Ý nghĩa truyện ngụ ngôn ngắn Con nai và bác thợ săn
Bài học từ truyện ngụ ngôn Con nai và bác thợ săn là cần phải tin vào chính mình để biến những điểm yếu thành điểm mạnh đúng lúc, đúng chỗ.
Truyện ngụ ngôn Con nai và bác thợ săn:
Trong một khu rừng nọ, có một con nai đang uống nước suối và ngắm nhìn bộ gạc trên đầu. Sau đó, con nai bắt đầu nghĩ về bộ móng guốc và nó ước rằng móng guốc của mình có thể lớn và đồ sộ như nhánh gạc.
Bất thình lình, một thợ săn xuất hiện và bắn tên suýt trúng con nai. Con nai vội chạy vào rừng cây, nó nhận ra rằng nó chỉ có thể chạy thoát được với bộ móng nhỏ và nhanh nhẹn.
Nó cũng nhận ra một sự thật, khi đang nhìn móng guốc thì gạc của nó bị mắc vào các cành cây. Thợ săn đã bắt kịp con nai. Trước khi con nai đối diện số phận của mình, nó thương xót cho bộ gạc và ước gì đã nhận ra giá trị của bộ móng guốc sớm hơn.
Ảnh minh họa |
Ý nghĩa truyện ngụ ngôn
Bạn thường không hài lòng về nhiều thứ của bản thân mình như chiều cao, cân nặng, gương mặt, giọng nói... rồi mặc định cho rằng người khác cũng không thích những điểm yếu này. Từ đó, bạn rơi vào tình trạng tự ti về bản thân.
Thế nhưng, những gì bạn nghĩ là điểm yếu nhất có thể lại là điểm mạnh lớn nhất, điểm đặc biệt nhất. Bài học là cần phải tin vào chính mình, tìm ra tính thiết thực của thứ bạn cho là điểm yếu để ứng dụng đúng lúc, đúng chỗ.
Truyện ngụ ngôn hay: Cua mẹ và cua con
Bạn có thể nhìn thấy bài học về sự làm gương trong truyện ngụ ngôn Cua mẹ và cua con rất dí dỏm này.
Hải Đăng (s.t)