10 con số bất ngờ về cuộc khủng hoảng tị nạn châu Âu

Bộ trưởng Ngoại giao Anh, Philip Hammond đã miêu tả những người nhập cư châu Phi như những "kẻ cắp" sẽ sớm làm sụp đổ nền văn minh phương Tây.

Châu Âu đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng tị nạn trầm trọng nhất từ trước đến nay. The Guardian đã liệt kê 10 con số khiến nhiều người choáng váng bề nạn nhập cư tại châu Âu.

62%

Bên cạnh những người nhập cư kinh tế, cuộc khủng hoảng này chủ yếu là về những người tị  nạn. Phần lớn những người đang cố gắng tìm cách sang châu Âu là để chạy trốn sự nghèo đói, tuy nhiên theo quan niệm của cộng đồng quốc tế đây không phải là một lý do hợp lý để rời khỏi đất nước của họ.

Thực tế, theo số liệu của Liên Hợp Quốc, tính đến cuối tháng 7 vừa qua, 62% tổng số người tới châu Âu bằng đường biển là từ Syria, Eritrea và Afghanistan. Đây là những quốc gia bị kiệt quệ bởi chiến tranh, bị đàn áp và chủ nghĩa cực đoan sắc tộc, và trong trường hợp của Syria thì là tất cả các yếu tố trên gộp lại.

10 con số bất ngờ về cuộc khủng hoảng tị nạn châu Âu - ảnh 1

Hàng chục nghìn người đã đổ tới châu Âu từ đầu năm đến nay.

Những công dân này hầu hết đều có quyền hợp pháp để xin tị nạn ở châu Âu. Và nếu cộng thêm cả những người từ Darfur, Iraq, Somalia cùng một vài phần của Nigeria thì con số đó phải lên tới hơn 70%.

1%

Nếu theo dõi các phương tiện truyền thông ở Anh, nhiều người sẽ cho rằng Calais, thuộc tỉnh Pas-de-Calais, Pháp, là trung tâm của cuộc khủng hoảng nhập cư của châu Âu. Trên thực tế, những người nhập cư vào Calais chỉ chiếm 1% tổng số người đã đến châu Âu trong năm nay. Các nhà thống kê cho biết, có khoảng 2.000 đến 5.000 người tới Calais cho đến nay, chỉ chiếm từ 1% đến 2,5% so với tổng số 200.000 người tới Italy và Hy Lạp.

0,027%

Bộ trưởng Ngoại giao Anh Hammond cho rằng những người nhập cư này sẽ thúc đẩy nhanh quá trình sụp đổ trật tự xã hội của châu Âu. Thực tế là, con số người tới châu Âu tính cho đến nay là một con số vô cùng nhỏ, chỉ chiếm 0,027% tổng dân số 740 triệu người của châu lục này. Lục địa giàu có nhất thế giới này có thể dễ dàng quản lý dòng người nhập cư nhỏ như vậy.

1,2 triệu

Có những quốc gia bị thay đổi hoàn toàn cấu trúc xã hội do cuộc khủng hoảng tị nạn này, tuy nhiên, đó không phải là ở châu Âu. Một ví dụ điển hình nhất là Li-băng, một đất nước có tới 1,2 triệu người tị nạn Syria trong khi tổng dân số chỉ khoảng 4,5 triệu người. Xét một cách toàn diện, đất nước này nhỏ hơn châu Âu 100 lần nhưng lại phải chứa một số người nhập cư nhiều gấp 50 lần. Như vậy, Li-băng mới đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tị nạn thực sự. Châu Âu và đặc biệt là Anh thì chưa thể gọi là khủng hoảng.

36,95 bảng Anh

Rất nhiều người cho rằng Anh là một địa điểm lý tưởng cho những người nhập cư bởi chính sách phúc lợi hào phóng. Bên cạnh sự thật là hầu hết những người nhập cư đều không có nhiều kiến thức về hệ thống trại tị nạn của mỗi nước châu Âu, nước Anh không phải là nơi có nhiều điều kiện tốt nhất. Những người muốn xin tị nạn ở Anh chỉ được nhận một khoản ít ỏi là 36,95 bảng để sinh sống trong các khu nhập cư và hầu như không được cung cấp việc làm.

