Yêu sớm, sinh con tuổi thiếu niên, gia đình vội vã xử lý bằng... đám cưới

Khi phát hiện con trẻ lỡ dại, nhiều gia đình vội hợp thức hóa bằng một đám cưới, đẩy con vào bi kịch khác.

Để tránh những hậu quả nặng nề hơn từ việc con yêu sớm, ba mẹ cần tỉnh táo lựa chọn cách xử lý(Ảnh minh họa)
Để tránh những hậu quả nặng nề hơn từ việc con yêu sớm, ba mẹ cần tỉnh táo lựa chọn cách xử lý (Ảnh minh họa)

Gần đây, báo chí liên tục thông tin về vụ án mà người phạm tội lẫn nạn nhân đều rất trẻ và liên quan đến chuyện có vợ, có chồng khi chưa đến tuổi kết hôn. Ngày 4/6, ở TPHCM, N.H.Y. (sinh năm 2005, ngụ quận 12, TPHCM) đã đâm chết em N.N.H.Y. (sinh năm 2006, ngụ quận Gò Vấp) do mâu thuẫn khi cãi vã. Cả hai có con chung mới 4 tháng tuổi và chưa đăng ký kết hôn.

Trước đó, mạng xã hội xôn xao về vụ việc dở khóc dở cười, người cha bị bắt khi đi khai sinh cho con. Theo cáo trạng, bị cáo Hải có con chung với N. (sinh năm 2007), mẹ Hải đã đưa hai mẹ con N. về chăm sóc. Đến khi Hải đi làm khai sinh cho con thì bị phát hiện, truy tố và xét xử với tội danh giao cấu với trẻ em dưới 16 tuổi, phải lãnh án 9 năm tù.

Mặc dù gia đình N. đã làm đơn bãi nạn nhưng vì Hải vi phạm pháp luật nên vẫn bị xét xử và thi hành án.

Chuyện con yêu sớm, sinh con sớm làm đau đầu cha mẹ. Nhiều trường hợp, phụ huynh phát hiện khi đã quá muộn, đành ngậm ngùi giải quyết hệ lụy. Vấn đề đặt ra ở đây là khi con yêu sớm, mang thai ngoài ý muốn, ba mẹ phải xử lý như thế nào cho hợp tình hợp lý.

Cách đây ba năm, khi đang học lớp 12, cháu trai của tôi bất ngờ thông báo với ba mẹ là bạn gái mình mang thai. Điều đáng nói, bạn gái hơn cháu một tuổi, đang là sinh viên năm nhất của một trường đại học. Anh chị tôi rất hoang mang lo lắng, việc đầu tiên là hẹn gặp phụ huynh bạn gái của con.

Cả hai gia đình thấy vẫn còn may mắn vì ít ra bọn trẻ cũng báo cho người lớn biết chứ không tự ý xử lý. Sau đó, hai bên thống nhất sẽ giữ cháu bé và cố gắng duy trì việc học của hai con. Đến khi nào bé cứng cáp, học hành xong xuôi mới tính chuyện cưới xin. Bởi theo quan điểm của chị tôi, hai đứa còn nhỏ mà ép chúng cưới, sống chung khi chưa đủ kỹ năng, kiến thức sẽ xảy ra nhiều va chạm thì hậu quả còn tệ hại hơn nhiều.

Cô bạn gái đã phải bảo lưu một năm học để sinh con rồi tiếp tục đến trường, đứa bé được hai gia đình thay nhau chăm sóc. Hiện tại, đôi trẻ chuẩn bị tốt nghiệp đại học và cháu bé đang học mẫu giáo nhưng hai gia đình vẫn không giục chuyện cưới xin mà để con tự quyết định.

Nếu con còn tình cảm để tiến tới hôn nhân thì tốt, còn nếu không thì mỗi đứa rẽ mỗi hướng tìm hạnh phúc riêng. Chẳng thể vì một sai lầm của tuổi trẻ mà đánh mất cả tương lai.

Chọn cách làm đám cưới cho đôi trẻ
Kết hôn sống chung khi chưa đủ kiến thức, kỹ năng, dễ dẫn đến va chạm để lại hậu quả đáng tiếc cho cặp vợ chồng mới lớn (Ảnh minh họa)

Tôi nghĩ đó là một suy nghĩ văn minh, hiện đại của những người làm cha làm mẹ. Tất nhiên ở đây xét ở góc độ khi mọi việc đã xảy ra rồi, còn việc định hướng giáo dục con những kiến thức cần thiết để tránh những vấp ngã đáng tiếc là việc cần làm ngay.

