"Xứng đáng có một bảo tàng mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp"

Bà Huỳnh Ngọc Vân, Giám đốc Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh, cho rằng với tầm vóc của Đại tướng, việc lập một bảo tàng mang tên Võ Nguyên Giáp là xứng đáng. Và ở từng địa phương khác nhau cũng có thể lập một phòng trưng bày về Đại tướng.
“Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã theo Bác đường xa...”
Giới quân sự “ngả mũ” trước Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Nhà chính trị đi trước nhà quân sự
GS Nguyễn Minh Thuyết: Tướng Giáp tiêu biểu cho sức mạnh Việt Nam

Bà Huỳnh Ngọc Vân, Giám đốc Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh

Bà Vân cho rằng, có rất nhiều cách để lưu giữ lại hình ảnh Đại tướng cho con cháu, cho các thế hệ về sau. Trong đó, nếu chưa có điều kiện làm ngay, thì việc trước mắt có thể làm được trong tầm tay là tại mỗi bảo tàng sẽ mở thêm một gian trưng bày long trọng về Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Như vậy, có bị tản mát quá hay không? Bởi chỉ có Bác Hồ, mỗi tỉnh thành có một chi nhánh bảo tàng mà thôi?

Bà Huỳnh Ngọc Vân: Mỗi bảo tàng sẽ phải phát huy một thế mạnh của mình. Chẳng hạn, bảo tàng địa phương sẽ tập trung vào hoàn cảnh ra đời, thời thơ ấu và thời niên thiếu của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Bảo tàng ở Hà Nội có thể tập trung vào sự nghiệp của Bác sau khi đã trở thành Đại tướng. Bảo tàng ở Điện Biên sẽ chỉ chuyên liên quan đến trận đánh lịch sử Điện Biên Phủ. Còn những bảo tàng khác sẽ là nơi kể về những kỷ niệm, dấu ấn khi Đại tướng đến thăm, dặn dò… để tránh sự trùng lắp.

Có làm như vậy, mỗi người lính, mỗi người dân Việt Nam đều có cơ hội được xem, tìm hiểu, biết và cảm nhận về Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Tuy nhiên, về lâu dài, Đại tướng hoàn toàn xứng đáng được thành lập một bảo tàng danh nhân mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Trong đó, 3 địa điểm có thể đặt làm nơi Bảo tàng này là quê nhà Quảng Bình - địa linh sinh nhân kiệt; Điện Biên - trận đánh Điện Biên Phủ gắn liền với tên tuổi của Đại tướng; Hà Nội – Nơi có ngôi nhà Đại tướng từng sinh sống.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong lần đến thăm Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh ngày 29/4/1997

PV: Theo kinh nghiệm của bà, bảo tàng danh nhân xây dựng theo quy mô, kiến trúc nào để phát huy lợi thế?

Bà Huỳnh Ngọc Vân: Đây sẽ là một sản phẩm của tập thể nghiên cứu và xây dựng nên kịch bản để trưng bày sao cho hợp lý. Đồng thời, kịch bản này sẽ quyết định kiến trúc, quy mô và nội dung của Bảo tàng như thế nào.

Theo kinh nghiệm của tôi, có 2 cách để có thể trưng bày, trang trí bảo tàng. Thứ nhất là đi theo chiều dài lịch sử, song đây không phải là cách tốt nhất. Thứ hai là đi theo chuyên đề, tạo thành những lát cắt khác nhau như chuyên đề về tấm gương hiếu học của Đại tướng, chuyên đề về lòng yêu nước, chuyên đề về tài quân sự, đức tính giản dị... Và đặc biệt không thể thiếu một chuyên đề về việc bồi dưỡng, trau dồi kiến thức, bài học của Đại tướng cho thế hệ mai sau.

Chúng ta có một thuận lớn khi phim ảnh, tài liệu về Đại tướng có rất nhiều. Nhất là những người tiếp xúc với Đại tướng cũng vẫn còn nhiều. Họ cũng sẽ góp phần vào việc làm cho hình ảnh Đại tướng phong phú hơn, sinh động lung linh trong lòng mỗi người Việt Nam.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong lần đến thăm Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh ngày 27/2/2001

PV: Bà nói bà đã từng được gặp Đại tướng? Ấn tượng và tình cảm của bà về Đại tướng như thế nào?

