10 dạng hưu: Hưu trí mấy ai, Hưu hắt tủi buồn…

Những ngày qua dân mạng được trận “cười ra nước mắt” trước một bài thơ khuyết danh, phân chia 10 dạng hưu trí khiến ai bước vào ngưỡng tuổi hưu cũng thấy có chút “thân quen” trong đó.

Bài thơ cũng tổng kết 10 dạng hưu phổ biến hiện nay, khi số lượng người hưu trí đúng nghĩa không nhiều, đại bộ phận những người bước vào tuổi hưu vãn còn bề bộn những lo toan.

10 dạng hưu, nhưng hưu trí được mấy người

Bài thơ “10 dạng hưu”, khắc họa chi tiết 10 hình thức “nghỉ hưu” hiện nay của những người hết tuổi lao động, bước vào giai đoạn hưu trí. Danh sách 10 dạng hưu trong bài thơ gồm: Hưu trí, Hưu khùng, Hưu hâm, Hưu dê, Hưu tu, Hưu trâu, Hưu chó, Hưu non, Hưu ma và Hưu hắt. Ở mỗi dạng hưu, tác giả dành ra một khổ thơ để khắc họa cách “nghỉ” hưu của từng nhóm người với những tổng kết sâu say và chân thật.

Theo thống kê của Bộ LĐ-TB&XH, cả nước mới có khoảng 39% số người cao tuổi được hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, chính sách đối với người có công và trợ cấp xã hội.

Trong 10 loại hình hưu nói trên, nếu các dạng hưu trí, hưu tu, hưu non được người đọc cảm thấy “vậy mới là hưu”, vậy mới là điều chúng ta hướng tới thì hưu khùng, hưu dê là 2 dạng hưu đáng khinh bỉ, chê cười. Trong khi đó, 4 dạng hưu khác gồm: hưu trâu, hưu chó, hưu ma và hưu hắt lại là điều đáng buồn, khi người về hưu rồi mà vẫn chưa được nghỉ ngơi. Cũng là hưu đấy, nhưng sao cách “nghỉ hưu” của mỗi người lại khác nhau đến thế. Đây chính là thông điệp tác giả bài thơ muốn gửi gắm tới tất cả mọi người chứ không riêng người trong độ tuổi hưu.

Trong 10 loại hình hưu, tôi xin trích 2 nhóm hưu có thể coi là “đỉnh” và “đáy” để chúng ta có cái nhìn so sánh. Nếu hưu trí được miêu tả là: “Về hưu đi nhảy, đi câu. Tham quan, du lịch Tây, Tàu liên miên. Chẳng lo cơm áo gạo tiền. Vô tư thanh thản không phiền lụy ai. Đây là Hưu Trí không sai. Nhưng mà thiên hạ mấy ai có nào?” – Vâng, quả thực thiên hạ mấy ai được hưu trí như vậy. Nhiều độc giả đồng tình cho rằng, số lượng người được coi là hưu trí như miêu tả chỉ đếm trên đầu ngón tay tại khu dân cư họ đang sống mà thôi.

Đối ngược với hưu trí, nhóm người bị xếp vào đối tượng hưu hắt thì lại buồn đến não nề. Cụ thể: “Về hưu chưa kịp dưỡng già. Đã coi bệnh viện như nhà của riêng. Bao nhiêu sở thích phải kiêng. Đái đường, huyết áp, bệnh tim, đại tràng. Loãng xương, tiền liệt, bàng quang. Lương vừa mới lĩnh đã mang thuốc rồi. Cháu con mỗi đứa một nơi. Gọi là Hưu Hắt cuộc đời cô đơn”. Vâng, bệnh tật đeo bám, phải sống trong cô đơn trong chính ngôi nhà của mình khi con cái ở xa, phải lấy bệnh viện làm nhà khi đau ốm triền miên – còn gì buồn hơn, còn gì mà tha thiết.

Hưu nhưng chưa… được nghỉ vẫn là hưu phổ biến

Theo Tổng cục Thống kê, tuổi thọ của người dân Việt Nam liên tục tăng nhanh, từ 68,6 tuổi vào năm 1999 lên 73,2 tuổi vào năm 2014 và dự báo là 78 tuổi vào năm 2030. Đáng chú ý, dân số Việt Nam từ 65 tuổi sẽ vượt 15% tổng dân số vào năm 2039 – thời điểm Việt Nam đang đặt mục tiêu lọt vào Top 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Tạm gác các mốc mục tiêu của Việt Nam, những người làm chính sách đang khá quan tâm tới 2 nhóm: dân số trẻ và dân số già. Bởi, dân số trẻ là thời kì dân số vàng Việt Nam cần tận dụng để đạt được các mục tiêu tăng trưởng kinh tế, nếu để vuột mất giai đoạn này thì sẽ khó đưa Việt Nam bước ra khỏi bẫy thu nhập trung bình chứ đừng nói gì tới nhóm nước phát triển có thu nhập cao.

Trong khi đó, với nhóm tuổi nghỉ hưu tăng nhanh qua các năm, Việt Nam cũng sớm bước vào thời kì dân số già khi tỉ suất sinh thay thế sẽ giảm dần qua các năm khi tới ngưỡng nhất định. Áp lực về an sinh xã hội sẽ đè nặng lên quỹ hưu trí nói riêng, áp lực xã hội nói chung. Do vậy, bài thơ không chỉ đúng và trúng 10 dạng nghỉ hưu của người hết tuổi lao động tại Việt Nam hiện nay mà nó còn phản ánh thực trạng xã hội và sự biến đổi lối sống trong các gia đình Việt. 

Thực trạng xã hội là gì, đó là quá trình già hóa dân số nhanh đang diễn ra khiến lượng lớn người bước vào tuổi nghỉ hưu ngày một tăng, nhưng chính sách an sinh xã hội chưa đáp ứng được khiến người bước vào tuổi hưu nhưng vẫn phải lao động. Cụ thể, số lượng người Việt không có lương hưu hiện chiếm tỉ trọng lớn (khoảng 61%), nên nhiều người ở độ tuổi hưu vẫn phải lao động để sinh nhai là khá phổ biến, nhất là người cao tuổi ở quê. 

Nhóm người này thuộc giai tầng khi còn trẻ làm những công việc có thu nhập thấp, không có tích lũy hay hưu trí. Chính vì vậy, về già họ vẫn phải làm việc để duy trì cuộc sống và dành dụm chút tích lũy cho những công việc cuối đời của bản thân (ma chay, hiếu hỉ…). Hình ảnh những người cao tuổi ở quê ra thành phố làm bảo vệ, xây lắp… (với nam giới); giúp việc, bán hàng, làm đồ thủ công… (với nữ giới) ở nước ta là khá phổ biến.

Bên cạnh vấn đề thu nhập, câu chuyện người già cô đơn không nơi nương tựa hoặc có con cháu nhưng vẫn “cô đơn” cũng là điều đáng quan tâm trong bối cảnh Nhà/Viện dưỡng lão chưa phải là địa chỉ để người già có thể trông cậy. Ngoài lí do tài chính không cho phép thì những quan niệm xã hội, thói quen/nếp sống… cũng là những điều cản trở việc chăm sóc người già hiện nay tại nhiều gia đình.

Thực tế, mô hình gia đình hạt nhân (4 người – cha mẹ và con cái) đang thay thế mô hình gia đình truyền thống (tứ đại đồng đường, tam đại đồng đường), khiến việc cha mẹ cao tuổi phải sống trong cô đơn dù con đàn cháu đống. Do đó, người già không chỉ bị xếp vào tầng lớp yếm thế, không có thu nhập (thuộc nhóm người nghèo), không có người chăm sóc và cần trợ giúp về y tế nên nỗi sợ hưu hắt cả người giafddang ám ảnh một bộ phận không nhỏ người cao tuổi Việt Nam hiện nay.

Hải Việt 

Diễn viên Võ Hoài Nam: 5 bố con luôn an tâm khi có bà xã quán xuyến

Diễn viên Võ Hoài Nam nói bao nhiêu năm nay bà xã kém 12 tuổi luôn là hậu phương lo lắng mọi thứ cho 5 bố con nên anh rất yên tâm.

Bố mẹ mất sớm, cô gái Hải Dương oà khóc khi được anh chị đưa đi ‘hỏi vợ’

Ngày anh chị nhận lời đứng ra lo chuyện cưới hỏi, cô gái Hải Dương xúc động đến bật khóc.

Làm việc ở Hà Nội, nam giảng viên vẫn chọn về quê sống, mỗi ngày đi hơn 100km

Làm việc ở Hà Nội nhưng anh Thành vẫn chọn về quê sống 16 năm nay. Mỗi ngày, anh vừa đi vừa về hết hơn 100km.

Cô giáo trẻ vượt 300km ra Hà Nội 'xẻ' một phần gan cứu em trai '9 phần tử vong'

Tìm mọi cách để cứu chồng đang nguy kịch, vợ anh K. sẵn sàng hiến gan nhưng bác sĩ thông báo chỉ số không phù hợp. May mắn, người chị gái làm nghề giáo viên đã kịp thời vượt 300km có mặt để cứu em trai.

6 người con bất ngờ 'làm đám cưới' cho bố mẹ, bù đắp thanh xuân gian khó

Lễ kỷ niệm 37 năm ngày cưới của ông Trần Văn Mai và bà Mai Thị Mười là món quà bất ngờ của 6 người con dành cho ông bà nhân chuyến du lịch của đại gia đình vào dịp Tết vừa qua.

Nữ biên tập viên về quê làm việc bị gièm pha, sau chục năm giúp cả nhà đổi đời

Bỏ việc biên tập viên, chị Lương Thy Hương mở quán bán trà sữa giữa vô vàn lời gièm pha. Sau vài năm, chị có nguồn thu nhập ổn định, góp vốn giúp chồng mở xưởng nội thất.

Giải pháp dinh dưỡng hỗ trợ trẻ sinh mổ

Mới đây, chuỗi hội thảo y khoa quy tụ các chuyên gia đầu ngành về sản khoa, nhi khoa, dinh dưỡng, hộ sinh của Việt Nam và các nước trong khu vực chia sẻ kinh nghiệm can thiệp dinh dưỡng nhằm cải thiện sức khỏe của trẻ sinh mổ.

Dành cả đời chăm lo cho con riêng của chồng, mẹ kế trắng tay khi về già

Lo xong tang lễ của bố, anh trai tôi đề nghị mẹ kế ký cam kết từ chối nhận tài sản. Yêu cầu của anh khiến mẹ kế tủi thân.

Về ra mắt, chàng trai Thanh Hoá nói một câu khiến bố vợ tương lai bật khóc

Lời nói chân thành của người con rể tương lai khiến bố vợ xúc động ngay trong lần đầu gặp mặt.

Gác bỏ sự nghiệp, yêu và chiều Hồ Ngọc Hà như Kim Lý quả là hiếm có khó tìm

Dù là ngôi sao hạng A bận rộn, Hồ Ngọc Hà vẫn chăm sóc từng góc nhỏ trong gia đình. Cô và Kim Lý luôn lắng nghe và tôn trọng nhau cùng hướng tới mục tiêu gia đình hạnh phúc.