10 dấu ấn của châu Á – Thái Bình Dương năm 2013

Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, cải cách kinh tế, biểu tình liên miên hay thay máu nội bộ quyền lực ... là 4 trong số 10 câu chuyện nổi bật nhất trong năm 2013 tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Tranh chấp lãnh thổ

10 dấu ấn của châu Á – Thái Bình Dương năm 2013 - ảnh 1

Nhật Bản và Trung Quốc nhiều lần đối đầu quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông

Tranh chấp lãnh thổ tiếp tục trở thành chủ đề gây tranh cãi gay gắt và giành được nhiều sự quan tâm tại khu vực châu Á trong năm 2013. Trong đó, Trung Quốc trở thành quốc gia đi "khiêu chiến" với hàng loạt nước láng giềng. Nhật Bản và Trung Quốc nhiều lần đối đầu quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông.

Ngoài việc tranh giành chủ quyền trên Biển Đông, Bắc Kinh ngày càng lấn sâu vào các cuộc tranh chấp với Nhật Bản quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông. Đỉnh điểm căng thẳng quân sự giữa hai nước là việc Trung Quốc đơn phương tuyên bố thiết lập "Vùng nhận diện phòng không" hồi tháng 11 bao gồm không phận quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. 

Ngoài tranh chấp chủ quyền lãnh hải, Trung Quốc còn nhiều lần điều động quân đội xâm nhập biên giới lãnh thổ Ấn Độ và cắm trại trong vài ngày. 

Hiện nay, cuộc chiến giành đất đai giữa Nhật Bản với Hàn Quốc và Nga cùng ngày càng nóng hơn. Trong đó, Tokyo và Seoul đang tranh cãi gay gắt chủ quyền đối với quần đảo Takeshima/Dokdo. 

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cam kết đề ra những phương án giải quyết nhanh chóng sự việc tranh chấp quần đảo Kuril giữa hai nước. 

Tình trạng căng thẳng tại Kashmir cũng tái diễn nhiều lần mặc dù Ấn Độ và Pakistan kết thúc giao tranh năm 2013 trong yên lặng. Tình hình căng thẳng giữa hai nước có thêm trầm trọng hay không còn phụ thuộc vào quyết định điều hành đất nước của ông Narendra Modi - người đang tranh cử chức vụ Thủ tướng Ấn Độ.

Năm 2013 cũng là năm chứng kiến những giao tranh biên giới không ngừng gia tăng và nhiều khả năng tiếp diễn sang năm mới 2014 giữa Afghanistan và Pakistan. 

Cải cách Trung Quốc

10 dấu ấn của châu Á – Thái Bình Dương năm 2013 - ảnh 2

Bộ đôi quyền lực Lý Khắc Cường và Tập Cận Bình

Năm 2013 được coi là một năm thắng lợi của bộ đôi quyền lực Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường khi hai nhà lãnh đạo cùng nhau tiến hành cải cách nền kinh tế và chính trị tại quốc gia đông dân nhất thế giới. 

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã nỗ lực thuyết phục các chính trị gia đối lập thành lập Khu Thương mại tự do Thượng Hải nhằm mở cửa lĩnh vực tài chính Trung Quốc với các nhà đầu tư nước ngoài. 

Ngay trong phiên họp toàn thể lần thứ 3 hồi tháng 11, giới chức Trung Quốc cũng đã đề ra một loạt cải cách như nới lỏng quy định sinh một con, mở cửa lĩnh vực tài chính ngân hàng và cải cách hệ thống hưu trí nước nhà. Kết thúc năm 2013, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đưa ra những ưu tiên hàng đầu trong năm 2014 bao gồm giảm năng suất công nghiệp và kiểm soát nợ công. 

Điểm nhấn cải cách chính trị của Trung Quốc còn phải kể tới việc thanh lọc hàng ngũ lãnh đạo khi đưa hàng loạt quan chức cấp cao ra xét xử với tội danh tham nhũng, lạm dụng quyền lực như Bạc Hy Lai. 

Thiên tai liên miên

10 dấu ấn của châu Á – Thái Bình Dương năm 2013 - ảnh 3

Nạn ô nhiễm môi trường tại Trung Quốc 

Ô nhiễm môi trường là một trong những chủ đề được đem ra bàn luận nhiều nhất tại khu vực châu Á- Thái Bình Dương trong năm 2013. Trong giai đoạn mùa hè, nhiều quốc gia thuốc khối ASEAN đã bị bao phủ bởi màn sương mù dày đặc do những trận cháy rừng không ngừng tại Indonesia và Malaysia. Đây được xem là thảm họa môi trường tồi tệ nhất trong khu vực trong 16 năm qua. 

Tại Trung Quốc, dư luận vô cùng bất bình trước việc những màn sương chứa hóa chất độc hai – sản phẩm của ngành công nghiệp nước nhà, bao phủ khắp các thủ đô và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người dân. Nhằm trấn an dư luận, chính phủ Trung Quốc đã phê chuẩn kế hoạch mang tên Hành động Kiểm soát và Ngăn chặn nạn ô nhiễm không khí với tổng trị giá 277 tỷ USD. 

Hồi tháng Chín, trận động đất mạnh 7,7 độ richter tại vùng Balochistan tại Pakistan đã cướp đi sinh mạng của hơn 800 người. 

Nguy hiểm hơn, hồi tháng 11, Haiyan – một trong những siêu bão khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại, đã tấn công và tàn phá toàn bộ miền trung Philippines, khiến hơn 6.000 người thiệt mạng và 2.000 người khác mất tích. 

Thái Lan: Biểu tình không có dấu hiệu kết thúc

10 dấu ấn của châu Á – Thái Bình Dương năm 2013 - ảnh 4

Làn sóng biểu tình không ngừng gia tăng tại Thái Lan

Trong những ngày gần cuối năm, hàng ngàn người biểu tình thuộc phe đối lập "Áo vàng" đã phong tỏa khắp thủ đô Bangkok để phản đối chính phủ Thái Lan. Phe "Áo vàng" đưa ra yêu sách buộc Thủ tướng Yingluck Shinawatra phải từ chức. Nhằm xoa dịu tình hình, bà Yingluck đã phải giải tán Quốc hội hôm 8/11.

Tuy nhiên, làn sóng biểu tình vẫn không ngừng gia tăng ngay cả khi nữ thủ tướng đề xuất tổ chức một cuộc bầu cử sớm vào ngày 2/2 tới. Phe đối lập khẳng định họ sẽ tiếp tục biểu tình cho tới khi gia đình bà Yingluck phải rút lui hoàn toàn khỏi chính trường Thái Lan bao gồm cả người anh trai của Thủ tướng đã bị quân đội lật đổ cách đây 7 năm trước cáo buộc tham nhũng – cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra. 

Các cuộc biểu tình tại Thái Lan trong nhiều tuần qua tại Thái Lan đã biến thành bạo động và cướp đi sinh mạng của 5 người cũng như khiến hàng trăm người khác bị thương. 

Hiện nay, ủy ban bầu cử Thái Lan đã đề xuất hoãn cuộc bầu cử vào ngày 2/2 tới. Đây là dấu hiệu cho thấy những bất ổn chính trị tại quốc gia này vẫn sẽ chưa thể giải quyết triệt để trong năm 2014. 

Nhật Bản áp dụng học thuyết kinh tế Abe (Abenomics)

10 dấu ấn của châu Á – Thái Bình Dương năm 2013 - ảnh 5

Học thuyết Abenomics đã phát huy hiệu quả tại Nhật Bản

Trở lại nắm quyền hồi tháng 12 năm ngoái, Thủ tướng Shinzo Abe đã cam kết hồi sinh kinh tế Nhật Bản, vượt qua giai đoạn giảm phát kéo dài và niềm tin người tiêu dùng suy yếu. Chính sách được ông Abe áp dụng là in thêm tiền, tăng chi tiêu công và cải cách cấu trúc kinh tế.

Những chính sách này được gọi chung là học thuyết kinh tế Abe (Abenomics). Kết quả không ngờ là niềm tin người tiêu dùng và giới đầu tư Nhật Bản đã được cải thiện. Tuy nhiên, Nhật Bản đang phải đối mặt với  những lo ngại về sự bùng nổ của nợ công, khi hiện nay, số nợ công của Nhật Bản tương đương 245% GDP.

Tiến trình đàm phán TPP diễn ra chậm chạp

10 dấu ấn của châu Á – Thái Bình Dương năm 2013 - ảnh 6

Lãnh đạo 10 quốc gia tham gia đàm phán TPP

Kết quả thu được từ các cuộc đàm phán Hiệp định Thương mại tự do Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP ) và Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) là vô cùng khiêm tốn. 

Trong đó, các chương trình đàm phán TPP chịu tác động không nhỏ từ việc chính phủ Mỹ ngừng hoạt động trong vài tuần, khiến Tổng thống Barack Obama hoãn chuyến công du tới châu Á. Theo kế hoạch, ông Obama sẽ trở lại châu Á vào tháng 4/2014 để tiếp tục tham gia các cuộc đàm phán TPP. 

Trong khi đó, theo lịch trình, quá trình đàm phán RCEP sẽ kết thúc vào năm 2015 với sự tham gia của Ấn Độ, có khả năng tạo bước ngoặt trong lĩnh vực thương mại của khu vực châu Á – Thái Bình Dương. 

Thông tin nóng nhất trong năm 2013 chính là việc Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) thông qua "Gói Bali", mở ra cơ hội cho nhiều quốc gia đang phát triển tại châu Á như Ấn Độ đạt được thành công trong các cuộc đàm phán kinh tế mang tầm cỡ quốc tế. Theo đó, "Gói Bali" có thể mang lại 1 ngàn tỷ USD cho tổng thương mại quốc tế và giảm chi phí thương mại khoảng 10 – 15%.  

