Yên Bái: Huyện Lục Yên tạo chuyển biến trong giảm nghèo bền vững
Những năm qua, công tác xóa đói giảm nghèo được các cấp ủy, chính quyền địa phương huyện Lục Yên triển khai đồng bộ mang lại nhiều hiệu quả đặc biệt là công tác đào tạo nghề.
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn được thông qua các chương trình hỗ trợ sản xuất, vay vốn tạo việc làm, mở các lớp dạy nghề phi nông nghiệp để người lao động sau khi học nghề có thể tìm được việc làm tại các công ty, doanh nghiệp và tham gia xuất khẩu lao động.
Giai đoạn 2016 -2020, huyện Lục Yên đã phối hợp với các cơ sở dạy nghề đã đào tạo nghề cho 13.500 lao động nông thôn với nghề phi nông nghiệp như: may công nghiệp, sửa chữa máy nông cụ…; nghề nông nghiệp gồm: chăn nuôi thú y, kỹ thuật chăn nuôi thủy sản, trồng nấm....
Đến nay, huyện Lục Yên đã tạo việc làm cho gần 3.000 lao động/năm. Hàng năm, từ nguồn ngân sách, huyện đầu tư trên 200 tỷ đồng xây dựng hạ tầng nông thôn như điện, đường, trường, trạm, thủy lợi... Một số công trình có nguồn vốn đầu tư lớn là đường Tân Lĩnh - Lâm Thượng, đường Mai Sơn - Lâm Thượng, đường thị trấn Yên Thế - Vĩnh Kiên; trụ sở xã Khánh Hòa, Tân Lập, Mường Lai, Động Quan.
Người dân Lục Yên trồng thanh long phát triển kinh tế. |
Ngoài ra, để người dân thoát nghèo, huyện cũng tranh thủ tối đa các chương trình hỗ trợ từ Chương trình 135, hỗ trợ phát triển sản xuất như: hỗ trợ cây nông nghiệp như giống lúa, ngô lai, chăn nuôi trâu, bò, lợn nái, lợn thịt, gia cầm, vật tư làm chuồng trại, tiêm vắc-xin phòng dịch bệnh.
Qua kết quả khảo sát, đánh giá mới đây, hiện nay, toàn huyện có 25.000 hộ nông dân có thu nhập từ 100 triệu đồng/năm trở lên; thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn đạt 36 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ giảm nghèo hàng năm đạt 5,62%, giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện cuối năm 2020 xuống còn 6,04%. Một số xã có tỷ giảm nghèo nhanh là: Phúc Lợi, Tân Phượng, Động Quan, An Phú…
K.Chi
Ngân hàng SHB chung tay ủng hộ Quỹ Vì người nghèo 2022
Chiến lược công tác dân tộc giúp xóa đói giảm nghèo
Việc thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đã giúp phát triển sản xuất, đẩy nhanh công tác xóa đói giảm nghèo cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số.
Nhiều người Dao tăng thu nhập nhờ chuyển đổi số
Nhờ triển khai chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin để bán các sản phẩm của người Dao, mà thu nhập của các thành viên Hợp tác xã Thiên An đã tăng từ mức 1,5-2 triệu đồng/tháng lên mức trung bình khoảng 5 triệu đồng/tháng.
HTX kiểu mới: KHCN là trung tâm, đồng hành giảm nghèo bền vững
Sáng 22/12 tại Hà Nội, Đại hội đại biểu toàn quốc Liên minh Hợp tác xã Việt Nam lần thứ VI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã được tổ chức.
Giảm tỷ lệ hộ nghèo nhờ mô hình nuôi cá tầm
Mô hình nuôi cá tầm đem lại thu nhập cao đã giúp tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Mường La (tỉnh Sơn La) giảm 4 – 5%/năm, hiện chỉ còn 27%, và ở riêng xã Mường Trai chỉ còn dưới 12%.
Cần nhân rộng mô hình sản xuất hiệu quả để giảm nghèo
Một trong những giải pháp để giảm nghèo trong thời gian tới là nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, đặc biệt là với các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.
Tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện giảm nghèo bền vững
Vốn tín dụng chính sách xã hội tác động toàn diện đến mọi mặt của đời sống, làm thay đổi căn bản nhận thức của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Việt Nam là hình mẫu về xóa đói, giảm nghèo
Sáng 11/12, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020.
Viettel đồng hành giúp dân trên trận tuyến xóa đói giảm nghèo
Để giúp giảm nghèo nhanh và bền vững, Viettel thực hiện hỗ trợ bằng hệ sinh thái. Tập đoàn đã phối hợp với từng huyện để xây dựng kế hoạch cho phù hợp với thực tế, thiết thực.
Đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác giảm nghèo
Việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số sẽ giúp nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo trong thời gian tới.