Bà Huỳnh Ngọc Vân: Ngay từ khi còn nhỏ, tôi đã rất ngưỡng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp như một đại anh hùng dân tộc, như một Trần Hưng Đạo hay Quang Trung - Nguyễn Huệ nhưng chưa bao giờ dám mơ được gặp Đại tướng.

Nhưng đến khi lớn lên, tôi lại may mắn được gặp Đại tướng 2 lần tại Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh vào năm 1997 và 2001. Và Đại tướng đặc biệt rất quan tâm tới Bảo tàng. Nhưng nhớ nhất vẫn là lần tôi xin ra Hà Nội năm 2002 để gặp Đại tướng. Lần ấy, Đại tướng chỉ nằm viện để kiểm tra sức khỏe chứ không phải vì ốm nặng nhưng mọi người cũng chỉ sắp xếp cho tôi vào thăm 15 phút mà thôi.

Tôi còn nhớ rất rõ, Đại tướng không mặc quân phục hay veston mà chỉ mặc một bộ pyjama bình dị. Nghe Bảo tàng nhận được Huân chương Lao động hạng II, Đại tướng mừng rỡ vô cùng, khen ngợi mãi và dặn dò ân cần: “Các cháu đã vì Đảng, vì nhân dân mà gìn giữ những chứng tích chiến tranh đó, thật là quí hóa! Bác tuy không còn làm việc nữa nhưng giúp được gì cho các cháu, Bác sẽ cố giúp”.

Một lời động viên ấy của Đại tướng thôi nhưng tôi thấy quý giá vô cùng. Tôi tưởng mình sắp bật khóc thì Đại tướng lại vui vẻ hỏi: “Cháu ra đây đi lại bằng gì? Đừng có ngại tốn tiền, cứ đi taxi, chứ xe ôm bây giờ chạy ghê lắm, nguy hiểm lắm!”. Tôi tưởng dường như mình là một đứa cháu đi xa nhà về gặp lại người ông ruột thịt của mình chứ không phải trước mặt tôi là vị danh tướng lừng lẫy năm châu, bốn biển ấy.

Trước khi tôi về, Đại tướng không bắt tay tôi mà nói: “Bệnh của Bác chỉ là dị ứng, không lây nhưng cứ giữ cho cháu vẫn hơn. Bác tự bắt tay mình xem như đã bắt tay tạm biệt cháu nhé!”.

Giờ đây, khi nghe Đại tướng mất, tôi đau buồn vô cùng. Và như một thói quen, dù không phải là người thân ruột thịt nhưng là những người mà tôi yêu quý, ngưỡng mộ, khi họ mất, tôi sẽ mặc áo đen liên tiếp trong 3 ngày.

Riêng Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh sẽ làm điều gì về Đại tướng?

Và đây là lúc tới lượt Bảo tàng của tụi tôi rồi! Bảo tàng sẽ là nơi tiếp bước gìn giữ những di tích, chứng tích lịch sử mà Đại tướng đã làm. Cách đây 2 tuần, có một đoàn cán bộ từ tỉnh Điện Biên xuống và đề xuất Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh giúp họ tuyên truyền và đóng góp công trình chuẩn bị cho kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ vào năm 2014. Đề xuất này làm nằm trong tầm tay của chúng tôi. Thực lòng tôi làm một phần là vì nhân dân Điện Biên nhưng phần lớn nhất, quan trọng nhất là vì Đại tướng.

Tôi còn nhớ rất rõ có một lần Đại tướng Võ Nguyên Giáp tới thăm Bảo tàng Chứng tích Chiến Tranh. Khi đang đến thăm chuồng cọp thì bỗng có một người dân chạy ra ôm chầm lấy và nói: “Đại tướng Võ Nguyên Giáp phải không ạ? Đại tướng đánh trận Điện Biên Phủ hay quá. Cháu phục Đại tướng lắm!”. Thấy vậy, bảo vệ hoảng hốt định kéo người này ra ngoài thì Đại tướng tươi cười bảo: “Không sao, không sao” rồi bắt tay, nói chuyện rất thân tình.

Bởi vậy, trong thâm tâm tôi nghĩ, việc thành lập Bảo tàng là còn để cho anh em bè bạn năm châu trên thế giới sau này tìm đến học tập, thăm viếng, chứ riêng với nhân dân Việt Nam, thì trong lòng mỗi người đã có một "bảo tàng" về Đại tướng rồi!

Xin cảm ơn bà!

Thúy Ngà

Vượt các nam sinh, cô gái xinh xắn trở thành thủ khoa ngành công nghệ kỹ thuật

Không chỉ vượt qua các nam sinh để trở thành thủ khoa tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật khuôn mẫu, Dư Thị Kiều Trinh còn được vinh danh là sinh viên tiêu biểu của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội năm 2024.

Không đi học thêm, con tôi 'lĩnh đủ'

Từ chối học thêm hè, con tôi gặp khó khăn khi vào năm học mới. Cô hay hỏi những câu khó, thậm chí ngày nào cũng gọi con lên bảng làm bài tập, không làm được là cô bắt chép phạt khiến con lo sợ, ám ảnh.

'Học sinh phải đi học thêm có thu được kết quả tương xứng?'

Theo PGS.TS Chu Cẩm Thơ, rất khó để kiểm soát, đảm bảo những học sinh tham gia học thêm sẽ thu hoạch được chất lượng như mong muốn.

Làm gì để giáo viên dạy thêm đàng hoàng?

Giáo viên có thể dạy thêm ngoài nhà trường nhưng cần quy định về cơ sở vật chất, số tiết, nội dung giảng dạy, sức khỏe người dạy và học...

Bí quyết lạ giúp thủ khoa Kinh tế Quốc dân hoàn thành việc học trong 3 năm

Hoàn thành chương trình học tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân trong 3 năm, Nguyễn Khánh Linh đạt kết quả khiến nhiều người xuýt xoa khi trở thành thủ khoa với điểm GPA tuyệt đối.

Phụ huynh ăn bánh mì, quyết trực xuyên đêm chờ câu trả lời của trường Tây Mỗ 3

Theo ghi nhận của VietNamNet, tối 21/8, hàng trăm phụ huynh vẫn túc trực tại Trường Tiểu học Tây Mỗ 3 (Nam Từ Liêm, Hà Nội) để chờ câu trả lời rõ ràng từ phía nhà trường cũng như phòng GD-ĐT quận Nam Từ Liêm.

Đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai và bài học kinh nghiệm từ Singapore, Malaysia

Nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Văn Nhung cho rằng Việt Nam nên học tập kinh nghiệm thành công của Singapore, Malaysia khi đưa tiếng Anh vào nhà trường, xã hội.

Có con đang học cấp 2, tôi xây xẩm mặt mày khi xem điểm chuẩn đại học

Cô con gái lớn năm nay vào lớp 8, vợ chồng tôi đã phòng xa cửa vào cấp 3 khó khăn bằng cách chuẩn bị tâm lý sớm cho con. Mấy ngày nay các đồng nghiệp bàn tán rôm rả điểm thi cao mà vẫn trượt đại học, tôi thật sự lo lắng.

Thủ khoa Kinh tế quốc dân và lần 'vỡ mộng' thực tập ở công ty kiểm toán lớn nhất thế giới

Trở thành thủ khoa đầu ra, Nguyên Khôi phải trải qua chặng đường không hề dễ dàng. Giai đoạn căng thẳng nhất với Khôi là cuối năm 4, khi giành được suất thực tập tại Deloitte - một trong 4 công ty kiểm toán lớn nhất thế giới.

Á hậu Miss Grand Vietnam Hạnh Nguyên: Mẹ là giáo viên tiểu học, cha dạy ĐH Đồng Tháp

Lê Phan Hạnh Nguyên chia sẻ những tâm sự và câu chuyện đặc biệt về hành trình giành ngôi vị Á hậu 1 Miss Grand Vietnam 2024.

Đang cập nhật dữ liệu !