Gia đình sản phụ Phạm Mai Chi vừa nhận được "Phiếu hướng dẫn" của Sở Y tế TP.HCM, hướng dẫn gia đình làm các bước đề nghị thành lập Hội đồng chuyên môn để xác định đúng nguyên nhân các chết của thai nhi. Thế nhưng chính sự hướng dẫn này khiến gia đình càng hoang mang. Bởi gia đình không biết làm thế nào khi Bộ đẩy về Sở, rồi Sở đẩy về Bộ!
Bệnh viện FV, nơi những người phải có thật nhiều tiền mới đến chữa trị với giá dịch vụ cao cấp.
Trước đó ngày 4/12, gia đình sản phụ Phạm Mai Chi nhận được câu trả lời của Bộ Y tế do Phó Chánh Thanh tra Bùi Đức Phong ký, sau khi gia đình gửi đơn tố cáo lên Bộ này. Theo Bộ Y tế, vụ việc này thuộc thẩm quyền của Giám đốc Sở Y tế TP.HCM.
"Quy trình giải quyết tại bệnh viện FV và Sở Y tế TP.HCM, cho đến hiện nay, thuộc thẩm quyền của Giám đốc Sở Y tế TP.HCM".
"Thanh tra Bộ Y tế đã chuyển đơn của ông (Lê Ngọc Thắng, chồng sản phụ Mai Chi - PV) đến Giám đốc Sở Y tế TP.HCM để xem xét giải quyết theo quy định của pháp luật và báo cáo kết quả về Thanh tra Bộ".
Kế đến, ngày 18/12, gia đình sản phụ Mai Chi đã nhận được "Phiếu hướng dẫn" của Sở Y tế TP.HCM. Văn bản do Chánh Thanh tra Sở Y tế Bùi Minh Trạng ký ngày 16/12 cũng hướng dẫn gia đình sản phụ thực hiện các nội dung khiếu nại theo quy định của pháp luật, đó là hãy đề nghị Bộ Y tế thành lập Hội đồng chuyên môn để xác định nguyên nhân cái chết của thai nhi.
Hai văn bản của Bộ và Sở đều căn cứ "theo quy định của pháp luật" để bên đùn, bên đẩy cho nhau.
"Căn cứ Điểm b, Khoản a, Điều 74 Luật Khám bệnh, chữa bệnh ngày 23/11/2009: “Trường hợp các bên tranh chấp không nhất trí với kết luận của HĐCM quy định tại điểm a khoản này, các bên có quyền đề nghị Bộ Y tế thành lập HĐCM”.
"Do đó, trường hợp gia đình sản phụ không đồng ý với kết luận HĐCM của Bệnh viện FV thì có quyền đề ngị Bộ Y tế thành lập HĐCM để xác định nguyên nhân tử vong của thai nhi.
Theo sản phụ Phạm Mai Chi, cả gia đình cô đều không hiểu sự việc này sẽ do cơ quan chức năng nào xử lý mặc dù trong thư của Bộ Y tế ghi rõ đã chuyển xuống cho Sở giải quyết" (trích nội dung văn bản).
“Rõ ràng trong bài trả lời của BS. Nguyễn Thị Ngọc Phượng nằm trong HĐCM của Bệnh viện FV nói rất rõ là hôm 14/11 họp không đủ hồ sơ bệnh án nên mới kết luận như vậy. Thế nên cái kết quả hôm đó không còn ý nghĩa gì cả. Nên Sở và Bộ phải có trách nhiệm làm hoặc cùng nhau hoặc rõ ràng ai phải làm, chứ không thể trả lời gia đình như vậy”, sản phụ Mai Chi nói.
"Vì thế, gia đình tôi mong Bộ và Sở sớm quyết định trả lời gia đình rõ ràng họ sẽ giải quyết như thế nào, bao giờ lập HĐCM làm rõ cái chết của con tôi?"
Trong lần làm việc với BS. Nguyễn Thị Ngọc Phượng, Infonet được bà cho biết, "Hội đồng chuyên môn" mà bệnh viện FV đã thông báo với gia đình sản phụ hôm đó chỉ có bà và ông Giám đốc bệnh viện Từ Dũ. Và những nội dung được trao đổi hôm đó chỉ dựa trên những thông tin của bệnh viện FV đưa ra...
Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.
Bị tai nạn tại quán The Coffee House (Hà Nội), trải qua thời gian dài điều trị và phục hồi chức năng, bác sĩ Hoàng Minh Lý đã đi làm trở lại tại Bệnh viện K. Cô trực tiếp thăm khám cho người bệnh ung thư.
Người đàn ông 34 tuổi vào viện lúc nửa đêm trong tình trạng đau ngực dữ dội, huyết áp tụt. Các bác sĩ đã bỏ dở giấc ngủ, nhanh chóng đến viện tham gia cấp cứu bệnh nhân.
Theo báo cáo của Sở Y tế Đắk Lắk, ca tử vong sau thay van động mạch chủ liên quan tới 3 bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai còn nhiều yếu tố chưa đúng quy trình.
Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.
Hơn 8 năm trước, khi bị chồng tưới xăng đốt, sự sống của Thùy Dung rơi vào tình cảnh "ngàn cân treo sợi tóc", bác sĩ báo gia đình chuẩn bị hậu sự cho cô. Dung từng là một cô gái xinh đẹp, sau biến cố đau đớn, hai đứa con cũng không nhận ra mẹ.