Xung đột ở Donbass càng kéo dài, Kiev càng "sống" lâu
Chủ tịch Ủy ban Duma về các vấn đề quốc tế, ông Alexei Pushkov |
Theo ông Pushkov, cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine (Khu vực Donbass), một mặt, đây là cách duy nhất để Kiev còn giữ được sự quan tâm của phương Tây, qua đó thu hút nguồn tài chính của các nước để sử dụng chúng cho những mục đích tham nhũng.
Mặt khác, nhằm mục đích chính trị, ban lãnh đạo sẽ có cớ để nói với người dân Ukraine rằng đất nước họ đang trong tình trạng chiến tranh.
Ông Pushkov tin rằng Ukraine “sống sót” được nhờ tiền của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Do đó, tự bản thân chế độ Kiev "trong trường hợp giảm căng thẳng sẽ rơi vào tình huống rất khó khăn".
Từ giữa tháng Tư năm ngoái, chính quyền Kiev tiến hành "chiến dịch đặc biệt" tại miền Đông Ukraine nhằm đè bẹp phong trào phản đối chính quyền trung ương tại khu vực Donbass.
Cuộc xung đột tại miền Đông Ukraine đã giết hại hàng trăm dân thường, phá hủy hàng trăm ngôi nhà và các cơ sở hạ tầng khác.
Từ 1/9/2015, chế độ ngừng bắn giữa các bên trong cuộc xung đột có hiệu lực. Cuối tháng 9/2015, thỏa thuận rút các loại vũ khí có cỡ nòng dưới 100mm và xe tăng khỏi khu vực chiến tuyến được các bên ký kết.
Theo số liệu của Liên Hiệp Quốc tính đến đầu tháng 12/2015, số nạn nhân của cuộc xung đột ở phía Đông Ukraine vượt quá 9000 người, hơn 20.000 người bị thương, 1,5 triệu người đã buộc phải di tản.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ tờ báo Quan điểm, một trong những tờ báo điện tử uy tín tại Nga.