Nhiều phụ huynh khi phát hiện con lỡ dại liền tìm mọi cách nhanh chóng hợp thức hóa bằng một đám cưới, buộc đôi trẻ sống chung để tránh tai tiếng. Nhưng cách giải quyết này thường dẫn đến kết thúc không mấy tốt đẹp khi những đứa con “ăn chưa no, lo chưa tới” phải gánh vác trách nhiệm xây dựng một gia đình nhỏ. Chưa kể, việc làm đó vi phạm pháp luật khi con chưa đủ tuổi kết hôn.

Hôn nhân vốn dĩ không đơn giản, người trưởng thành lấy nhau vì lỡ có con đã khổ huống chi những đứa trẻ mới lớn. Để tránh những hậu quả nặng nề hơn từ việc con yêu sớm, ba mẹ cần tỉnh táo lựa chọn cách xử lý, quan trọng là đồng hành cùng con, đừng vì sợ lời đàm tiếu mà đẩy con trẻ vào những bi kịch khác.

Bố đã làm việc vất vả sao nhà mình vẫn nghèo?

Bố đã làm việc vất vả sao nhà mình vẫn nghèo?

Đối diện với những câu hỏi về vật chất như thế này, bố mẹ nên trả lời như thế nào mới là hợp lý. Nói mình nghèo hay nhận mình giàu?

Theo www.phunuonline.com.vn

Con trai lớp 3 nhà tiến sĩ viết văn tả 'mùi của mẹ' khiến nhiều người thích thú

Chị Nguyễn Thị Thu - tốt nghiệp Tiến sĩ tại Đại học Tsukuba (Nhật Bản), đã chia sẻ bài văn của con trai học lớp 3 lên Facebook nhận được sự yêu thích từ nhiều người.

Học tại nhà không người hướng dẫn, cha mẹ tước quyền đến trường của con

Chuyên gia cho rằng, nếu bố mẹ vẫn đi làm và bắt trẻ ở nhà tự học theo giáo trình là không công bằng với trẻ. Nếu trẻ học ở nhà không có người hướng dẫn, cha mẹ đang tước quyền đến trường của con.

Sự thật 'người lạ mặt bắt cóc trẻ em' tại các trường học

Trước nghi vấn kẻ lạ mặt tiếp cận học sinh ở nhiều trường học tại TP Vinh, đại diện Sở GD-ĐT tỉnh Nghệ An khẳng định: "Không có chuyện bắt cóc trẻ em' như thông tin trên mạng xã hội.

Trẻ dùng thiết bị điện tử mấy tiếng mỗi ngày sẽ bị ảnh hưởng xấu?

Theo các nhà nghiên cứu Nhật Bản, trẻ 2 tuổi sử dụng thiết bị điện tử trong thời gian nhất định mỗi ngày sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển.

Phụ huynh lo lắng trước thông tin 'người lạ mặt nghi bắt cóc trẻ em'

Nhiều phụ huynh đang chia sẻ thông tin, thời gian gần đây, tại TP Vinh (Nghệ An) xuất hiện 2 thanh niên lạ mặt đi xe máy, tiếp cận học sinh ở nhiều trường học với ý đồ xấu.

Lý do khiến chỉ số IQ của trẻ em đang sụt giảm đáng kể

Một nghiên cứu của Đức cho thấy căng thẳng, lo lắng và phong tỏa xã hội đợt dịch Covid-19 khiến trẻ em phát triển trí tuệ dưới mức tiêu chuẩn thông thường.

Học tại nhà, cha mẹ là giảng viên vẫn khó thay thế việc trẻ đến trường

Chuyên gia cho rằng, mô hình homeschool nên được quy định chính thức tại Việt Nam với các điều kiện như phụ huynh phải đủ năng lực thực hiện, học sinh cần tham gia vào kỳ thi định kỳ bắt buộc và đảm bảo kết quả nhất định mới được tiếp tục duy trì...

Tầm quan trọng của sách trong việc hình thành nhân cách trẻ

Là người nghiên cứu về giáo dục và làm khuyến đọc, diễn giả Nguyễn Quốc Vương mong muốn mỗi gia đình Việt Nam đều có không gian đọc sách dù giàu hay nghèo.

Bức xúc cảnh giáo viên đè ngửa, nhồi nhét cơm vào miệng trẻ

Một bé 4 tuổi ở Bắc Ninh bị đè ngửa, nhồi nhét cơm khi cho ăn tại một cơ sở giữ trẻ khiếm khuyết không phép.

Tỷ lệ tuyển sinh vào lớp 10 công lập thấp kỷ lục, phụ huynh Hà Nội 'ngồi trên lửa'

Với chỉ 55,7% học sinh Hà Nội được vào lớp 10 công lập, nhiều phụ huynh không khỏi lo lắng về sự cạnh tranh khốc liệt đang bày ra trước mắt ở mùa tuyển sinh năm 2023.

Đang cập nhật dữ liệu !