong đó có bệnh sốt xuất huyết, nhất là tăng số lượng tiểu cầu.

Cách làm như sau: hái vài lá đu đủ tươi, dùng nước pha muối ấm rửa sạch, say nhuyễn cùng với nước, bổ sung chút đường vào cho dễ uống. Nước si-rô đu đủ thành phẩm có mùi cay, hương vị hơi đắng. Nên uống hai lần/ngày trong thời gian 5 ngày liên tục.

2. Lá neem

Cây neem (cây thường xanh Ấn Độ) hay còn gọi là cây nim, sầu đâu (tên khoa học Azadirachta indica) được người Ấn Độ dùng hơn 4.000 năm nay để làm đẹp và chữa bệnh. Các chiết xuất từ dung dịch lá neem có thể ức chế sự sao chép của virút dengue, kháng virút nên có tác dụng điều trị bệnh sốt xuất huyết hiệu quả.

Cách làm như sau: hái một ít lá neem tươi, rửa sạch, có thể nhai sống, nếu đắng thì dùng nước, ngậm một lúc sau đó nuốt. Hoặc cũng có thể dùng lá neem tươi cho vào nồi đun kỹ, lọc lấy nước cốt, để nguội, uống ngày hai lần.

3. Rau mùi

Rau mùi, đặc biệt là lá (Coriander leaf) là thảo dược quý, không chỉ là gia vị quen thuộc mà còn có đặc tính chữa bệnh sốt. Giã nhỏ một nắm rau mùi, hòa nước lọc lấy 10ml, uống hai lần ngày. Cũng có thể nhai mùi tươi, giống như ăn rau thơm, đặc biệt rau mùi rất lành, dù ăn nhiều hay ít không gây độc, nhưng lại hiệu quả cho nhóm người bị sốt.

4. Vitamin C

Vitamin C được biết đến trong y học hiện đại lẫn cổ truyền là một chất dinh dưỡng cần thiết hỗ trợ cho hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể chống lại virút và kháng viêm. Do vậy, bệnh nhân sốt xuất huyết được khuyên nên dùng các loại rau xanh, trái cây giàu vitamin C. Ví dụ, nhóm có múi (cam, chanh, bòng bưởi, quất...), các loại quả mọng (dâu tây, mâm xôi, quả quả việt quất…), các loại rau dạng mầm (bông cải xanh, bắp cải, súp lơ…), các loại ớt (ớt chuông vàng, ớt đỏ, ớt xanh), các loại trái cây khác (đu đủ, xoài, dứa, dưa đỏ, dưa hấu, cà chua, trái kiwi).

5. Cây húng quế

10 liệu pháp trị sốt xuất huyết bằng cây cỏ - ảnh 2

Theo nghiên cứu, húng quế (tên khoa học Ocimum sanctum) là loại gia vị có sẵn, vừa là thực phẩm lại kiêm cây thuốc quý. Trong y học cổ truyền Ayurvedic của người Ấn Độ, húng quế (Tulsi) được dùng để điều trị bệnh sốt xuất huyết nhờ khả năng tăng cường miễn dịch, nhất là khả năng kháng khuẩn, kháng nấm và kháng viêm.

Có thể ăn trực tiếp húng quế hàng ngày hay dùng như trà. Cũng có thể mua các viên thuốc thảo dược bào chế từ húng quế sẽ có tác dụng tốt ngừa và giảm bệnh khi bị sốt.

6. Rễ cây muồng

Cây muồng (cassia), đặc biệt là rễ của nó có tác dụng chữa bệnh cực tốt. Trong trường hợp sốt xuất huyết, thuốc bổ chế từ rễ loại cây này được xem là có hiệu nghiệm tức thì.

Cách làm như sau: chế biến sạch, phơi khô rễ muồng, sau đó thái nhỏ hoặc nghiền thành bột mịn, khi dùng, đun nước sôi pha một lượng bột vừa phải. Cũng có thể hãm rễ muồng khô trong nước sôi 15 phút hoặc ngâm qua đêm, khi dùng nên lọc hết phần xơ cứng, chỉ dùng nước đã qua lọc sạch và uống như nước chè.

7. Lá cỏ cà ri

10 liệu pháp trị sốt xuất huyết bằng cây cỏ - ảnh 3

Lá cỏ cà ri (Fenugreek leaves), loại cỏ họ đậu có hạt thơm dùng làm càri, có tác dụng rất tốt trong việc trị bệnh, đặc biệt là khả năng kháng virút. Nhổ một nắm cỏ càri, dùng cối giã nhuyễn, sau đó pha với nước sôi để nguội. Cũng có thể dùng lá càri tươi đung trong nước sôi, sau đó dùng phin cà phê lọc, uống như uống nước trà.

8. Các loại rau lá xanh

Nhóm rau xanh dạng lá rất giàu dinh dưỡng và cho dù bị sốt xuất huyết hay khỏe mạnh, ăn nhiều loại rau này sẽ có lợi cho sức khỏe. Nên nhớ, khi đang bị bệnh sốt xuất huyết, mọi người nên tránh thực phẩm rắn. Vì vậy, dùng các loại rau dưới dạng thức ăn mềm, nước ép sẽ giúp bệnh nhanh thuyên chuyển. Rất đa dạng như rau bina (rau chân vịt), cải xoăn và rau xanh, có thể ăn dưới dạng salát hoặc xay thành sinh tố, bổ sung thêm đá lạnh hoặc ướp lạnh trước khi dùng. Cũng có thể dùng kết hợp với các loại nước trái cây khác, nhất là nhóm giàu vitamin C.

9. Protein

Trong khi tránh ăn những thực phẩm rắn, cay nóng, thì khi đang bị sốt xuất huyết, mọi người cần được bổ sung đủ dinh dưỡng để giúp cơ thể nhanh hồi phục. Vì vậy, protein được xem là ứng viên sáng giá dễ tiêu hóa, nhất là nhóm đậu đỗ. Một số món súp đậu lăng hoặc súp trứng gà, món canh gà tự chế với thịt gà băm nhỏ rất thích hợp hợp với nhóm người đang bị sốt xuất huyết.

10. Chất lỏng

Sốt xuất huyết hay còn gọi là sốt Dengue có xu hướng mất nước trầm trọng vì vậy người bệnh cần được bổ xung nước đầy đủ để giữ mức độ điện phân của cơ thể trong ngưỡng cho phép. Bổ sung nhiều nước giàu khoáng, hoặc chỉ đơn giản là thêm chút đường và muối hoặc nước ép trái cây tự chế cũng có lợi, giúp cơ thể nhanh bình phục, nhất là vào màu hè khi dịch sốt xuất huyết hoành hành mạnh.

Nguồn SKĐS

Hơn 1.400 nhân viên y tế thôn bản được nâng cao kiến thức ứng phó đại dịch

1.011 cán bộ của 27 trạm y tế và 1.412 nhân viên y tế thôn bản và cộng tác viên y tế tại các huyện dự án đã được tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng cơ bản để ứng phó với đại dịch.

Mua thuốc trực tuyến qua ứng dụng VNeID

Người dân sẽ dễ dàng mua thuốc trực tuyến an toàn, tiện lợi thông qua giải pháp kết nối app-to-app giữa ứng dụng Nhà thuốc Long Châu và VNeID.

1.300 bệnh nhân khó khăn được Vinamilk hỗ trợ mổ tim và mổ mắt

Vinamilk tiếp tục phối hợp với Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM hỗ trợ mổ tim cho hơn cho 300 bệnh nhi mắc dị tật tim bẩm sinh và gần 1.000 bệnh nhân nghèo cần được phẫu thuật mắt.

Thái Bình: nâng cao kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ và bé

Vinamilk phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thái Bình tổ chức Hội thảo “Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé”, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sự kiện thu hút 300 phụ nữ tại Thái Bình tham gia.

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Vinamilk bắt tay các đối tác y tế lớn đẩy mạnh chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cùng Hệ thống trung tâm tiêm chủng vắc xin Việt Nam (VNVC) và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vừa ký hợp tác chiến lược, hướng đến nâng cao sức khỏe cộng đồng bằng việc kết hợp giữa chăm sóc y tế và dinh dưỡng.

Nâng mũi giống 'thần tiên tỷ tỷ', cô gái khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'

Có khuôn mặt ưa nhìn gần như không điểm 'chết' nhưng cô gái Hà Thành vẫn quyết tâm đi nâng mũi giống thần tiên tỷ tỷ ở Trung Quốc - trào lưu đang rầm rộ trên mạng. 6 tháng sau, cô gái tìm gặp TS. Tống Hải khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'.

Nửa thế giới ăn cơm đều đặn có tốt cho sức khỏe?

Là lương thực chính của hơn 3,5 tỷ người trên thế giới, hiếm có loại thực phẩm nào được ưa chuộng rộng rãi như gạo. Người dân nhiều nước như Việt Nam còn ăn cơm hằng ngày.

Đang cập nhật dữ liệu !