Triều Tiên: Một năm "vang dội" của Kim Jong-un

10 dấu ấn của châu Á – Thái Bình Dương năm 2013 - ảnh 7

Kim Jong-un khiến báo chí thế giới nhiều phen bất ngờ trong năm 2013

Đầu năm 2013, Bình Nhưỡng đã bất ngờ tiến hành vụ thử nghiệm hạt nhân lần thứ 3, đẩy tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên không ngừng dậy sóng. Sự phát triển công nghệ nhanh chóng cùng chương trình hạt nhân và tên lửa đầy tham vọng của quốc gia cô lập đã khiến giới chuyên gia quốc tế lo ngại về khả năng Bình Nhưỡng theo đuổi chế tạo bom nguyên tử uranium tại cơ sở hạt nhân Yongbyon.

Đặc biệt, ngày 12/12, Triều Tiên một lần nữa khiến truyền thông quốc tế chấn động trước quyết định tử hình Jang Song-thaek – ông chú của chủ tịch Kim Jong-un và người từng nắm vị trí quyền lực thứ 2 tại quốc gia cô lập. Sự việc trên được xem là một trong những hành động thanh trừng nội bộ nhằm củng cố quyền lực của nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un kể từ khi lên nhậm chức sau cái chết đột ngột của cố chủ tịch Kim Jong-il cuối năm 2011. 

Iran ký kết thỏa thuận hạt nhân lịch sử với phương Tây

10 dấu ấn của châu Á – Thái Bình Dương năm 2013 - ảnh 8

Thỏa thuận hạt nhân lịch sử giữa Iran và phương Tây tạo bước đột phá lớn

Chính sách nội bộ và quốc tế của Iran đã đạt được những chuyển biến lớn lao trong năm 2013. Dưới sức ép từ các lệnh trừng phạt của Mỹ và Liên minh châu Âu (EU), Iran đã tổ chức các cuộc bầu cử hồi tháng Sáu đưa Hassan Rouhani – một chính trị gia theo chủ nghĩa ôn hòa, lên nắm giữ chức vụ Tổng thống. 

Với chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử, ông Rouhani đã giúp Iran đàm phán theo chiều hướng có lợi với phương Tây về chương trình hạt nhân gây tranh cãi của quốc gia Hồi giáo. 

Điển hình, hồi tháng Chín, ông Rouhani đã xuất hiện trước Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc và lần đầu tiên tiến hành đối thoại trực tiếp với Tổng thống Mỹ kể từ sau cuộc Cách mạng 1979. 

Ngoài ra, thỏa thuận tạm thời của nhóm P5+1 hồi tháng 11 đã giúp Iran thoát khỏi một số lệnh trừng phạt đổi lại quốc gia này tạm ngừng theo đuổi các chương trình hạt nhân. 

Edward Snowden khiến châu Á náo loạn

10 dấu ấn của châu Á – Thái Bình Dương năm 2013 - ảnh 9

Edward Snowden - người phanh phui bí mật tình báo của Mỹ trước thế giới

Cựu điệp viên của Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ (NSA) - Edward Snowden trở thành nhân vật được nhắc tới khắp mọi nơi trên thế giới trong năm 2013. Thậm chí, tạp chí Foreign Policy còn phong tặng danh hiệu nhân vật của năm cho Snowden.

Sau một thời gian lẩn trốn tại Hồng Kông, Snowden đã tới Nga và được quốc gia này cấp phép tị nạn chính trị trong một năm. 

Sau hàng loạt thông tin được Snowden tiết lộ với giới báo chí, giới chuyên gia nhận định so với châu Âu và Mỹ Latinh, những bê bối tình báo của Mỹ không ảnh hưởng nhiều tới mối quan hệ với các đồng minh của quốc gia này tại châu Á. Song điều đó không có nghĩa, đồng minh của Mỹ tại châu Á mất cảnh giác và tiếp tục để bị lợi dụng. 

Hiện nay, những tranh cãi quanh chương trình tình báo bí mật của Mỹ đang trở thành đề tài nóng và vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của 2 quốc gia châu Á là Australia và Indonesia.

Tin tặc hoành hành

10 dấu ấn của châu Á – Thái Bình Dương năm 2013 - ảnh 10

Trung Quốc bị cáo buộc là thủ phạm của nhiều cuộc tấn công mạng trên thế giới

Năm 2013 được coi là một trong những năm bùng nổ của các cuộc tranh chấp không gian mạng. Hồi tháng Hai, công ty an ninh mạng của Mỹ - Mandiant đã cho công bố bản báo cáo hoạt động gián điệp mạng quy mô lớn của một nhóm tin tặc do quân đội Trung Quốc hỗ trợ, hoạt động trong một tòa nhà tại thành phố Thượng Hải. 

Hàng loạt cơ quan truyền thông quốc tế gồm New York Times và Washington Post thông báo trở thành nạn nhân của các hacker Trung Quốc. 

Vấn đề này trở nên nghiêm trọng tới mức Tổng thống Obama đã quyết định xây dựng các văn bản hướng dẫn chống lại nạn tin tặc để đưa ra đàm phán với Trung Quốc. Ngay trong chuyến công du của Chủ tịch Trung Quốc – Tập Cận Bình tới bang California, ông Obama đã công khai đưa vấn đề này ra bàn luận. 
Minh Thu

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !