Yatsenyuk từ chức, Ukraine “thấy ánh sáng nơi cuối đường hầm”
Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk bát ngờ tuyên bố từ chức |
Ngày 10/4, thủ tướng Arseniy Yatsenyuk bất ngờ tuyên bố từ chức. Verkhovna Rada (quốc hội Ukraine) sẽ xem xét đơn từ chức của Thủ tướng Ukraine vào ngày 12/4.
Chính ông Yatsenyuk đã kêu gọi thành lập một chính phủ mới càng nhanh càng tốt tại Ukraine. Ông Vladimir Groisman có thể sẽ thay thế vị trí của ông Yatsenyuk.
Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk tuyên bố đã đệ trình đơn từ chức và hiện chỉ còn chờ quyết định của Verkhovna Rada (Quốc hội Ukraine). Nhiều khả năng, Quốc hội sẽ bỏ phiếu thông qua đơn từ chức của ông Yatsenyuk vào đầu tuần này (12/4) song song với cuộc bỏ phiếu bầu chính phủ mới cho Ukraine. Như vậy trong những ngày tới Kiev có thể sẽ vượt qua giai đoạn khủng hoảng chính trị bắt đầu từ suốt 2 năm nay.
Sau khi vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm (vào tháng 2/2016) chính phủ Thủ tướng Yatsenyuk vẫn tồn tại, khiến nhiều phe phái thuộc Liên minh cầm quyền chuyển sang phe đối lập. Theo luật các nghị sĩ có thể quay trở lại vấn đề bất tín nhiệm với chính phủ vào tháng 9 tới.
Bản thân ông Yatsenyuk một thời gian dài đã không đồng ý từ chức và gọi cuộc khủng hoảng chính trị tại Ukraine là “nhân tạo” và cho rằng hoạt động của nội các (chính phủ) khá thành công.
Gần 2 tháng qua, các nghị sĩ Quốc hội đã cố tìm cách thoát khỏi tình trạng khủng hoảng này và tránh một cuộc bầu cử Quốc hội trước thời hạn, nhưng tham vọng của những nhà cầm quyền thuộc các Đảng chính trị trong Verkhovna Rada đã cản trở việc tìm kiếm một thỏa hiệp chung.
Tổng thống Ukraine Poroshenko và Thủ tướng Yatsenyuk (bên trái). |
Hành động “mổ bụng tự sát” của Thủ tướng
Hôm chủ nhật (ngày 10/4) trong một thông báo trên truyền hình ông Yatsenyuk đã tuyên bố về việc bổ sung quyền hạn của Thủ tướng.
Tuy nhiên, ông này cũng bày tỏ hy vọng Quốc hội sẽ ủng hộ quyết định từ chức của mình vào thứ Ba tới.
“Không thể để xảy ra tình trạng mất ổn định của chính quyền hành pháp trong giai đoạn ‘chiến tranh’. Viễn cảnh như vậy sẽ không tránh khỏi nếu một chính phủ mới của Ukraine không được thành lập ngay lập tức sau khi tôi từ chức” – Thủ tướng Ukraine phát biểu.
Trước đó, ông này gọi nội các chính phủ của mình với cái tên “Kamikaze” (Gió thần) với quan điểm, cần những giải pháp khác lạ để vượt qua cuộc khủng hoảng chính trị mà những giải pháp này chắc chắn sẽ kéo theo sự sụt giảm về ảnh hưởng chính trị.
Việc từ chức đã được trù liệu
Tuyên bố từ chức của ông Yatsenyuk đã được trù liệu, vì một loạt chính trị gia trước đó đã cho rằng, các cuộc tham vấn dài kỳ của các Đảng phái Quốc hội về việc thành lập liên minh cầm quyền và chính phủ mới sẽ hoàn thành trong tuần sau.
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko cũng có phát ngôn tương tự.
“Tôi cho rằng, tham vấn sẽ kết thúc vào cuối tuần sau, khi tôi trở về nước chúng tôi sẽ có những tuyên bố phù hợp liên quan đến việc thành lập liên minh cầm quyền mới cũng như hỗ trợ đề xuất vị trí Thủ tướng mới và thành phần chính phủ mới. Tôi khá lạc quan rằng chúng tôi sẽ không trì hoãn tiến trình này quá một tuần nữa” – Tổng thống Ukraine phát biểu trong chuyến thăm tới Mỹ.
Liên minh của 2 Đảng cầm quyền
Để thành lập chính phủ mới thì cần phải làm mới hầu hết thành phần (Đảng phái) Quốc hội Ukraine. Trước đó 4 trong 5 Đảng phái thuộc Liên minh cầm quyền bao gồm: Khối Petro Poroshenko (BPP), Đảng Mặt trận Dân tộc của ông Yatsenyuk, Đảng Tổ quốc (Batkivshina) của bà Yulia Tymoshenko, Đảng Cấp tiến của ông Oleg Lyashko đã tiến hành đàm phán nhưng không mang lại kết quả gì.
Đảng Tổ quốc và Đảng Cấp tiến đưa ra một loạt yêu cầu nhưng hai Đảng phái lớn nhất trong Quốc hội Ukraine là BPP và Mặt trận Dân tộc không đồng ý với yêu cầu đó.
Tuyên bố từ chức của ông Yatsenyuk đã cho thấy Đảng Mặt trận Dân tộc và BPP đã nhất trí về liên minh cầm quyền mới. Phát ngôn của Thủ tướng Ukraine cho rằng Đảng của ông vẫn thuộc Liên minh cầm quyền càng khẳng định luận điểm này.
“Đảng Mặt trận Dân tộc vẫn thuộc Liên minh cầm quyền vì hiện tại đây là giải pháp duy nhất để bảo vệ đất nước” – ông Yatsenyuk nói trong bài diễn văn của mình.
Với tình hình đó rất có thể một Liên minh cầm quyền mới của Đảng Mặt trận Dân tộc và BPP sẽ được thành lập tại Verkhovna Rada trong tuần này. Vì cả 2 Đảng sẽ không đủ 226 phiếu bầu cần thiết để thông qua quyết định của Quốc hội nên có thể một số đại biểu độc lập sẽ gia nhập Liên minh này.
Theo Hiến pháp Ukraine Liên minh cầm quyền sẽ do các Đảng phái trong Quốc hội thành lập. Luật pháp Ukraine không đề cập gì tới việc một đại biểu độc lập có được phép gia nhập Liên minh hay không.
Liên quan tới vấn đề này, một số cựu thành viên thuộc Liên minh cầm quyền đã cáo buộc BPP và Đảng Mặt trận Dân tộc lôi kéo các đại biểu độc lập một cách bất hợp pháp.
Chính Liên minh cầm quyền mới sẽ đề xuất ứng cử viên cho chức vụ Thủ tướng và Verkhovna Rada sẽ xem xét đề xuất đó. Để ứng cử vị trí người đứng đầu mới của nội các chính phủ Ukraine cần có đủ 226 phiếu bầu đồng thuận tại Quốc hội.
Hiện Chủ tịch Quốc hội Vladimir Groisman, nhân vật thân cận với Tổng thống Poroshenko đang là ứng cử viên cho chức vụ Thủ tướng. Khả năng sau khi ông Groisman ứng cử chức vụ mới thì vị trí Chủ tịch Quốc hội sẽ do thành viên của Đảng Mặt trận dân tộc tiếp nhận.
Cuộc bỏ phiếu thông qua quyết định từ chức của ông Yatsenyuk có thể diễn ra vào hôm thứ Ba (ngày 12/4) trong phiên họp toàn thể đầu tiên của Verkhovna Rada, sau đó sẽ là bỏ phiếu bầu Thủ tướng mới và thành phần chính phủ mới cho Ukraine.
Nếu Quốc hội thông qua quyết định từ chức của Thủ tướng Yatsenyuk thì từ đó cho đến khi thành lập chính phủ mới các bộ trưởng thuộc nội các (chính phủ) của ông Yatsenyuk sẽ tiếp tục trong trạng thái diễn xuất.
Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk bị đại biểu khối Poroshenko lôi ra khỏ bục khi đang đọc báo cáo trước quốc hội. |
Những bất ổn còn lại
Theo Giám đốc Viện phân tích và quản lý chính sách Ukraine Ruslan Bortnik, việc ông Yatsenyuk từ chức chỉ làm giảm tạm thời tình hình chính trị căng thẳng trong nước mà không giải quyết được tận gốc những bất ổn chính trị.
“Vấn đề then chốt của cuộc xung đột là sự tham nhũng, mất uy tín. Việc từ chức không giải quyết được những vấn đề này. Nó chỉ đem lai một khoảng thời gian nghỉ ngơi tạm thời trong tình hình căng thẳng” – ông Bortnik trả lời phỏng vấn hãng RIA Novosti.
Theo Ruslan Bortnik, ông Yatsenyuk quyết định từ chức có lẽ do các điều kiện mà Đảng phái chính trị của ông này đưa ra đã được đáp ứng. Ông Bortnik cũng nhận định, Đảng Mặt trận dân tộc của ông Yatsenyuk sẽ giữ lại đại diện của mình và có thể mở rộng lực lượng hơn nữa trong chính phủ mới.
Chuyên gia chính trị tin rằng, Thủ tướng Ukraine đã thống nhất về giải pháp này với các đối tác phương Tây.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ RIA Novosti, một trong những hãng tin lớn nhất tại Nga, đặt trụ sở chính tại Moscow và hơn 80 văn phòng trên khắp thế giới.