Xe đạp tốt nhưng... đường đâu mà đi?
Đề án sản xuất và tiêu dùng xe đạp nhằm giảm thiểu ùn tắc, ô nhiễm môi trường mà Sở Công thương Hà Nội vừa đề xuất với UBND thành phố Hà Nội đang nhận được sự quan tâm lớn của dư luận và các nhà chuyên môn trong vấn đề quy hoạch đô thị.
Chuyên gia trong lĩnh vực quy hoạch, kiến trúc – TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Hà Nội, nguyên KTS trưởng TP Hà Nội, nguyên giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội đã bày tỏ quan điểm của mình với báo điện tử Infonet về việc quy hoạch các tuyến đường dành cho xe đạp, tính khả thi của đề án khi đem vào áp dụng trên địa bàn thủ đô.
Theo hệ số quy đổi thì đối với ô tô bằng 1, còn xe máy là 0,3, trong khi đó hệ số của xe đạp là 0,2. Do vậy việc giải bài toán ùn tắc bằng xe đạp sẽ “không ổn”.
TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm khẳng định trong hệ thống quy hoạch thủ đô “có mạng lưới dành cho xe đạp”. Trong mạng lưới “quy hoạch giao thông cũng có”. Tuy nhiên ông Nghiêm lại cho biết trong thực tiễn thì “chưa làm đường giao thông dành cho người đi xe đạp”.
Xét về quy hoạch, tuyến đường dành cho người đi bộ phải đáp ứng diện tích 1,5 mét chiều rộng, còn đối với xe đạp là 3 mét. Nhưng hầu như mạng lưới giao thông ở thu đô lại không đáp ứng được tiêu chuẩn này. Phần lớn mạng lưới giao thông hiện nay đều đang áp dụng cho các dòng xe hỗn hợp. Vì thế cần nghiên cứu áp dụng chủ trương này vào một thời điểm thích hợp.
Với quy hoạch giao thông đô thị hiện nay, mô hình đi lại bằng xe đạp sẽ khôn mang lại hiệu quả. Ảnh IT |
“Địa bàn nội đô hiện nay chủ yếu phục vụ cho các dòng xe hỗn hợp, bao gồm cả xe đạp, xe máy. Trong điều kiện thực tế hiện nay, nếu đem chủ trương vào áp dụng sẽ chỉ tạo thêm phức tạp về tổ chức giao thông. Vì thế Hà Nội cần cân nhắc áp dụng vào một thời điểm thích hợp” - TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm khuyến cáo.
Trong khi vấn đề quy hoạch đô thị chưa đáp ứng được yêu cầu với những vạch liền, vạch đứt cứng nhắc, nguyên KTS trưởng khuyến cáo cần chú trọng phân luồng giao thông nội thành một cách hợp lý. Bên cạnh đó phương án này “chỉ nên vận động người dân” chứ không nên “áp dụng cứng nhắc”.
Đồng tình với nhận định phát triển mạng lưới xe đạp sẽ góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Để đề án thực sự đi vào cuộc sống, chuyên gia quy hoạch cho rằng nên bắt đầu tư hệ thống các khu đô thị mới. Qua đó Hà Nội sẽ hình thành mạng lưới giao thông dành cho xe đạp xung quanh các khu đô thị. Nhưng đáng tiếc đến giờ các khu đô thị lại không triển khai mô hình này. Vì thế ông Nghiêm khuyến cáo cần có sự “giám sát chặt chẽ”, vì chỉ khu đô thị mới phát triển mô hình này phù hợp.
Phần lớn mạng lưới giao thông hiện nay đều đang áp dụng cho các dòng xe hỗn hợp. Vì thế cần nghiên cứu áp dụng chủ trương này vào một thời điểm thích hợp.
Cùng trao đổi với phóng viên báo điện tử Infonet, TS. Đinh Thị Thanh Bình, Viện trưởng Viện Quy hoạch & Quản lý GTVT lại cho rằng “trong quy hoạch đô thị không xem xét đến phương tiện xe đạp”. Trước đây chỉ có một vài dự án tài trợ ở khu phố nào đó trong việc cải thiện đường dành cho người đi bộ, đi xe đạp. Nhưng con số này rất nhỏ, không đáng kể gì.
Cũng vì bị “bỏ quên” nên toàn bộ phần đường dành cho xe cơ giới hiện nay đều đã nhường “chỗ cho phương tiện xe máy”. Trong khi quy hoạch tổng thể GTVT chưa hình thành, với quy hoạch hiện nay, TS. Bình tỏ ra quan ngại về tính khả thi khi áp dụng phương án này.
Trong trường hợp giao thông hỗn hợp với xe đạp, xe máy thì “sẽ xảy ra xung đột rất lớn vì có sự khác nhau về mặt tốc độ”. Vì thế trong quy hoạch buộc phải nghĩ đến phương án tách thành hai làn xe riêng biệt. Còn nếu toàn bộ xe máy được thay bằng xe đạp thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề quy hoạch và cần hết sức lưu ý.
Sự hung hăng của Trung Quốc và vận mệnh của châu Á (P.2)
Ngư dân Ấn Độ đi đánh cá 'vớ' được... tàu ngầm
TS. Đinh Thị Thanh Bình cho rằng phương án này chỉ thực sự khả thi nếu hệ thống giao thông vận tải công cộng trong nội đô phát triển. Lúc đó phương án đi lại của người dân sẽ là phương tiện công cộng + xe đạp. Lúc đó xe đạp chỉ là một “phương tiện phụ trợ” để người dân tiếp cận từ nhà đến các điểm đỗ, nhà chờ công cộng trong khoảng cách ngắn mà thôi.