Tại Pháp, những người nhập cư có thể nhận được 56,62 bảng mỗi tuần. Đức và Thụy Điển, cũng là hai địa điểm phổ biến của người tị nạn, đưa cho họ lần lượt là 35,21 và 36,84 bảng mỗi tuần.

50%

Các Bộ trưởng Anh cho rằng lượng người nhập cư vào châu Âu thời gian vừa qua chủ yếu là đến từ châu Phi. Tuy nhiên, họ đã nhầm. Theo số liệu của UN, 50% tổng số người nhập cư vào châu lục này đến từ hai quốc gia không thuộc lục địa đen là Syria (38%) và Afghanistan (12%). Bên cạnh đó là những người tị nạn từ Pakistan, Iraq và Iran, vì vậy số người châu Phi đến đây chỉ chiếm chưa tới môt nửa.

4%

Mùa thu năm ngoái, châu Âu đã ngừng chiến dịch giải cứu toàn diện trên biển Địa Trung Hải vì cho rằng việc làm của họ là đang cổ vũ cho những người nhập cư bất chấp nguy hiểm để vượt biển từ Libya sang châu Âu. Nhưng thực tế là dòng người nhập cư vẫn ùn ùn kéo đến. Dù đã tạm ngừng giải cứu nhưng con số người tới châu Âu vẫn tăng đều đặn 4%. Trong năm 2015, 27.800 người đã thử mạo hiểm vượt biển, nhiều người đã không thể sống sót và cuối cùng châu Âu buộc phải tái mở lại chiến dịch giải cứu vào tháng 5 vừa qua.

10 con số bất ngờ về cuộc khủng hoảng tị nạn châu Âu - ảnh 2

Không gì có thể ngăn cản được những người muốn thay đổi cuộc sống.

Quyết tâm của những người muốn thay đổi cuộc sống dường như không gì có thể lay chuyển được. Trả lời phỏng vấn của The Guardian, Abu Jana, một người Syria, cho biết: “Thậm chí nếu họ có ý định đánh bom thuyền chở những người nhập cư thì cũng không thể thay đổi được quyết định ra đi của họ”.

25,870

Trên thực tế Anh không phải là một thỏi nam châm hút những người tị nạn. Trong năm 2014, có 25.870 người xin tị nạn ở Anh nhưng chỉ có 10.050 người được chấp nhận. Trong khi đó tại Đức là 97.275 người, Pháp là 68.500,Thụy Điển 39.905 và Italy 35.180 người. Nước Anh rất thận trọng trong việc cho người tị nạn, cho đến nay, Anh chỉ chấp nhận 187 người Syria thông qua các cơ chế luật pháp. Nếu so với 1,6 triệu người tị nạn Syria ở Thổ Nhĩ Kỳ thì con số trên quả là quá nhỏ bé.

11 tỷ euro

Thủ tướng Anh David Cameron cho rằng giải pháp ngăn chặn tình trạng nhập cư là tăng cường các lệnh trục xuất. Các nhà lãnh đạo Anh tin rằng làm như vậy họ sẽ tiết kiệm tiền cho đất nước. Nhưng, chiến lược này đã quên không tính thêm chi phí của những lần trục xuất, có thể còn nhiều hơn số tiền mà họ phải chi trả cho những người ở trại tị nạn. Theo điều tra của trang web The Migrant Files, kể từ năm 2000 đến nay, châu Âu phải chi trả tới 11 tỉ euro để trả những người nhập cư trở lại đất nước của họ.

-76,439

Mặc dù nạn nhập cư vẫn đang diễn ra hết sức phức tạp nhưng thực tế con số người đến Anh đã giảm 76.439 người kể từ năm 2011. Theo Hội đồng Tị nạn Anh quốc, số người nhập cư vào nước này đã giảm từ 193.600 người xuống còn 117.161 người trong 4 năm qua.

Nội dung được thực hiện dựa trên tham khảo nguồn tin từ The Guardian, tờ báo thông tin đời sống xã hội có lượng bạn đọc đông đảo của Anh.

Tuệ Minh (Lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !